5. Kết cấu bài nghiên cứu
2.3. Tác động của an ninh phi truyền thống
2.3.4. Đối với pháp luật hình sự Việt Nam
Từ việc nghiên cứu các mối đe dọa ANPTT, được thể hiện trong văn kiện Đại hội XIII của Đảng, xác định tập trung vào tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia,
tội phạm cơng nghệ cao, có thể nhận thấy những thách thức cụ thể đối với PLHS Việt Nam như sau:
Thứ nhất, an ninh phi truyền thống làm phát sinh hành vi nguy hiểm mới cho xã hội có tính xun quốc gia, đe dọa xâm phạm nghiêm trọng đến an ninh quốc gia, an ninh quốc tế và quyền con người hoặc vẫn là hành vi phạm tội nhưng với phương thức và thủ đoạn mới.
Hiện nay, do đối tượng xâm phạm chuyển từ an ninh biên giới, lãnh thổ, an ninh chính trị truyền thống sang các lĩnh vực an ninh mới như: an ninh con người, an ninh kinh tế, an ninh thông tin, an ninh môi trường nên vấn đề ANPTT đặt ra thách thức ở hai khía cạnh: Một là, làm phát sinh những hành vi nguy hiểm mới cho xã hội địi hỏi phải tội phạm hóa kịp thời trong PLHS; Hai là, vẫn là hành vi phạm tội trong PLHS nhưng có phương thức và thủ đoạn mới liên quan đến đặc tính xuyên quốc gia như: khủng bố, rửa tiền, tội phạm công nghệ cao... (tội phạm phi truyền thống) với việc sử dụng thành tựu khoa học và công nghệ cao, cũng như những thành tựu vượt trội mà Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đem lại.
Có thể thấy, các quốc gia có hạ tầng kết nối mạng hiện đại và phổ biến sẽ có tỷ lệ tội phạm mạng rất cao, như ở Mỹ (23%), Trung Quốc (9%) hay Đức (6%). Trong tương lai, cơ cấu tỷ lệ tội phạm này sẽ có sự thay đổi, dịch chuyển và phân đều về nhóm các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam, khi tỷ lệ người dùng in-tơ-nét ngày càng gia tăng. Tội phạm phi truyền thống là thách thức lớn nhất của ANPTT dưới góc độ PLHS trong thời kỳ an ninh mới. Phức tạp hơn, loại tội phạm này thường sử dụng thành tựu khoa học - cơng nghệ cao nên ẩn danh, khó phát hiện và việc xử lý dấu vết, truy tìm chứng cứ vơ cùng khó khăn. Điều đáng quan ngại nữa ở loại tội phạm này là đa phần tội phạm trong nước liên kết với tội phạm người nước ngồi, hoạt động có tổ chức và mang tính quốc tế, xun quốc gia và rất chuyên nghiệp(10). Do đó, tội phạm phi truyền thống là hành vi
nguy hiểm cho xã hội có nguồn gốc phi quân sự gây ra cho sự an toàn, ổn định của mỗi con người, cũng như các quốc gia, dân tộc và cộng đồng quốc tế được thực hiện một cách cố ý từ bất kỳ chủ thể phi nhà nước nào với đặc trưng mới về địa điểm, phương thức, thủ đoạn phạm tội và khách thể của tội phạm.
Chính vì vậy, “an ninh” như đã đề cập, là nhu cầu đầu tiên và thiết yếu của mỗi con người, mỗi quốc gia và toàn nhân loại; đồng thời, an ninh cũng là điều kiện cơ bản và quan trọng số một bảo đảm cho sự phát triển của mỗi quốc gia, mỗi con người, của từng tổ chức, của từng lĩnh vực hoạt động xã hội hoặc của tồn xã hội(11). Vì lẽ đó, PLHS Việt Nam phải ứng phó với thách thức trên (tội phạm hóa hoặc bổ sung phương thức, thủ đoạn mới của tội phạm).
