5. Kết cấu bài nghiên cứu
3.2. Thực trạng thực hiện quy định pháp luật quốc tế về an ninh phi truyền
truyền thống
Như đã nói ở trên, an ninh phi truyền thống có thể chia làm hai nhóm: Nhóm về các quá trình, hiện tượng tự nhiên và xã hội bất lợi đến xã hội và Nhóm về các hành vi tiêu cực (phạm pháp) do cá nhân hoặc pháp nhân (tổ chức) thực hiện ảnh hưởng bất lợi đến xã hội.
Biến đổi khí hậu tồn cầu là một vấn đề quan trọng hàng đầu của an ninh môi
trường và đã trở thành thách thức an ninh phi truyền thống lớn nhất mà thế giới đang phải đối mặt. Biến đổi khí hậu tồn cầu đã nổi lên như một yếu tố thách thức và tiềm ẩn nguy cơ cho sự tồn tại trong tương lai của các quốc gia. Biến đổi khí hậu gây ra các biến động khơng có lợi về mơi trường, gây khủng hoảng sinh thái, từ đó đe dọa tới an ninh con người, an ninh quốc gia. Biểu hiện rõ nhất là sự nóng lên của trái đất, băng tan, nước biển dâng cao; các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão lũ, sóng thần, động đất, hạn hán, tai biến và giá rét kéo dài… ảnh hưởng tới tính mạng con người, gây suy thoái kinh tế, xung đột và chiến tranh, mất đa dạng sinh học, phá huỷ hệ sinh thái, thiếu lương thực và xuất hiện hàng loạt dịch bệnh… Trong mơi trường biển, hiện tượng trái đất nóng lên khiến mực nước biển đang dần dâng lên. Nhiệt độ tăng làm các sông băng, biển băng hay lục địa băng trên trái đất tan chảy và làm tăng lượng nước đổ vào các biển và đại dương. Các núi băng và sông băng đang co lại. Những lãnh nguyên bao la từng được bao phủ bởi một lớp băng vĩnh cữu rất dày giờ đây được cây cối bao phủ. Những thay đổi trong điều kiện khí hậu và lượng khí carbon dioxide tăng nhanh chóng đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới hệ sinh thái, nguồn cung cấp nước ngọt, khơng khí, nhiên liệu, năng lượng sạch, thực phẩm và sức khỏe. Dưới tác động của nhiệt độ, khơng khí và băng tan, số lượng các rạn san hơ ngày càng có xu hướng giảm. Điều đó cho
thấy, cả hệ sinh thái trên cạn và dưới nước đều đang phải hứng chịu những tác động từ lũ lụt, hạn hán, cháy rừng, cũng như hiện tượng axit hóa đại dương.
Vấn đề di cư bất hợp pháp cũng là một trong những vấn đề về an ninh phi truyền
thống cần được giải quyết. Di cư bất hợp pháp dưới nhiều hình thức khác nhau, trong đó có di cư bằng đường biển đang là vấn đề an ninh phi truyền thống cần phải được ngăn chặn, vấn đề này đã và đang xảy ra ở nhiều quốc gia. Theo Cơ quan quản lý biên giới Liên hiệp châu Âu (EU) Frontex ước tính, trong năm 2014, số người nhập cư trái phép vào khu vực này tăng gần gấp ba lần, với 276.000 trường hợp so với năm trước đó, trong đó có 220.000 người đi qua Địa Trung Hải. Libya và Syria là những quốc gia di cư bằng đường biển đến EU đơng nhất. Ngồi ra, tình trạng di cư từ các quốc gia châu Á, đặc biệt là Đông Nam Á cũng đáng báo động. Trong số đó, có nhiều người đã thiệt mạng ngay trên đường đi sang EU. Một trong những thảm hoạ tồi tề nhất trong cuộc khủng hoảng di cư ở Địa Trung Hải, đó là hơn 700 người thiệt mạng trên một con tàu đánh cá chở người di cư bất hợp pháp đến châu Âu bị lật ngoài khơi Libya vào tháng 4/2015. Với mong muốn chạy trốn vịng xốy xung đột, nghèo đói nơi q nhà, những người di cư, chủ yếu đến từ Trung Ðơng, Bắc Phi, sẵn sàng mạo hiểm tính mạng để dấn bước trên hành trình hiểm nguy tới châu Âu. Ðằng sau giấc mơ đổi đời là hiện thực tàn khốc. Các nhóm bn người đã tìm ra "mn hình vạn trạng" mánh khóe để đưa người di cư vào châu Âu trái phép. Theo hãng tin AP, một cách thức mới được các nhóm bn người sử dụng gần đây là đưa người di cư lên các du thuyền hạng sang và di chuyển trên những tuyến đường ít bị chú ý hơn, như từ Thổ Nhĩ Kỳ đến Calabria của Italia. Chia sẻ với hãng AP, các nhân chứng cho biết, mỗi người di cư phải trả trung bình 8.500 euro đối với người lớn và 4.000 euro đối với trẻ em để tham gia hành trình này. Dù bỏ ra một khoản tiền khơng hề nhỏ nhưng những người di cư đã có trải nghiệm tồi tệ khi các nhóm bn người nhồi nhét khoảng 100 người bên
dưới mỗi boong tàu để trốn tránh lực lượng tuần tra. Ðối mặt cuộc khủng hoảng di cư ngày càng trầm trọng, nội bộ EU vẫn "lục đục" về cách thức ứng phó. Nhằm bảo vệ đường biên giới của mình, một số nước châu Âu quyết định dựng hàng rào chặn làn sóng người di cư, đồng thời yêu cầu EU cấp kinh phí cần thiết để duy trì biện pháp này. Tuy nhiên, Ủy ban châu Âu (EC) phản đối việc xây dựng các bức tường chặn người di cư, đồng thời nhấn mạnh, đây chỉ là biện pháp khắc phục ngắn hạn, không phù hợp các giá trị chung của châu Âu. EC cũng khẳng định không tài trợ cho các bức tường bảo vệ biên giới này .
Di cư bất hợp pháp là vấn đề xuyên biên giới, cần phải được kiểm soát và ngăn
chặn, bởi lẽ nó tiềm ẩn những nguy cơ khủng hoảng về mặt xã hội, chính trị và kinh tế. Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra sự gia tăng tệ nạn xã hội trong cộng đồng di cư tự do. Những người hành nghề mại dâm chủ yếu là người di cư, mặt khác cũng làm lan truyền, phát tán các dịch bệnh sang vùng khác mà khó kiểm sốt được. Những dịch bệnh do đơng dân như lao, HIV, bệnh ngoài da, ký sinh trùng... cũng trở nên khơng thể kiểm sốt được trong các cộng đồng di dân tự do.
Ba là việc khai tác quá mức tài nguyên thiên nhiên. Việc khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên dẫn đến việc cạn kiệt tài nguyên, người dân phải sống trong bầu ơ nhiễm ko khí, ơ nhiễm nguồn nước, mất đa dạng sinh học. Tài nguyên cạn kiệt sẽ làm mất sinh kế, ảnh hưởng đến thu nhập cá nhân, gia đình. Đời sống của mỗi cá nhân trở nên dễ bị tổn thương khi sống trong tình trạng ô nhiễm, thiếu hụt tài nguyên thiên nhiên như tài nguyên hóa thạch cạn kiệt, ko có khả năng tái tạo làm cho đời sống kinh tế khó khăn, thế hệ tương lai phải giải quyết các vấn đề môi trường, mất đa dạng sinh học,... Ô nhiễm rác thải từ việc khai thác tài nguyên thiên nhiên quá mức gây ra các mối đe dọa xuyên biên giới như gia tăng khí thải nhà kính, ơ nhiễm nguồn nước,...
Bốn là dịch bệnh. Dịch bệnh gây ra nhiều thiệt hại cho các ngành dịch vụ, du lịch, vận tải, sản xuất, giao thương trên phạm vi toàn cầu, các cá nhân làm việc trong các ngành nghề đều bị ảnh hưởng đến quá trình làm việc, sinh hoạt do thu nhập giảm, giá cả leo thang. Như đã nói ở trên, từ việc di cư bất hợp pháp bằng đường biển nói riêng và các đường vận chuyển nói chung, dịch bệnh sẽ được lây lan từ quốc gia này tới quốc gia khác thông qua những người lao động.
