VIẾT NHẠC BẰNG NGOẠI CẢM

Một phần của tài liệu Linh-Hồn-và-Cõi-Âm-toàn-bộ (Trang 75 - 80)

D. VẼ TRANH BẰNG NGOẠI CẢM

E. VIẾT NHẠC BẰNG NGOẠI CẢM

Trước khi viết về sự giao tiếp và viết nhạc với các nhà soạn nhạc cổ điển bằng thiên nhãn và thiên nhĩ của Rosemary Brown, tôi xin kể một sự

kiện viết nhạc bằng ngoại cảm rất gần chúng ta. Đó là trường hợp ông Nguyễn Năng Tế, người chồng cũ của bà Kiều Chinh, một siêu sao điện

ảnh Việt Nam . Nhà văn nhà báo Đỗ Tiến Đức kể lại trong buổi trình diễn ca nhạc dưới Quận Cam Nam Cali, ông Nguyễn Năng Tế đã lên máy vi âm trình bày rất nhiều bản nhạc do ơng sáng tác. Là chỗ bạn cũ, ông Đức hỏi ông Tế sáng tác nhạc từ bao giờ. Ông Tế thành thật nói: “Tơi có biết gì về

âm nhạc đâu, con gái tôi hiện về đọc nhạc cho tôi chép cả trăm bài rồi”. Con gái ông đã qua đời vì một tai nạn.

Trước Rosemary Brown, cịn có Jesse Shepard cũng là một giá đồng âm nhạc (musical medium). Ông đã qua đời năm 1927.Khả năng viết nhạc bằng ngoại cảm của Jesse Shepard đã được xác nhận bởi nhạc sĩ dương cầm John Lill, người đã đoạt giải quốc tế Tchaikovsky tại Moscow năm 1970.

Nói về sự kiện viết nhạc bằng ngoại cảm hay khả năng ngoại cảm chung chung, chưa ai có được Thiên Nhãn và Thiên Nhĩ mạnh như bà Rosemary Brown . Bà đã chép hộ Beethoven bản hòa tấu số 10 và số 11 tiếp nối với hòa tấu số 9 là sáng tác cuối cùng của Beethoven lúc sinh thời. Bà đã chép nốt dùm Shubert bản hòa tấu dang dở (unfinished symphony) và đã kể lại các việc tâm linh xảy ra cho bà trong một cuốn Tự Thuật “Unfinished Symphony” mà học giả dịch giả Nguyễn Hữu Hiệu đã dịch ra rất thoát với nhan đề rất bay bướm “Thác còn Vương Tơ” (mượn 4 chữ

trong câu thơ Kiều;”Con tằm đến thác vẫn còn vương tơ”).

Trước hết xin tóm lược tiểu sử của bà phỏng theo Douglas Martin trong bài viết “Rosemary Brown, a friend of dead composers, dies at 85” (đăng trên báo New York Times, Sunday Dec.02, 2001):

Rosemary Dickeson sinh ngày 27.07.1916 tại vùng Nam Luân Đôn. Cha bà là thợ điện, mẹ bà làm quản lý một cửa hàng cung cấp lương thực. Gia đình bà ở tầng trên một sàn nhảy nên bà đã từng đoạt nhiều giải thưởng khiêu vũ khi cịn con gái. Nhưng cha bà khơng muốn cho bà theo nghiệp ca múa. Một việc quan trong xảy ra cho bà là năm bà 7 tuổi bà thấy một ơng giả tóc bạc dài, mặc áo choàng đen, xưng là nhà soạn nhạc Liszt. Ông ta nói “Khi con khơn lớn, ta sẽ trở lại dạy con âm nhạc”. Trong cuộc phỏng vấn với tạp chí Newsweek, bà nói: Tơi ln ln có khả năng nghe được (thiên nhĩ) và trông thấy (thiên nhãn) các người quá cố”

Năm 15 tuổi, bà được công việc làm thư ký nhà bưu điện. Một hôm

đi bộ từ nhà đến sở làm, một tiếng nói bảo bà đi lối khác và ngay sau đó một quả bom oanh tạc rơi trúng ngay con đường cũ bà vẫn đi hàng ngày.

Năm 27 tuổi (1943), bà bị bệnh tê liệt (poliomyelitis) làm yếu phía bên trái thân mình.