Thứ hai, sự biến đổi về nhiều yếu tố, dấu hiệu của tội phạm, như phương thức, thủ đoạn phạm tội, phạm vi diễn ra và tác động của hành vi phạm tội... so với các tội phạm truyền thống.
Tội phạm phi truyền thống với tư cách là thách thức ANPTT có sự biến đổi thể hiện khác biệt với tội phạm truyền thống như sau:
- Tội phạm phi truyền thống thường có tính xun quốc gia. Một thực tế rõ ràng là hành vi phạm tội luôn là loại tội phạm xuyên quốc gia với đặc tính đa quốc gia của tội phạm, mà theo Công ước của Liên hợp quốc về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia năm 2000, tính chất xuyên quốc gia được biểu hiện ở một trong các yếu tố:
+ Thể hiện ở không gian diễn ra tội phạm đối với toàn bộ quá trình thực hiện tội phạm như: Tội phạm được thực hiện ở hai quốc gia trở lên; tội phạm được thực hiện ở một quốc gia nhưng việc chuẩn bị, lên kế hoạch, chỉ đạo hoặc điều khiển nó lại diễn ra ở một quốc gia khác.
+ Thể hiện ở phạm vi ảnh hưởng của tội phạm. Nếu đối với tội phạm khơng có tính chất xun quốc gia thì quốc gia nơi thực hiện tội phạm cũng chính là quốc gia nơi tội phạm gây ảnh hưởng. Trong khi đó, tội phạm xuyên quốc gia có thể được thực hiện ở một quốc gia nhưng có ảnh hưởng ở một hoặc nhiều quốc gia khác.
+ Thể hiện ở chủ thể thực hiện tội phạm. Đây là trường hợp việc thực hiện tội phạm liên quan đến một nhóm tội phạm có tổ chức tham gia các hoạt động phạm tội ở nhiều quốc gia khác nhau. Trường hợp chủ thể của tội phạm đơn thuần có quốc tịch khác với quốc gia nơi thực hiện tội phạm không thuộc loại tội phạm này mà chỉ là tội phạm có yếu tố nước ngồi.
- Tội phạm phi truyền thống đe dọa trật tự, an ninh ở phạm vi khu vực hoặc tồn thế giới. Do tính chất “xuyên quốc gia” nên tội phạm này có thể trực tiếp đe dọa trật tự, an ninh của một khu vực, của toàn thế giới hoặc chỉ uy hiếp an ninh của một cộng đồng, quốc gia nhưng về thời gian sau, hậu quả của nó sẽ lan tỏa vượt ra khỏi biên giới quốc gia. Trong khi đó, tội phạm truyền thống tập trung đe dọa đến an ninh quốc gia riêng lẻ. Vì vậy, việc phối hợp, cộng tác để ứng phó ln được tất cả tổ chức quốc tế, khu vực đặt ra khi hợp tác song phương, đa phương và thông qua các hoạt động diễn tập, luyện tập...
- Phương pháp, thủ đoạn thực hiện tội phạm phi truyền thống thường thể hiện dưới dạng tội phạm có tổ chức, phạm tội có tính chun nghiệp rất cao. Thực tiễn cho thấy, bn bán vũ khí, mua bán trái phép chất ma túy, bn bán người, khủng bố, rửa tiền... hầu như không thể thực hiện bởi cá nhân đơn lẻ mà luôn được thực hiện bởi các tổ chức tội phạm và thường hoạt động xuyên quốc gia, thực hiện nhiều lần, còn được gọi là tội phạm có tổ chức. Hơn nữa, cách thức, thủ đoạn thực hiện các tội phạm ngày càng tinh vi, sử dụng thành tựu của khoa học - công nghệ cao.
Thứ ba, thách thức phát sinh các vấn đề về hiệu lực pháp luật, thẩm quyền xét xử và khả năng xử lý, giải quyết, phối hợp giữa các quốc gia khi có tội phạm xảy ra.
