Ngoại cảm dịch từ cụm từ ESP (extra sensory perception/ phenomenon) do người trong nước VNXHCN. Dịch giả Nguyễn Hữu Hiệu dịch là: “Tri giác siêu cảm giác”. Cịn tơi, Bùi Duy Tâm thì cứ hiểu nơm na
đơn giản là những cảm nhận không thể dùng ngũ quan (sờ, nghe, thấy, ngửi, nếm) và tri giác bình thường được.
Các nhà ngoại cảm nhìn thấy các vong linh, nghe lời các vong linh chỉ dẫn đi tìm hài cốt cho họ. Các nhà ngoại cảm có khi đi cùng với gia
đình những người chết mất xác có khi ngồi ngay Hà Nội mà hướng dẫn người đi tìm mộ bằng điện thoại di động chính xác đến độ như thể các nhà ngoại cảm đó đứng ngay bên cạnh dù là mộ trường cách Hà Nội cả ngàn cây số (các vong hướng dẫn những người có khả năng ngoại cảm).
Do cuộc chiến tranh khốc liệt dài 30 năm, cả triệu người chết mất xác, cả triệu oan hồn đòi thân nhân tìm hài cốt để mang về ấp ủ gần gia
đình làng xóm thân u. Khơng một thế quyền nào có thể ngăn trở được nhu cầu tâm linh này dù là một chính quyền vơ thần duy vật. Cho đến nay người ta đã tìm được hài cốt của hàng chục ngàn liệt sĩ bằng ngoại cảm trong đó có cả những nhân vật cao cấp của nhà nước như bộ trưởng Nguyễn Văn Tố, như trung tướng Nguyễn Bình và gần đây như tổng bí thư
Hà Huy Tập. Nhà nước CSVN phải lập ra các cơ quan nhà nước chính thức lo việc này, ta có thể tạm kể ra ba cơ quan:
1. Liên hiệp khoa học công nghệ tin học ứng dụng (UIA). 2. Viện khoa học hình sự, bộ cơng an.
3. Trung tâm bảo trợ văn hóa kỹ thuật truyền thông.
Trên hết là trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người (số 10 Đào Tấn - Hà Nội) do TS. viện sĩ Đào Vọng Đức làm giám đốc. Trước kia ông này đã từng làm viện trưởng viện vật lý học.TS.thiếu tướng Nguyễn Chu Phúc phụ trách ngành Cận Tâm lý của TTNCTNCN. Cụm từ “Cận Tâm Lý”dịch chữ “Parapsychology”. Chữ Para có nghĩa là đối lại, chống lại như
Parapluie là cái chống với mưa tức là cái ô che mưa [Para = chống với + pluie (tiếng Pháp) = mưa].
Dịch giả Nguyễn Hữu Hiệu dịch chữ Parapsychology là: “Siêu tâm lý” có thể đúng hơn là “Cận (gần,bên cạnh) Tâm lý” Parapsychology có nghĩa là các hiện tượng khác với tâm lý bình thường như ngoại cảm như
tiên đoán tiên tri. Cho nên ngành “Cận Tâm Lý” (Parapsychology) gồm nhiều môn như ngoại cảm ESP và bói tốn tiên tri (mà nhà nước VNXHCN cố ý dịch nhẹ nhàng là “Thông Tin Dự Báo” để vừa có vẻ khoa học như Dự
Báo Thời Tiết, vừa khỏi bị sa lầy trong cõi Duy Tâm lạc hậu và phản động). PTS. Nguyễn Phúc Giác Hải, ĐT: 0904175758 làm chủ nhiệm bộ môn Thông Tin và Dự Báo còn TS. Thiếu Tướng Chu Phác kiêm nhiệm bộ mơn Ngoại Cảm. Vì thế bà con trong nước ngồi nước muốn tìm các nhà ngoại cảm để giúp việc tìm mộ hay gọi hồn thân nhân cứđến ơng Chu Phác, địa chỉ: 38B Lý Nam Đế, Hà Nội - ĐT để bàn: 37474113, ĐTDĐ: 0989658202. Ông Chu Phác rất tử tế và chỉ dẫn tường tận cho tất cả mọi người dù khơng quen biết. Một tấm lịng vàng hiếm có trên cuộc đời.
Cả 3 cơ quan kể trên khơng thu lệ phí dưới bất cứ hình thức nào. Các gia đình có hảo tâm muốn bồi dưỡng trực tiếp cho các nhà ngoại cảm là hồn tồn tự nguyện khơng theo bất cứ một hình thức gợi ý nào. Quá trình
đi tìm phải biết tiết kiệm giản dị. Thực tế chứng minh những gia đình nào tiêu pha tốn kém, kêu ca khó nhọc thì xác xuất thành cơng rất ít. Người ta thường gọi hiện tượng này là “Vong linh tự ái đấy”. Người thường có thể
liên hệ trực tiếp với các nhà ngoại cảm hoặc qua 3 cơ quan kể trên, ưu tiên dành cho liệt sĩ nhất là liệt sĩ tình báo. Việc tìm mộ cho các chiến sĩ tình báo thường được các thơng tin rõ nét hơn và kết quả nhanh hơn như thể hội
đồng tâm linh dành ưu tiên cho các liệt sĩ tình báo vì gia đình đã chịu nhiều thiệt thòi! Hiện nay nhu cầu tìm mộ liệt sĩ rất đông. Mọi người phải xếp hàng theo thứ tự, phải quý kính các vong linh nhà khác như vong linh của gia đình mình. Những người chen ngang khơng theo thứ tự tổ chức thì khi
đi tìm tại hiện trường rất vất vả và hiệu quả thành cơng lại rất ít. Người ta gọi hiện tượng này là “các vong linh khơng hài lịng với việc chen ngang nên làm nhiễu thông tin”.
