Những mối đe dọa của an ninh phi truyền thống với Việt Nam hiện

Một phần của tài liệu Quy định pháp luật quốc tế và pháp luật việt nam về an ninh phi truyền thống (Trang 34 - 38)

5. Kết cấu bài nghiên cứu

2.4.1. Những mối đe dọa của an ninh phi truyền thống với Việt Nam hiện

Việt Nam là quốc gia đang phát triển, có vị trí địa lý đặc thù, nằm trên dải khí hậu xích đạo nhiệt đới, nên chịu tác động rất nặng nề từ an ninh phi truyền thống, nhất là những mối hiểm họa từ thiên tai, bão lụt, sự biến đổi khí hậu, nước biển dâng, các loại dịch bệnh (SARS, cúm gia cầm H5N1, AIDS, Covid-19…). Cùng với đó, những vấn đề về buôn lậu, vận chuyển trái phép vũ khí, ma túy, cướp biển, tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia, khủng bố, nhập cư và di cư trái pháp luật, ô nhiễm môi trường… đã và đang tác động mạnh mẽ đến an ninh của Việt

Nam. Đặc biệt, trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu, rộng, bên cạnh thời cơ, thuận lợi, chúng ta cũng đang phải đối mặt với không ít thách thức, trong đó có thách thức từ các mối đe dọa an ninh phi truyền thống trên các lĩnh vực, cụ thể: - Mối đe dọa từ an ninh kinh tế. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế,

an ninh kinh tế có vai trò đặc biệt quan trọng đối với an ninh quốc gia. Thực tế các cuộc khủng hoảng kinh tế những năm vừa qua đã chứng minh một cách sâu sắc hơn vai trò trung tâm của an ninh kinh tế trong an ninh quốc gia. Sau hơn 35 năm đổi mới, Việt Nam đã thoát khỏi tình trạng nước nghèo kém phát triển trở thành nước đang phát triển. Tuy nhiên, năng lực điều hành, quản lý vĩ mô nền kinh tế còn nhiều yếu kém; cơ chế, chính sách còn nhiều sơ hở, tạo điều kiện cho các loại tội phạm hoạt động gây tổn thất cho các lợi ích kinh tế của đất nước, từ đó gây mất lòng tin của nhân dân; nguy cơ tụt hậu xa hơn nữa về kinh tế; nguy cơ tham nhũng vẫn còn tồn tại.

- Mối đe dọa từ an ninh xã hội. Hiện nay, ảnh hưởng mặt trái của cơ chế thị trường đang phát sinh nhiều vấn đề bất cập bên trong nước ta chưa thể giải quyết được dẫn đến những mâu thuẫn tích tụ trong lòng xã hội, tiềm ẩn nguy cơ xung đột xã hội. Chúng ta đã thực hiện nhiều chính sách phát triển kinh tế, tôn giáo, dân tộc nhưng vẫn chưa giải quyết được ổn thoả các vấn đề phức tạp trong tôn giáo, dân tộc, nhất là tại các vùng chiến lược. Ở hầu hết các địa phương đều tồn tại các vụ khiếu kiện đông người đặc biệt phức tạp kéo dài.

- Mối đe dọa từ an ninh nội bộ. Mặt trái của cơ chế thị trường, mở cửa, hội nhập đã tác động trực tiếp đến tư tưởng của cán bộ, đảng viên, làm nảy sinh những vấn đề phức tạp mới trong nội bộ, đe doạ đến sự ổn định và phát triển của chế độ chính trị và nhà nước. Không ít cán bộ, đảng viên bị lung lạc ý chí, bị tác động bởi luận điệu chiến tranh tâm lý, phá hoại tư tưởng của các thế lực thù địch bộc lộ tư tưởng băn khoăn, lo lắng về tiền đồ của chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa Mác - Lênin;

phủ nhận thắng lợi của cách mạng; mơ hồ mất cảnh giác, mất phương hướng, muốn Đảng ta phải “cải cách”, “mở rộng dân chủ”. Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, thậm chí ở cả cán bộ quản lý cấp cao suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, quan liêu, hách dịch, xa dời quần chúng đã và đang làm giảm sút uy tín của Đảng, ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu lực quản lý, điều hành của chính quyền.

