5. Kết cấu bài nghiên cứu
2.4.4. So sánh an ninh truyền thống và phi truyền thống:
*Tính toàn cầu:
Nếu như các vấn đề an ninh truyền thống được nhìn nhận dưới góc độ cấp quốc gia hoặc nhóm các quốc gia thì các vấn đề an ninh phi truyền thống lại được nhìn nhận không chỉ ở riêng một hay một nhóm các quốc gia mà nó liên quan tới lợi ích của toàn cầu.
Đầu tiên, có thể thấy các vấn đề thuộc về an ninh phi truyền thống như dịch bệnh, ô nhiễm môi trường, khủng hoảng tài chính, chủ nghĩa khủng bổ… đều là những vấn đề có tầm ảnh hưởng rộng, tất cả các quốc gia trên thế giới đều phải đối mặt và không có quốc gia nào được loại trừ. Thứ hai, các vấn đề an ninh phi truyền thống có tính khuếch tán rộng, ví dụ như khủng hoảng tài chính năm 2007 mới đầu diễn ra tại Mỹ với sự sụp đổ của hàng loạt hệ thống ngân hàng, tuy nhiên sau đó đã lan ra toàn thế giới và hậu quả của nó rất khó để kiểm soát. Thứ ba, những nhân tố, yếu tố, chủ thể của an ninh phi truyền thống như tổ chức khủng bố, an ninh mạng… nằm rải khắp và có mạng lưới trên toàn thế giới.
Cùng với sự phát triển và toàn cầu hóa, các vấn đề an ninh phi truyền thống xuất hiện ngày càng nhiều. Trong Tuyên bố chung ASEAN - Trung Quốc về hợp tác trên lĩnh vực an ninh phi truyền thống năm 2002 đã liệt kê các vấn đề an ninh phi truyền thống gồm: buôn lậu, ma túy, buôn bán phụ nữ và trẻ em, cướp biển, khủng bố, buôn lậu vũ khí, rửa tiền, tội phạm, kinh tế quốc tế và tội phạm công nghệ cao.
Từ góc độ an ninh quốc gia, có thể chia an ninh phi truyền thống thành các nhóm vấn đề sau: an ninh chính trị, an ninh quân sự, an ninh xã hội, an ninh kinh tế, an ninh tiền tệ, an ninh năng lượng, an ninh lương thực, an ninh sinh thái.
Từ tính chất đe dọa và đối tượng bị đe dọa, an ninh phi truyền thống được chia thành 5 loại chính gồm: vấn đề an ninh liên quan đến sự phát triển bền vững; mối đe dọa, uy hiếp đến từ sự ổn định an ninh khu vực và quốc tế; tổ chức tội phạm xuyên quốc gia; tổ chức tồn tại ngoài nhà nước thách thức trật tự an ninh quốc tế; vấn đề an ninh gây ra bởi sự phát triển công nghệ và toàn cầu hóa.
*Tính bộc phát:
Các mối đe dọa đến từ an ninh truyền thống chủ yếu thông qua các mâu thuẫn lợi ích dẫn tới chiến tranh vũ trang. Những mối đe dọa này hoàn toàn có thể được kiểm soát và hạn chế mức độ nghiêm trọng với sự chủ động từ cả hai phía. Thời gian và cách thức diễn ra của các mối đe dọa đến từ an ninh truyền thống cũng có diễn biến tuần tự và thường không diễn ra một cách chớp nhoáng. Tuy nhiên các mối đe dọa đến từ an ninh phi truyền thống lại bùng nổ nhanh chóng, diễn ra đột ngột, khó kiểm soát, thiếu dấu hiệu rõ ràng. Ví dụ như các vụ khủng bố diễn ra trên toàn cầu đều xảy ra và không hề được phòng bị. Hoặc như đại dịch AIDS những năm 1980, bệnh bò điên, lở mồm long móng hay gần đây là bệnh SARS đều diễn biến rất nhanh và khi được nhận thức thì nó đã gây hậu quả nghiêm trọng.
