Một số đề xuất hoàn thiện

Một phần của tài liệu Quy định pháp luật hàng hải quốc tế trong bồi thường thiệt hại do ô nhiễm dầu (Trang 41 - 45)

Thứ nhất, Việt Nam cần tiến hành xây dựng một đạo luật chuyên biệt để điều chỉnh vấn đề ô nhiễm dầu, để quy định cụ thể và rõ ràng các chủ thể gây ơ nhiễm, để họ có thể dễ dàng thực hiện trách nhiệm của mình.

Thứ hai, Quy định về cách thức đánh giá thiệt hại, lượng giá thiệt hại gián tiếp tình trạng ơ nhiễm dầu đối với sức khỏe và những tổn thất về tinh thần của người dân.

Thứ ba, hiện nay, trình tự giải quyết các vụ kiện dân sự về bồi thường thiệt hại do ô nhiễm dầu về cơ bản vẫn áp dụng quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự. Tuy nhiên, chúng ta cần nhìn nhận và nghiên cứu các đặc thù của việc kiện đòi bồi thường thiệt hại liên quan đến các hoạt động trên biển mà nhất là liên quan đến việc ô nhiễm dầu, để có hướng xây dựng quy định riêng và thành lập Toà án chuyên giải quyết các tranh chấp liên quan đến biển. Mặt khác, cần nghiên cứu các quy định về tổ chức, hoạt động của Toà án quốc tế, Trọng tài quốc tế về Luật Biển để sẵn sàng đưa các vụ kiện liên quan đến tổ chức, cá nhân Việt Nam ra giải quyết theo trình tự tố tụng thay vì giải quyết theo trình tự thương lượng, ngoại giao như hiện nay.

Thứ tư, cần xem xét, sửa đổi quy định về thời hiệu xử phạt. Theo đó, căn cứ để xác định thời hiệu dài hay ngắn là tùy thuộc vào mức độ nguy hiểm của hành vi vi phạm cũng như hậu quả để lại cho môi trường biển (hậu quả trước mắt và lâu dài).

Cuối cùng, cần ban hành một Luật chuyên biệt bồi thường thiệt hại về ÔNMT biển do dầu từ tàu gây ra.

KẾT LUẬN

Mơi trường biển đóng vai trị quan trọng trong các thành phần môi trường với 71% bề mặt Trái Đất được bao phủ bởi nước, 90% sinh quyển là đại dương. Không những vậy, trong các phương thức vận tải quốc tế thì vận chuyển đường biển là hình thức vận chuyển quan trọng nhất với khối lượng hàng hóa chuyên chở chiếm tỷ trọng khoảng 80% tổng khối lượng hàng hóa vận chuyển quốc tế cùng đó là các ngành du lịch, dịch vụ, xuất – nhập khẩu thủy sản,… sự cố mơi trường tràn dầu có thể xem là một trong những dạng sự cố gây ra tổn thất kinh tế lớn nhất, trong các loại sự cố môi trường do con người gây ra. Để điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong bồi thường thiệt hại ô nhiễm môi trường biển do sự cố tràn dầu, pháp luật quốc tế đưa ra một số các quy định và các quốc gia cũng có l quy định riêng trong pháp luật của mình

Là quốc gia ven biển với đường bờ biển dài 3260 km, là một bộ phận của Biển Đông, nằm ở ngã tư đường hàng hải thế giới, có nhiều cảng: Hải Phòng, Sài Gịn, Vũng Tàu,.. có tàu mang cờ, Việt Nam hồn tồn có quyền nhận đầy đủ các khoản bồi thường cho các thiệt hại do ô nhiễm dầu từ tàu gây ra trong vùng biển thuộc quyền tài phán quốc gia mình. Xuất phát từ quyền và nghĩa vụ, xuất phát từ ý nghĩa của việc đền bù, Việt Nam cần phải có một cơ sở pháp lý vững chắc để đảm bảo được đền bù thoả đáng, đầy đủ cho những thiệt hại do ơ nhiễm mơi trường nói chung và ơ nhiễm mơi trường biển nói riêng.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. ThS. Đặng Thanh Hà, Hoàn thiện pháp luật bồi thường thiệt hại về ô nhiễm môi trường biển do dầu từ tàu gây ra

http://www.lapphap.vn/Pages/tintuc/tinchitiet.aspx?tintucid=208532

1. Phạm Văn Tân, Đánh giá việc thực thi công ước Bunker về bồi thường thiệt hại ô nhiễm dầu nhiên liệu của tàu tại một số quốc gia thành viên

https://sti.vista.gov.vn/tw/Lists/TaiLieuKHCN/Attachments/284193/CVv391S 342019010.pdf

1. Phạm Văn Tân, Bùi Đăng Khoa, Nguyễn Thanh Lê, Nguyễn Văn Trường, 2018, Các yếu tố nền tảng để xét mức bồi thường thiệt hại do ơ nhiễm dầu tàu, Tạp chí Khoa học - Cơng nghệ hàng hải, số 56, trang 47-50.

2. Nguyễn Mai Thanh Trúc, 2019, A study of national laws of Vietnam on compensation for ship-source oil pollution.

3. Phạm Văn Tân, 2019, Một nghiên cứu về chế độ trách nhiệm dân sự đối với thiệt hại ô nhiễm dầu: Sự khác biệt giữa OPA và CLC, bản B của Tạp Chí Khoa học Và Công nghệ Việt Nam, 61(10).

https://iprenforcement.most.gov.vn/index.php/ban_b/article/view/127

4. Lai Wei, Zhuowei Hu, Lin Dong, Wenji Zhao, A damage assessment model of oil spill accident combining historical data and satellite remote sensing information: A case study in Penglai 19-3 oil spill accident of China, Marine pollution bulletin, Volume 91, Issue 1, 15 February 2015, Pages 258-271. 5. Björn Hassler, 2016, Oil Spills from Shipping: A Case Study of the

Governance of Accidental Hazards and Intentional Pollution in the Baltic Sea, Environmental Governance of the Baltic Sea, MARE Publication, Volume 10, chapter 6, pages 125-146.

6. Brian Mayer, Katrina Running, và Kelly Bergstrand, 2015, Bồi thường thiệt hại và Sự ăn mòn cộng đồng: Thực trạng Bất bình đẳng, So sánh xã hội và Tranh đấu theo sau vụ việc tràn dầu Deepwater Horizon Oil Spill, Sociol Forum, 30(2), pages 369–390.

7. Tràn dầu, Vibienxanh.vn

8. Quang Minh (2020), Nguyên nhân gây sự cố tràn dầu đối với hoạt động vận tải trên biển, congnghiepmoitruong.vn

https://congnghiepmoitruong.vn/nguyen-nhan-gay-su-co-tran-dau-doi-voi-hoat- dong-van-tai-tren-bien-5895.html

9. Những hậu quả ô nhiễm môi trường do tràn dầu, khoahoc.tv

https://khoahoc.tv/nhung-hau-qua-o-nhiem-moi-truong-bien-do-tran-dau-42934

10. Nguyễn Bá Diến (2008), Tổng quan pháp luật Việt Nam về phịng, chống ơ nhiễm dầu ở các vùng biển, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế - Luật 24 (2008) 224-238.

11. ThS. Đặng Thanh Hà, Hoàn thiện pháp luật bồi thường thiệt hại về ô nhiễm môi trường biển do dầu từ tàu gây ra, Nghiên cứu Lập Pháp.

Một phần của tài liệu Quy định pháp luật hàng hải quốc tế trong bồi thường thiệt hại do ô nhiễm dầu (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(45 trang)
w