- Mối đe dọa từ an ninh thông tin. Cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại, nhất là sự bùng nổ của công nghệ thông tin toàn cầu đã cho ra đời những công cụ vô cùng tiện ích, đó là Internet và công nghệ liên lạc không dây. Tuy nhiên, nhìn dưới góc độ an ninh, các công cụ này cũng đang trở thành hiểm họa đối với sự ổn định và phát triển bình thường của các nước. Internet đang được coi là “chiến trường thứ 5” trong cuộc tranh đấu vì lợi ích của con người. Làm cho an ninh thông tin, nhất là an ninh mạng đang thực sự trở thành mối lo ngại đối với an ninh quốc gia của mỗi nước, trong đó có Việt Nam.

- Mối đe dọa từ tranh chấp chủ quyền biển đảo trên Biển Đông. Thời gian gần đây, tình hình tranh chấp Biển Đông diễn biến hết sức phức tạp. Các nước và các bên có liên quan ở Biển Đông đều có những động thái để tuyên bố và khẳng định chủ quyền của mình. Đặc biệt, Trung Quốc thực hiện mưu đồ “độc chiếm Biển Đông” liên tiếp có những hành động khiêu khích và vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam. Họ ngang ngược nêu yêu sách về chủ quyền “đường chữ U 9 đoạn” hay còn gọi là “đường lưỡi bò” chiếm hơn 80% diện tích Biển Đông.

Trong vùng biển và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, Trung Quốc thường xuyên tiến hành các hoạt động như cấm đánh bắt cá, gia tăng các hoạt động khống chế và uy hiếp ngư dân Việt Nam trên Biển Đông, liên tục cho tàu hải giám, ngư chính tuần tra…

- Mối đe dọa từ khủng bố quốc tế. Đối với Việt Nam, hiện nay các hoạt động khủng bố quốc tế như đã diễn ra trên thế giới chưa xảy ra, bởi Việt Nam không phải là mục tiêu của chủ nghĩa khủng bố, không có xung đột lợi ích, đồng thời các tổ chức khủng bố quốc tế cũng chưa có cơ sở xã hội tại Việt Nam. Tuy nhiên, mối đe dọa khủng bố tại nước ta cũng đang hiện hữu, bởi ở trên lãnh thổ Việt Nam đang có các mục tiêu chính trị của Mỹ và các nước phương Tây.

- Mối đe dọa từ biến đổi khí hậu toàn cầu. Theo báo cáo về chỉ số rủi ro khí hậu dài hạn năm 2019 của tổ chức German watch tại Hội nghị thượng đỉnh của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu năm 2018 (COP 24) diễn ra ở Ba Lan từ ngày 02 đến ngày 14-12-2018, Việt Nam nằm trong 10 nước bị ảnh hưởng nhiều nhất của biến đổi khí hậu. Số liệu của Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu cũng cho thấy, trong hơn 30 năm qua, tại Việt Nam, bình quân mỗi năm, thiên tai đã làm chết và mất tích khoảng 500 người, bị thương hàng nghìn người, nền kinh tế thiệt hại bình quân lên tới 1,5% GDP hằng năm. Bình quân mỗi năm Việt Nam bị ảnh hưởng trực tiếp bởi 6 - 7 cơn bão.

Ngoài những mối đe dọa của an ninh phi truyền thống trên, còn có các mối đe dọa từ an ninh lương thực, an ninh nguồn nước, an ninh văn hóa, an ninh dịch bệnh… Hiện nay, nước ta cũng đang phải đối mặt với các mối đe doạ an ninh phi truyền thống khác của thế giới và khu vực. Những mối đe doạ này đã được Nhà nước ta thống nhất quan điểm trong hợp tác với các nước ASEAN và một số nước khác (Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, EU), đó là: buôn bán ma tuý, buôn người, cướp biển, buôn lậu vũ khí, rửa tiền, tội phạm kinh tế quốc tế, tội phạm công nghệ cao, cạn kiệt tài nguyên, thiên tai, dịch bệnh... Việc xác định rõ các mối đe doạ an ninh phi truyền thống là cơ sở quan trọng để chủ động chuẩn bị lực lượng, phương tiện, biện pháp, xây dựng phương án và tăng cường hợp tác với các nước.

Một phần của tài liệu Quy định pháp luật quốc tế và pháp luật việt nam về an ninh phi truyền thống (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(68 trang)
w