*Tính chuyển hóa:
Mặc dù an ninh truyền thống và an ninh phi truyền thống là hai mặt của khái niệm an ninh nhưng chúng lại có quan hệ đan xen với nhau, trong một số điều kiện chúng ta không thể phủ định khả năng chuyển hóa giữa mối quan hệ an ninh truyền thống và an ninh phi truyền thống. Các mối đe dọa an ninh truyền thống và an ninh phi truyền thống được đan xen, tương tác và có thể biến đổi lẫn nhau trong những điều kiện nhất định. Thứ nhất, nhiều vấn đề an ninh phi truyền thống là hậu quả trực tiếp của các vấn đề an ninh truyền thống. Chẳng hạn như vấn đề người tị nạn do chiến tranh, thiệt hại về môi trường và các vấn đề ô nhiễm. Thứ hai, một số vấn đề an ninh truyền thống có thể phát triển thành các vấn đề an ninh phi truyền thống. Ví dụ, sự hình thành của chủ nghĩa khủng bố liên quan chặt chẽ đến các vấn đề an ninh truyền thống như tâm lý đấu tranh gây ra bởi chủ nghĩa bá quyền, xung đột và bởi các vấn đề lãnh thổ và chủ quyền, và những vấn đề lịch sử hình thành bởi mâu thuẫn dân tộc và tôn giáo. Thứ ba, một số vấn đề an ninh phi truyền thống cũng có thể gây ra mâu thuẫn và xung đột trong an ninh truyền thống. Nếu các tổ chức khủng bố tìm kiếm các phương tiện công nghệ cao như hạt nhân và hóa sinh, nó sẽ liên quan đến sự gia tăng vũ khí hủy diệt hàng loạt. Sự tương tác giữa các mối đe dọa an ninh truyền thống và an ninh phi truyền thống tưởng như biệt lập, nhưng khi xét tới nguyên nhân, sự hình thành, thì chúng lại có quan hệ tương hỗ lẫn nhau, bởi có cái này mà có cái kia và ngược lại.
Chương III: Pháp luật quốc tế về an ninh phi truyền thống trên biển 3.1. Các quy định, công ước về an ninh phi truyền thống trên biển:
Hiến chương ASEAN là văn bản khai sinh ra tổ chức ASEAN, chủ yếu là các quy phạm quy định những vấn đề thuộc về cơ cấu, tổ chức của ASEAN nhưng cũng ít nhiều đề cập đến vấn đề an ninh phi truyền thống: Tại các khoản 1, 3, 8, 12
Điều 1 Hiến chương, tuy không đề cập trực tiếp đến khái niệm an ninh phi truyền thống nhưng các mục tiêu hướng đến của ASEAN là nội dung của vấn đề này.
1, Duy trì và thúc đẩy hòa bình, an ninh và ổn định tăng cường hơn nữa các giá trị hướng tới hòa bình khu vực;
3, Duy trì Đông Nam Á là một khu vực không có vũ khí hạt nhân và các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt;
8, Đối phó hữu hiệu với tất cả các mối đe dọa, các loại tội phạm xuyên quốc gia và các thách thức xuyên biên giới phù hợp với các nguyên tắc an ninh toàn diện;
12, Tăng cường hợp tác trong việc xây dựng cho người dân ASEAN một môi trường an toàn, an ninh và không có ma túy.
Trong Tuyên bố chung ASEAN - Trung Quốc về hợp tác trên lĩnh vực an ninh phi truyền thống thông qua tại Hội nghị thượng đỉnh lần thứ sáu giữa các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Trung Quốc tại Phnôm Pênh (Campuchia) ngày 01-11-2002. An ninh phi truyền thống được hiểu là những vấn đề về các loại tội phạm xuyên quốc gia, đặc biệt là tội phạm khủng bố và ma túy đe dọa an ninh khu vực và thế giới, đồng thời tạo ra những thách thức mới đối với hòa bình, ổn định trong và ngoài khu vực.
Các mối an ninh phi truyền thống trên biển cũng được quy định rõ về khái niệm cũng như khung pháp lý để xử lí trong UNCLOS 1982 tại các ĐIỀU 101, ĐIỀU 103, ĐIỀU 104, ĐIỀU 105, ĐIỀU 107, ĐIỀU 108:
Điều 101
Định nghĩa cướp biển
a) Mọi hành động trái phép dùng hành động hay bắt giữ hoặc bất kỳ sự cướp phá nào do thủy thủ hoặc hành khách trên một chiếc tàu hay một phương tiện bay tư nhân gây nên, vì những mục đích riêng tư, và nhằm:
i. Chống lại một chiếc tàu hay một phương tiện bay khác, hay chống lại những người hay của cải ở trên con tàu hoặc phương tiện bay đỗ ở biển cả;
ii. Chống lại một chiếc tàu hay một phương tiện bay, người hay của cải, ở một nơi không thuộc quyền tài phán của một quốc gia nào;
b) Mọi hành động tham gia có tính chất tự nguyện vào việc sử dụng một chiếc tàu hay một phương tiện bay, khi người tham gia biết từ những sự việc rằng chiếc tàu hay phương tiện bay đó là một tàu hay phương tiện bay cướp biển;
c) Mọi hành động nhằm xúi giục người khác phạm những hành động được xác định ở điểm a hoặc b hay phạm phải với chủ định làm dễ dàng cho các hành động đó
Điều 103 Định nghĩa một tàu hay một phương tiện bay cướp biển
Những tàu hay phương tiện bay mà kể kiểm soát nó thực sự, chủ trương sử dụng để phạm một trong những hành động được nêu ở Điều 101, được coi là những tàu hay phương tiện bay cướp biển. Những chiếc tàu hay phương tiện bay đã được dùng để phạm những hành động nói trên cũng được coi là tàu hay phương tiện bay cướp biển chừng nào nó còn ở dưới quyền kiểm soát của những người gây ra những hành động đó.
