Thực trạng thực thi pháp luật

Một phần của tài liệu Quy định pháp luật hàng hải quốc tế trong bồi thường thiệt hại do ô nhiễm dầu (Trang 35 - 39)

4.2.1. Thuận lợi, khó khăn

4.2.1.1. Thuận lợi

Trước hết, cơng tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, các chương trình, kế hoạch về bảo vệ mơi trường được quan tâm; công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường cho người dân được thực hiện thường xuyên; bảo vệ môi trường đã trở thành các hoạt động của cộng đồng dân cư, của các tổ chức và cá nhân; phong trào vệ sinh môi trường, xây dựng nếp sống văn hóa được đẩy mạnh; nhiều mơ hình tự quản bảo vệ mơi trường được tổ chức và hoạt động có hiệu quả.

Công tác thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đã được chú trọng và ngày càng được tăng cường. Các cuộc Thanh tra, kiểm tra, giám sát của Kiểm tốn Nhà nước, Thanh tra Chính phủ, Thanh tra Bộ Tài ngun và Mơi trường thực hiện, đã góp phần đưa cơng tác quản lý nhà nước về tài nguyên và mơi trường đi vào nề nếp, góp phần lập lại kỷ cương pháp luật, nên các vi phạm về môi trường đã giảm dần; các điểm nóng về ơ nhiễm mơi trường cơ bản đã được kiểm sốt, xử lý; tình trạng ơ nhiễm môi trường kéo dài tại một số cơ sở sở sản xuất đã được chấm dứt; ý thức chấp hành

pháp luật về bảo vệ môi trường của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân từng bước được nâng cao;

các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đã chú trọng đầu tư các cơng trình xử lý mơi trường theo quy định. Phần lớn các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đã triển khai các biện pháp xử lý ô nhiễm, giảm thiểu các tác động xấu đến môi trường.

4.2.1.2. Khó khăn

Tuy pháp luật nước ta đã có một số văn bản quy định về ô nhiễm môi trường, ô nhiễm dầu và các quy định về bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường, ô nhiễm dầu nhưng các văn bản pháp luật liên quan đến vấn đề này vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, bất cập, thiếu sự thống nhất. Chính vì thế thường gặp phải tình trạng vướng mắc khi giải quyết, đặc biệt là việc quy trách nhiệm về nguồn gây ra ô nhiễm dầu, người chịu trách nhiệm đền bù thiệt hại.

Thứ nhất, hiện nay, chúng ta chưa có quy định cụ thể về lượng giá tổn thất, giám định thiệt hại; mức chi phí xử lý một đơn vị diện tích, thể tích hoặc khối lượng nước, đất bị ơ nhiễm đạt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường đối với chất lượng mơi trường nước; định mức chi phí phục hồi một đơn vị diện tích hệ sinh thái bị suy thối... gây nên những bất cập khi tính tốn thiệt hại đối với mơi trường. Ngoài ra, chúng ta cũng chưa có quy định cụ thể về căn cứ, nguyên tắc tính tốn thiệt hại làm cơ sở xác định bồi thường thiệt hại về ÔNMT biển do dầu từ tàu gây ra.

Thứ hai, chúng ta chưa có một văn bản pháp luật nào điều chỉnh một cách đầy đủ và chuyên biệt về vấn đề bồi thường thiệt hại do ô nhiễm dầu; việc khởi kiện hay khiếu nại và xác định các thiệt hại về môi trường cũng như thiệt hại về kinh tế do các hành vi gây ÔNMT biển do dầu vẫn dựa trên các nguyên tắc cơ bản quy định tại Bộ luật Dân sự năm 2005. Mặc dù Bộ Khoa học Cơng nghệ và Mơi trường đã có Thơng tư số 2262/1995/TT-MTG hướng dẫn về vấn đề bồi thường do ô nhiễm dầu, song các thủ tục không thống nhất trong hệ thống các cơ quan, dẫn đến việc bồi thường diễn ra chậm chạp, luôn phải đợi ý kiến của cấp trên hướng dẫn; chưa có quy định về lượng giá tổn thất khi có thiệt hại xảy ra; chưa có cơ chế giám sát… Ngồi ra, phạm vi của Luật Bảo vệ mơi trường vẫn cịn hẹp và chung chung. Vì vậy, quyền và nghĩa vụ của các chủ thể chưa được bao quát hết. Đặc biệt, vấn đề trách nhiệm và bồi thường thiệt hại khơng được quy định rõ ràng, khơng có biện pháp cưỡng chế dẫn đến sự hạn chế, tiêu hao quyền và nghĩa vụ của các chủ thể. Việc quy trách nhiệm pháp lý trong sự cố

tràn dầu chưa được quy định cụ thể, rõ ràng cho ai, chủ thể nào. Hiện nay, Việt Nam đã ban hành

Luật Biển Việt Nam, Luật Bảo vệ mơi trường, Luật Dầu khí, nhưng chưa có quy định cụ thể về bồi thường thiệt hại do ô nhiễm dầu từ tàu. Trong thực tế, khi có các vụ tràn dầu trên biển xảy ra, cơ quan chức năng mới có văn bản hướng dẫn thực hiện.

Thứ ba, trách nhiệm pháp lý trong sự cố tràn dầu, khiếu nại yêu cầu bồi thường thiệt hại và những biện pháp đảm bảo tài chính cho việc bồi thường, giải quyết hậu quả do ô nhiễm dầu không được quy định rõ ràng, cụ thể. Thực tế là những biện pháp cưỡng chế thi hành sau khi xảy ra sự cố đối với những chủ thể có liên quan hầu hết cịn thiên về mệnh lệnh hành chính, tiền phạt khơng đủ răn đe và khơng chú trọng đến vấn đề đền bù. Ngồi ra, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Giám đốc cảng vụ hàng hải còn thấp và chưa phù hợp. Trên thực tế, nhiều vụ vi phạm pháp luật diễn ra thường vượt quá thẩm quyền xử phạt của Giám đốc cảng vụ. Theo quy định, vụ việc sẽ phải chuyển lên Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để xử lý, điều đó ít nhiều gây khó khăn, phát sinh các chi phí cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Một phần của tài liệu Quy định pháp luật hàng hải quốc tế trong bồi thường thiệt hại do ô nhiễm dầu (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(45 trang)
w