Năm 32 tuổi (1948), bà mua đàn piano nhỏ (upright piano) và học

đàn khoảng 1 năm.

Năm 36 tuổi (1952) bà lấy ông Charles Brown, đã từng làm vườn cho vua Farouk của Ai Cập.

Năm 45 tuổi (1961) mẹ bà và chồng bà qua đời

Năm 48 tuổi (1964) bà bị tai nạn trong nhà bếp của trường học nơi bà làm việc và trong thời gian chờ bình phục bà tập lại đàn piano. Chính lúc ấy Liszt đã trở lại như đã hứa và còn dẫn các nhà soạn nhạc khác đến. Bà trở thành “người chép nhạc cho vong linh các nhà soạn nhạc nổi tiếng

đã quá cố”. Mỗi người một kiểu cách khác nhau:

+ Chopin đọc các nốt nhạc cho bà đánh xuống đàn và ấn các ngón tay bà vào các phím đàn.

+ Beethoven và Bach lại muốn bà phải ngồi vào bàn rồi đọc cho bà chép xuống giấy bằng bút chì.

+ Shubert thì lại hát lên các sáng tác mới của ơng mặc dù ơng khơng có giọng tốt.

Nhiều người tin vào những chuyện tâm linh của bà, đã đóng góp ủng hộ để bà xuất bản được 3 cuốn sách và thu thanh được một số bản nhạc dễ

chơi do bà trình tấu.

Vào thập niên 80 vào tuổi 70, bà đau yếu nhiều, khơng cịn giao tiếp với các vong linh được nữa.

Bà qua đời vào ngày 16.11.2001 thọ 85 tuổi để lại một con trai và một con gái.

Lúc sinh thời bà luôn luôn từ chối hỏi các vong linh những câu hỏi mà thiên hạ yêu cầu bà hỏi để chứng minh sự hiện thực của các vong linh là xác thực. Khi báo TIME đưa ra 20 câu hỏi, bà trả lời ngay:

“Tôi không thể gọi các vong linh tới như bấm vào các nút”.

Năm 1970 khi bà cần lời đề tựa cho một cuốn album thu nhạc do bà tiếp nhận từ vong linh các nhà soạn nhạc quá cố, Ngài “Sir Donald Tovey” một nhà âm nhạc học nổi tiếng đã qua đời năm 1940, hiện về viết cho bà lời đề tựa như sau: “It is the implications relevant to this phenomenon that we hope will stimulate sensitive interest”.

Ngoài cuốn tự thuật nổi tiếng của Brown: “Unfinished Symphonies, voices from the Beyond” (London, 1971) bà còn xuất bản cuốn “Immortals at my elbow” (London, 1974).

Như ta biết bà chỉ là một nội trợ, khơng có căn bản vững về âm nhạc và kỹ thuật chơi piano. Brown thú nhận khi chơi piano bản nhạc đầu tiên do Liszt truyền đạt, bà khơng kiểm sốt được các ngón tay là như thể có người cầm tay đưa trên phím đàn. Đã thế bà khơng hề có máy thu thanh (recorder), đài radio và chẳng bao giờđi nghe hòa nhạc.

Năm 1969 bà bị thử nghiệm (do đài BBC: British Broadcasting Corporation tổ chức) bằng cách ngồi trước đàn piano để chờ Liszt hiện lên ... Liszt đã đến, đọc cho bà chép bản nhạc q khó, bà khơng đánh được phải nhờ một nhạc sĩ dương cầm tấu lên. Bản nhạc này được chuyên gia về

Nhà soạn nhạc Humphrey Searle đã xuất bản một khảo luận về các tương đồng giữa nhạc Liszt do Brown ghi chép với nhạc Liszt làm vào lúc cuối đời.

Peter Katin, một nhà nghiên cứu nhạc Chopin nổi tiếng, đã hăm hở

thu thanh các bản nhạc piano mà Chopin truyền đạt cho Brown.

Berstein muốn mua một bản nhạc mà Brown chép được từ vong linh Rachmaninoff. Như thế có nghĩa là ông ta công nhận bản đó đúng là của Rachmaninoff.

+ André Previn, nhạc trưởng London Symphony Orchestra nói rằng những sáng tác mới được Brown chép lại từ các nhà soạn nhạc quá cố là

đúng thứ thiệt như thể lâu nay chúng bịđể quên trên giá sách.