Tội phạm xuyên quốc gia là một trong vấn đề về an ninh phi truyền thống cần được giải quyết. Trong lĩnh vực hàng hải, tội phạm xuyên quốc gia bao gồm cướp biển, bn lậu, bn bán vũ khí, bn bán chất cấm,… Theo số liệu được Trung tâm Chia sẻ thơng tin chống cướp biển và cướp có vũ trang chống lại tàu thuyền tại châu Á (ReCAAP ISC, trụ sở ở Singapore) công bố hôm 17-7, 51 vụ cướp biển đã xảy ra từ tháng 1 đến tháng 6-2020, so với 28 vụ được báo cáo trong cùng kỳ năm ngoái. Trang Bloomberg cho biết con số cao nhất được ghi nhận cho đến giờ là 114 vụ trong 6 tháng đầu năm 2015. Theo ReCAAP ISC, các vụ cướp trên xảy ra tại eo biển Singapore, biển Đơng, vùng biển ngồi khơi Ấn Độ, Bangladesh, Indonesia, Malaysia, Philippines… Bên cạnh đó, 31 vụ cướp xảy ra khi tàu đang neo đậu và số vụ còn lại xảy ra khi tàu quá cảnh. Báo cáo của ReCAAP ISC bày tỏ lo ngại về tình trạng cướp biển gia tăng tại eo biển Singapore, một trong những tuyến đường hàng hải thương mại bận rộn nhất thế giới, thời gian qua. Cụ thể, 16 vụ cướp biển đã xảy ra tại đây trong 6 tháng đầu năm nay, tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm 2019. Trong bối cảnh dịch bệnh COVID -19 bùng phát tại một số địa phương, tình trạng bn lậu và vận chuyển trái phép hàng hóa trên biển vẫn diễn biến phức tạp có chiều hướng gia tăng và với nhiều loại hàng khác nhau. Đó là từ dầu DO, dầu FO, than, pháo nổ, thuốc lá điếu, hàng điện tử, điện lạnh, thực phẩm và hàng cấm… Thủ đoạn của các đối tượng ngày càng tinh vi, gây khó khăn cho lực lượng
chức năng trong q trình phát hiện, bắt giữ. Đề nghị truy tố trùm buôn lậu dầu DO Sơn 'sắt' Theo Ban chỉ đạo 389 quốc gia, các hoạt động vi phạm tập trung chủ yếu ở khu vực biển vùng Đông Bắc, miền Trung, Tây Nam...; trên các tuyến biển quốc tế từ châu Phi, châu Úc, Đài Loan, Hồng Kông về Việt Nam… với nhiều thủ đoạn tinh vi, gây khó khăn cho q trình kiểm tra, kiểm sốt của lực lượng chức năng.
Thậm chí, tình trạng manh động, dùng vũ khí chống lại các lực lượng chức năng diễn ra khá phổ biến. Trong đó, với mặt hàng phổ biến nhất là xăng, dầu thường mua bán trái phép nhiều nhất ở vùng biển đặc quyền kinh tế phía Tây Nam, đặc biệt tại các khu vực biển giáp ranh với các nước Thái Lan, Campuchia. Một trong những thủ đoạn mới đang gây nhiều khó khăn cho cơng tác phát hiện, điều tra và xử lý của các lực lượng chức năng là các đối tượng biến tàu cá thành tàu chứa xăng dầu, lắp đặt thêm các trang bị, công cụ trên tàu; thực hiện việc mua bán trực tiếp trên biển rồi sau đó đưa vào đất liền tiêu thụ. Điển hình, vừa qua, lực lượng chức năng đã phát hiện một tàu vận chuyển khoảng 50.000 lít dầu DO khơng có hóa đơn chứng từ hợp pháp tại khu vực biển cách Tây Bắc đảo Thổ Chu, Kiên Giang khoảng 26 hải lý.
Chương IV. Pháp luật Việt Nam về an ninh phi truyền thống trên biển Việt Nam