Điều 104 Giữ hay mất quốc tịch của một con tàu hay một phương tiện bay cướp biển
Một con tàu hay một phương tiện bay đã trở thành cướp biển có thể giữ quốc tịch của mình. Việc giữ hay mất quốc tịch do luật trong nước của quốc gia đã trao quốc tịch đó điều chỉnh.
Điều 105: Bắt giữ một chiếc tàu hay phương tiện bay cướp biển
Mọi quốc gia ở biển cả, hay ở bất cứ nơi nào khác không thuộc quyền tài phán của bất kỳ quốc gia nào, đều có thể bất giữ một chiếc tàu hay một phương tiện bay đã trở thành cướp biển, hoặc một chiếc tàu hay một phương tiện bay bị chiếm đoạt sau một hành động cướp biển và đang nằm trong tay bọn cướp biển, và đều có thể bắt giữ người và của cải ở trên con tàu hay phương tiện bay đó. Các tòa án của quốc gia đã tiến hành việc bắt đó có thể công bố các hình phạt cũng như các biện pháp áp dụng đối với chiếc tàu, phương tiện bay hay của cải, trừ những người lương thiện trong cuộc.
Điều 107 Các tàu và phương tiện bay có đủ tư cách để thực hiện việc bắt giữ vì lý do cướp biển
Chỉ có các tàu chiến hay phương tiện bay quân sự, hoặc các tàu thuyền hay phương tiện bay khác mang các dấu hiện bên ngoài chứng tỏ rõ ràng là của một cơ quan Nhà nước và được tiến hành nhiệm vụ này, mới có thể thực hiện việc bắt giữ vì lý do cướp biển.
Điều 108: Buôn bán trái phép các chất ma túy và các chất kích thích
1. Tất cả các quốc gia hợp tác với nhau để trấn áp việc buôn bán trái phép các chất ma túy và các chất kích thích do các tàu đi lại ở biển cả tiến hành, vi phạm các công ước quốc tế.
2. Mọi quốc gia khi đã có lý do chính đáng để cho rằng một tàu mang cờ của nước mình đang buôn bán trái phép các chất ma túy và các chất kích thích đều có thể yêu cầu các quốc gia khác hợp tác để chấm dứt việc buôn bán đó.
3.2. Thực trạng thực hiện quy định pháp luật quốc tế về an ninh phitruyền thống truyền thống
Như đã nói ở trên, an ninh phi truyền thống có thể chia làm hai nhóm: Nhóm về các quá trình, hiện tượng tự nhiên và xã hội bất lợi đến xã hội và Nhóm về các hành vi tiêu cực (phạm pháp) do cá nhân hoặc pháp nhân (tổ chức) thực hiện ảnh hưởng bất lợi đến xã hội.
