5. Kết cấu bài nghiên cứu
2.3. Tác động của an ninh phi truyền thống
2.3.2. Đối với kinh tế
Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 còn kéo dài, kinh tế thế giới cịn tiềm ẩn nhiều yếu tố khó lường do sự xuất hiện của các biến thể mới của virus
SARS-CoV-2 sẽ là mối nguy đối với kinh tế thế giới. IMF chỉ rõ, tình trạng lạm phát gia tăng gần đây là hậu quả của tình hình dịch bệnh tái bùng phát và việc giá cả hàng hóa, dịch vụ leo thang có thể cịn kéo dài. Nhà kinh tế trưởng Gita Gopinath cảnh báo, biến thể siêu lây nhiễm Delta, Lambda, MU có thể làm chệch hướng phục hồi và có thể tiêu tốn tới 4.500 tỷ USD giá trị Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu vào năm 2025. Theo đánh giá của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) tại Báo cáo Triển vọng kinh tế tồn cầu (WEO) cơng bố tháng 4/2021, IMF nhận định, sự suy giảm của các hoạt động năm 2020 là chưa từng thấy trong lịch sử nhưng nó có thể cịn tồi tệ hơn rất nhiều (ước tính gấp 3 lần) nếu khơng có các chính sách hỗ trợ đặc biệt. Sau khi giảm 3,3% trong năm 2020, kinh tế toàn cầu dự kiến sẽ phục hồi mạnh đạt mức 6% vào năm 2021 và tăng vừa phải ở mức 4,4% vào năm 2022. Cũng trong tháng 6 vừa qua, Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo, nền kinh tế toàn cầu trong năm 2021 sẽ chỉ đạt mức tăng trưởng 5,6%3. Ngoài ra IMF cũng nhận định, sự phát triển trong tương lai sẽ phụ thuộc vào diễn biến của cuộc khủng hoảng y tế Covid-19, bao gồm: việc liệu các biến chủng mới có cho thấy phản ứng tích cực với vaccine hay đại dịch không hay đại dịch vẫn sẽ tiếp tục kéo dài; hiệu quả của các chính sách để hạn chế các thiệt hại kinh tế dai dẳng; sự phát triển của
tình hình tài chính và giá cả hàng hóa; và năng lực điều chỉnh của nền kinh tế. Diến
biến của các yếu tố này và sự tương tác của chúng với các đặc điểm cụ thể của từng nước sẽ quyết định tốc độ phục hồi và mức độ tổn thất trong trung hạn trên khắp các quốc gia.
Khơng nằm ngồi tác động đó, nền kinh tế Việt Nam đã và đang chịu nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng, gây gián đoạn chuỗi cung ứng và lưu chuyển thương mại, làm đình trệ các hoạt động sản xuất - kinh doanh, dịch vụ; tác động trực tiếp đến các ngành xuất, nhập khẩu, hàng không, du lịch, dịch vụ lưu trú, ăn uống, y tế, giáo dục, lao động, việc làm; nhiều doanh nghiệp phá sản, giải thể, tạm dừng hoạt động, thu hẹp quy mơ…