Mặc dù liên quan đến nhiều quốc gia, đe dọa trật tự, an ninh của các quốc gia liên quan, của khu vực hoặc toàn thế giới nhưng trách nhiệm pháp lý đối với tội phạm phi truyền thống được xác định trên cơ sở pháp luật quốc gia chứ không phải pháp luật quốc tế và thẩm quyền xét xử đối với các tội phạm này thuộc về quốc gia riêng lẻ mà khơng thuộc về một tịa án quốc tế nào. Sở dĩ như vậy bởi khách thể của chúng là những giá trị được bảo vệ bởi pháp luật quốc gia chứ không phải các giá trị được luật quốc tế xác lập, bảo vệ như quyền dân tộc, hịa bình thế giới...
Như vậy, trách nhiệm pháp lý theo pháp luật quốc gia, thẩm quyền xét xử thuộc tòa án quốc gia riêng lẻ nhưng phạm vi hoạt động, tác động của tội phạm phi truyền thống lại xuyên quốc gia nên liên quan đến tội phạm này rất dễ xảy ra hiện tượng “chồng lấn” về hiệu lực của BLHS và tranh chấp thẩm quyền xét xử giữa các quốc gia liên quan nếu không được điều chỉnh rõ ràng. Theo nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia, các văn kiện quốc tế chỉ quy định nghĩa vụ tội phạm hóa hoặc khuyến nghị việc tội phạm hóa các hành vi chứ khơng bao giờ thiết lập một mô tả cấu thành bắt buộc các quốc gia sao chép khi nội luật hóa văn kiện quốc tế đó(12). Bên cạnh đó, để tiến hành hoạt động phạm tội với quy mô lớn, các tổ chức tội phạm thường mua chuộc, hối lộ và lơi kéo một số nhà lãnh đạo nước ngồi nhằm dung túng, bao che cho các hoạt động phạm tội của tổ chức mình(13). Nhờ đó, các nhóm tội phạm xun quốc gia có thể thuận lợi hình thành và mở rộng các mạng lưới mua bán trái phép chất ma túy, bn bán người, rửa tiền... Ngồi ra, chúng lại tiếp tục triển khai các hoạt động để nâng cao năng lực tài chính, mạng
lưới ra bên ngồi, như tiến hành đầu tư, cho vay, liên kết kinh doanh nhằm che giấu
thu nhập từ việc phạm tội mà có, qua đó tạo thành “bức bình phong” vững chắc cho các hoạt động phạm tội.
Vì vậy, đánh giá về mức độ khó khăn trong cơng tác đấu tranh với tội phạm thì chắc hẳn mức độ của tội phạm phi truyền thống xuyên quốc gia cao hơn nhiều so với tội phạm trong nội bộ quốc gia. Bởi lẽ, do địa bàn hoạt động của tội phạm vượt ra ngoài ranh giới lãnh thổ - xuyên quốc gia nên chỉ với các quốc gia riêng lẻ thì rất khó hay chính xác là khơng thể điều tra, thu thập chứng cứ xác định tội phạm, cũng như nguyên nhân, điều kiện phạm tội. Sự câu kết, di chuyển xuyên quốc gia của các chủ thể thực hiện tội phạm tạo ra thách thức lớn cho các lực lượng chức năng trong việc phát hiện, bắt giữ. Cùng với đó, phạm vi tác động của tội phạm ở tầm liên quốc gia nên việc xác định đầy đủ, kịp thời các thiệt hại để ngăn chặn, khắc phục khơng nhanh chóng như các đối với các tội phạm khác...
Những thách thức trên cùng với các thách thức trong từng lĩnh vực an ninh trọng yếu tạo ra mối đe dọa đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội và quyền con người, địi hỏi phải đặt ra u cầu hồn thiện PLHS Việt Nam và giải pháp ứng phó.