Biến đổi khí hậu toàn cầu là một vấn đề quan trọng hàng đầu của an ninh môi trường và đã trở thành thách thức an ninh phi truyền thống lớn nhất mà thế giới đang phải đối mặt. Biến đổi khí hậu toàn cầu đã nổi lên như một yếu tố thách thức và tiềm ẩn nguy cơ cho sự tồn tại trong tương lai của các quốc gia. Biến đổi khí hậu gây ra các biến động không có lợi về môi trường, gây khủng hoảng sinh thái, từ đó đe dọa tới an ninh con người, an ninh quốc gia. Biểu hiện rõ nhất là sự nóng lên của trái đất, băng tan, nước biển dâng cao; các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão lũ, sóng thần, động đất, hạn hán, tai biến và giá rét kéo dài… ảnh hưởng tới tính mạng con người, gây suy thoái kinh tế, xung đột và chiến tranh, mất đa dạng sinh học, phá huỷ hệ sinh thái, thiếu lương thực và xuất hiện hàng loạt dịch bệnh… Trong môi trường biển, hiện tượng trái đất nóng lên khiến mực nước biển đang dần dâng lên. Nhiệt độ tăng làm các sông băng, biển băng hay lục địa băng trên trái đất tan chảy và làm tăng lượng nước đổ vào các biển và đại dương. Các núi băng và sông băng đang co lại. Những lãnh nguyên bao la từng được bao phủ bởi một lớp băng vĩnh cữu rất dày giờ đây được cây cối bao phủ. Những thay đổi trong điều kiện khí hậu và lượng khí carbon dioxide tăng nhanh chóng đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới hệ sinh thái, nguồn cung cấp nước ngọt, không khí, nhiên liệu, năng lượng sạch, thực phẩm và sức khỏe. Dưới tác động của nhiệt độ, không khí và băng tan, số lượng các rạn san hô ngày càng có xu hướng giảm. Điều đó cho
thấy, cả hệ sinh thái trên cạn và dưới nước đều đang phải hứng chịu những tác động từ lũ lụt, hạn hán, cháy rừng, cũng như hiện tượng axit hóa đại dương.
Vấn đề di cư bất hợp pháp cũng là một trong những vấn đề về an ninh phi truyền thống cần được giải quyết. Di cư bất hợp pháp dưới nhiều hình thức khác nhau, trong đó có di cư bằng đường biển đang là vấn đề an ninh phi truyền thống cần phải được ngăn chặn, vấn đề này đã và đang xảy ra ở nhiều quốc gia. Theo Cơ quan quản lý biên giới Liên hiệp châu Âu (EU) Frontex ước tính, trong năm 2014, số người nhập cư trái phép vào khu vực này tăng gần gấp ba lần, với 276.000 trường hợp so với năm trước đó, trong đó có 220.000 người đi qua Địa Trung Hải. Libya và Syria là những quốc gia di cư bằng đường biển đến EU đông nhất. Ngoài ra, tình trạng di cư từ các quốc gia châu Á, đặc biệt là Đông Nam Á cũng đáng báo động. Trong số đó, có nhiều người đã thiệt mạng ngay trên đường đi sang EU. Một trong những thảm hoạ tồi tề nhất trong cuộc khủng hoảng di cư ở Địa Trung Hải, đó là hơn 700 người thiệt mạng trên một con tàu đánh cá chở người di cư bất hợp pháp đến châu Âu bị lật ngoài khơi Libya vào tháng 4/2015. Với mong muốn chạy trốn vòng xoáy xung đột, nghèo đói nơi quê nhà, những người di cư, chủ yếu đến từ Trung Ðông, Bắc Phi, sẵn sàng mạo hiểm tính mạng để dấn bước trên hành trình hiểm nguy tới châu Âu. Ðằng sau giấc mơ đổi đời là hiện thực tàn khốc. Các nhóm buôn người đã tìm ra "muôn hình vạn trạng" mánh khóe để đưa người di cư vào châu Âu trái phép. Theo hãng tin AP, một cách thức mới được các nhóm buôn người sử dụng gần đây là đưa người di cư lên các du thuyền hạng sang và di chuyển trên những tuyến đường ít bị chú ý hơn, như từ Thổ Nhĩ Kỳ đến Calabria của Italia. Chia sẻ với hãng AP, các nhân chứng cho biết, mỗi người di cư phải trả trung bình 8.500 euro đối với người lớn và 4.000 euro đối với trẻ em để tham gia hành trình này. Dù bỏ ra một khoản tiền không hề nhỏ nhưng những người di cư đã có trải nghiệm tồi tệ khi các nhóm buôn người nhồi nhét khoảng 100 người bên
dưới mỗi boong tàu để trốn tránh lực lượng tuần tra. Ðối mặt cuộc khủng hoảng di cư ngày càng trầm trọng, nội bộ EU vẫn "lục đục" về cách thức ứng phó. Nhằm bảo vệ đường biên giới của mình, một số nước châu Âu quyết định dựng hàng rào chặn làn sóng người di cư, đồng thời yêu cầu EU cấp kinh phí cần thiết để duy trì biện pháp này. Tuy nhiên, Ủy ban châu Âu (EC) phản đối việc xây dựng các bức tường chặn người di cư, đồng thời nhấn mạnh, đây chỉ là biện pháp khắc phục ngắn hạn, không phù hợp các giá trị chung của châu Âu. EC cũng khẳng định