+ Nhà soạn nhạc Anh Cát Lợi Richard Rodney Bennett gần bị hồn tồn thuyết phục nhất là khi ơng ta đương gặp trục trặc trong việc sáng tác thì bà Brown chuyển lại cho ông ta vài lời khuyên của Debussy đã giúp ông giải quyết tốt vấn đề. Trong một lần báo Time phỏng vấn, ơng nói: “Nếu bà

ấy đặt ra thì bà ấy phải là một nhà soạn nhạc đại tài. Bản thân tơi chẳng có thể làm giả nhạc Beethoven được”.

+ Một nhạc trưởng nổi tiếng thời nay chuyên điều khiển ban đại hòa tấu chơi nhạc Beethoven được hỏi ơng có thể viết bắt chước nhạc Beethoven

được khơng? Ơng ta trả lời: “Cố lắm thì viết được khơng q 3 dịng”. Ngồi việc chép nhạc từ các nhà soạn nhạc quá cố, Brown đã miêu tả

họ với vài chi tiết khôi hài và lý thú:

Beethoven khơng cịn điếc nữa và cũng khơng cịn quặu cọ như buổi sinh thời.

Debussy ăn mặc rất kỳ cục.

Chopin la lên bằng tiếng Pháp khi thấy bồn tắm của Brown đầy nước sắp ra ngoài và thất kinh khi xem ban nhạc “The Beatles” trên tivi cùng với bà.

Liszt thường đi chợ với bà và quan tâm tới giá tiền mấy quả chuối. Brown đã lên tiếng trên đài BBC nhiều lần (lần đầu tiên năm 1969) Bà đã biểu diễn tại Town Hall, New York và xuất hiện trong “The Tonight

Show” với Johny Carson và nói rằng các vong linh cho biết “No sex” trong cõi bên kia (The Beyond).

Theo lời bà, việc các vong linh hiện lên cốt để chứng minh rằng có sự hiện hữu của một cuộc đời hay một thế giới sau khi chết:

“The existence of an AFTER LIFE or LIFE AFTER DEATH”

Cho đến đây là người ta kể chuyện Rosemary Brown. Bây giờ xin nghe chính bà kể chuyện Rosemary Brown qua cuốn tự thuật “ Unfinished Symphonies, voices from the Beyond” do học giả Nguyễn Hữu Hiệu phiên dịch – nếu tôi phải dịch thì cố gắng lắm sẽ dịch được như sau: “Những hòa tấu dang dở như tiếng vọng từ cõi bên kia” còn cứ ngoan cố dịch cho sát nghĩa hơn thì cũng sai ý của tác giả vì chính Rosemary đã viết sai hay viết chưa hết cái ý của bà là [các ngài chết rồi mà còn vương vấn muốn viết thêm như thể lúc sinh thời, chưa viết xong. Để diễn tả cái ý đó Nguyễn Hữu Hiệu hạ bút 4 chữ: “Thác còn vương tơ” trích từ câu thơ Kiều: “Con tằm

đến thác vẫn còn vương tơ”, “vương tơ” thì thật tuyệt vời: “vơ âm, vơ sắc – diệc âm diệc sắc như tiếng tơ đồng nhưng mong manh như sợi tơ mành, bước đi sẽ đứt động hờ sẽ tan trong cõi âm huyền hoặc… Chứ không bộc tuột như “Unfinished symphonies” của dương thế phàm trần.

... Và sau đây là các đoạn trích dịch hồn: Beethoven, Liszt, Chopin truyền đạt cho Rosemary để diễn tả qua lời dịch của Nguyễn Hữu Hiệu:

“Ý KIẾN VỀ CUỐN THÁC CÒN VƯƠNG TƠ”:

- Maurice Barnanell (chủ biên tờ Psychic News):”Bà có vẻ là một

đồng cốt có cả hai khả năng thiên nhãn và thiên nhĩ. Sự kiện này có thể so sánh với điều mà hàng trăm đồng cốt khác đã làm - Điều khác biệt duy nhất là ởđây ta có một số đại nhạc sư can dự vào mà thôi”.

Một phần của tài liệu Linh-Hồn-và-Cõi-Âm-toàn-bộ (Trang 75 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)