Quy định của pháp Luật của Việt Nam về bồi thường thiệt hại do ô nhiễm dầu

Một phần của tài liệu Quy định pháp luật hàng hải quốc tế trong bồi thường thiệt hại do ô nhiễm dầu (Trang 32 - 35)

4.1.1. Hiến pháp, Luật, Nghị định

1) Hiến pháp năm 1992, kế thừa và phát triển tinh thần của Hiến pháp năm 1980, đã có quy định về trách nhiệm bảo vệ mơi trường, trong đó có mơi trường biển, đã trở thành một nguyên tắc quan trọng (Điều 11, 17, 18, 25, 29, và 78). Từ nguyên tắc này, Luật Bảo vệ Môi trường đã được ban hành năm 1993 và từ đó vấn đề bảo vệ mơi trường đã được đưa vào hàng loạt các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến việc khai thác, sử dụng tài nguyên môi trường.

2) Luật Bảo vệ Môi trường năm 1993 đã đưa ra các định nghĩa, khái niệm và các nội dung quan trọng về mơi trường, trong đó có quy định liên quan đến việc phịng ngừa, xử lý ơ nhiễm do dầu: Điều 21, 7, 52. Nhằm cụ thể hoá Luật Bảo vệ Mơi trường, Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn như: Nghị định 175-CP ngày 18/10/1994 hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ Môi trường, Nghị định 121/2004/NĐ-CP ngày 12/5/2004 về xử phạt hành chính trong lĩnh vực Luật bảo vệ Mơi trường (với một số quy định về phịng ngừa, xử lý và khắc phục ơ nhiễm do dầu như Điều 18, Điều 21), Nghị định 121/2004/NĐ-CP quy định hành vi vi phạm các quy định về phịng chống sự cố mơi trường trong tìm kiếm, thăm dị, khai thác, vận chuyển dầu khí… có thể bị phạt tiền đến 70 triệu đồng và buộc khắc phục tình trạng ơ nhiễm mơi trường.

3) Bộ luật Dân sự (BLDS) năm 2005. Theo điều 624 BLDS, cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác làm ơ nhiễm mơi trường, gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp người bị thiệt hại có lỗi. Điều 623 quy định bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ, trong đó có thiệt hại do dầu gây ra. Ngồi ra, có thể vận dụng các quy định về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng để truy cứu trách nhiệm đối với các hành vi xả, thải, làm tràn dầu gây ô nhiễm môi trường.

4) Bộ luật Hình sự năm 1999 đã dành một chương riêng (Chương XVII) quy định các tội phạm về môi trường. Theo Điều 183, người nào thải vào nguồn nước dầu, mỡ… gây

hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ 05

năm đền 10 năm và có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề từ một năm đến 05 năm. Bộ luật Hình sự cịn áp dụng khung hình phạt khá nghiêm khắc (có thể bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm) đối với các tội: “Tội huỷ hoại nguồn lợi thuỷ sản” (điều 188), “Tội vi phạm chế độ bảo vệ đặc biệt đối với khu bảo tồn thiên nhiên” (Điều 191).

5) Bộ Luật Hàng hải Việt Nam 2005 (BLHH). Khác với BLHH năm 1990, BLHH năm 2005 đã ghi nhận vấn đề bảo vệ mơi trường là một ngun tắc quan trọng: phịng ngừa ô nhiễm biển là một trong những nội dung thuộc phạm vi điều chỉnh của Bộ luật (Điều 1) và hành vi gây ô nhiễm môi trường biển là hành vi bị nghiêm cấm (Điều 10). Với 16 điều đề cập đến vấn đề bảo vệ mơi trường biển, trong đó có hai điều trực tiếp điều chỉnh việc phịng ngừa, xử lý ơ nhiễm biển do dầu (Điều 28 và Điều 223), BLHH đã bổ sung nhiều nội dung cụ thể hố các quy định của Cơng ước MARPOL 73/78. 6) Luật Thuỷ sản 2003 (khoản 1 Điều 7)

7) Luật Dầu khí 1993 sửa đổi năm 2008 (lần 2) - Điều 5 - quy định các chủ thể tham gia hoạt động dầu khí phải có đề án bảo vệ mơi trường và các biện pháp ngăn ngừa bảo vệ môi trường. Nghị định số 48/2000/NĐ-CP (Điều 7, 9, 71).

8) Pháp lệnh Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam năm 2008: Điều 1, 6, 7.

9) Quyết định số 35/2002/QĐ-BKHCNMT của Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường.

10) Quy chế về bảo vệ mơi trường trong việc tìm kiếm, thăm dị, phát triển mỏ, khai thác, tàng trữ vận chuyển chế biến dầu khí và các dịch vụ liên quan ban hành kèm theo Quyết định số 395/1998/QĐ-BKHCNMT ngày 10/4/1998 của Bộ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường.

11) Quy chế khai thác tài nguyên dầu khí ban hành kèm theo Quyết định số 193/1998/QĐ-TTg có chương riêng quy định về việc bảo vệ môi trường: Điều 66, 72, 76, 80, 82, 90, 92.

12) Nghị định số 36/1999/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong vùng lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước CHXNCN Việt Nam tại Mục II Điều 22 (về xử phạt đối với hành vi vi phạm về xả các chất thải có lẫn dầu gây ô nhiễm môi trường).

13) Chỉ thị số 17/2003/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường cơng tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo đảm an toàn hàng hải.

14) Nghị định số 03/NĐ-CP của Chính phủ ban hành.

15) Nghị định số 139/NĐ-CP của Chính phủ ngày 11/11/2005 ban hành

17) Quyết định số 49/2005/QĐ-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải ban hành quy tắc phòng ngừa, đâm va tàu trên biển.

18) Quyết định số 59/2005/QĐ-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải ban hành Quy định về trang thiết bị an tồn hàng hải và phịng ngừa ơ nhiễm mơi trường biển lắp đặt trên tàu biển Việt Nam hoạt động tuyến nội địa.

Và nhiều Thông tư, Nghị định khác.

4.1.2. Các điều ước Việt Nam đã tham gia

- Công ước quốc tế về trách nhiệm dân sự đối với thiệt hại do ô nhiễm dầu 1992 (CLC 1992).

- Công ước Fund 1992.

- Công ước về ngăn ngừa ô nhiễm do tàu thuyền (MARPOL 73/78). - Công ước trách nhiệm dân sự về bồi thường thiệt hại do dầu năm 1969.

Một phần của tài liệu Quy định pháp luật hàng hải quốc tế trong bồi thường thiệt hại do ô nhiễm dầu (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(45 trang)
w