Đối với các nhà ngoại cảm như Nguyễn Văn Liên, Nguyễn Thị
Nguyện, Nguyễn Văn Nhã, Đỗ Bá Hiệp, Vũ Minh Nghĩa, Dương Thị Năng, Phạm Huy Lập, Trần Văn Tìa, Nguyễn Ngọc Hồi,... thì khơng cần có ảnh, thậm chí cũng khơng cần khai tên hoặc tiểu sử mà chỉ cần nói họ của người quá cố là đủ. Riêng đối với nhà ngoại cảm Phan Bích Hằng thì cần mang theo tấm ảnh của người chết.
Các nhà ngoại cảm như Nguyễn Văn Liên, Nguyễn Thị Nguyện, Nguyễn Văn Nhã, Dương Thị Năng, Phạm Huy Lập, Trần Văn Tìa, Nguyễn Ngọc Hồi,... khơng cần đến hiện trường mà chỉ ngồi nhà vẫn có thể vẽ sơđồ nơi có mộ. Riêng Vũ Thị Minh Nghĩa thì trực tiếp vào rừng để tìm kiếm các vong linh liệt sĩ, sau đó các vong linh liệt sĩ mới nhờ cô Nghĩa thông báo ngược lại cho gia đình (thường gọi hiện tượng liệt sĩđi tìm thân nhân).
Khi nhận được băng ghi âm và bản vẽ hướng dẫn của nhà ngoại cảm thì các gia đình phải đi tìm ngay nếu chần chừđể lâu sẽ mất hiệu quả. Đến hiện trường phải thường xuyên liên lạc bằng điện thoại đểđiều chỉnh tọa độ.
Đa số các trường hợp phải điều chỉnh nhiều lần mới thành cơng.
Ngồi việc tìm mộ bằng ngoại cảm cịn có cách mời vong linh nhập vào người trong gia đình để hướng dẫn đi tìm mộ gọi là Áp Vong.Cách tìm mộ này đương được khảo nghiệm và đã có một số trường hợp thành cơng. Tóm lại việc tìm mộ bằng Tâm Linh có 3 cách:
1. Ngoại Cảm: Qua các người có khả năng ngoại cảm tìm mộ (thấy và nghe được các vong linh chỉ dẫn cho việc tìm mộ).
2. Áp Vong: Qua các người có khả năng áp vong linh người chết vào thân nhân để hướng dẫn tìm mộ.
3. Phối hợp Ngoại Cảm với Áp Vong như trong trường hợp tìm hài cốt tổng bí thư CSVN Hà Huy Tập đã phối hợp khả năng ngoại cảm của Trần Thị Ngọc Ánh, Nguyễn Hữu Thuận, Phan Bích Hằng và khả năng áp vong của Ngọc Ánh.
Một số các nhà ngoại cảm đã được tặng thưởng Gương Huyền Thông (là giải thưởng dành cho các nhà ngoại cảm đã tìm được trên 1000 thông tin về mộ liệt sĩ thất lạc) như Nguyễn Văn Liên, Phan Bích Hằng,
Nguyễn Thị Nguyện, Đỗ Bá Hiệp, Nguyễn Văn Nhã, Vũ Thị Minh Nghĩa, Nguyễn Ngọc Hoài, Nguyễn Khắc Bảy,…
Cậu Liên (bên phải)
Anh Nguyễn Khắc Bảy Cơ Phan Bích Hằng cùng chồng, 2 con và bà mẹ chồng
Địa chỉ của các nhà ngoại cảm tìm mộ:
Họ và tên Điện thoại Địa chỉ liên lạc
Nguyễn Thị Nguyện Cắt điện thoại Nhà 12 ngạch 45, ngõ 6, đường Phương Mai, Đống Đa - Hà Nội Nguyễn Văn Nhã 0903905957 Phía Nam
Vũ Minh Nghĩa 0903616818 Bà rịa - Vũng Tàu Phạm Huy Lập 0903746547 (Nhóm anh Nhã)
Trần Văn Tìa 0913786781 (Nhóm anh Nhã)
Hồ Văn Hồng (Nhóm anh Nhã)
Đổ Bá Hiệp Cắt điện thoại
0906266905 Số 1 - Đông Tác - Kim Liên - Hà Nội Nguyễn Ngọc Hoài 0917885267 Số 1 - Đông Tác - Kim Liên - Hà Nội Phan thị Bích Hằng
Cắt điện thoại DĐ:
0905.8889999
Phịng Kế Toán, Trường ĐHQTKD, Phường Vĩnh Tuy, Hai Bà, HN
Nguyễn Văn Liên 0320864001 1900561518 Tạm về quê Tứ Kỳ - Hải Dương Áp vong liệt sỹ vào thân nhân để đi tìm mộ Đăng ký trực tiếp tại số 1 - Đông Tác - Kim Liên - Hà Nội Tìm thơng tin về liệt sỹ trên trang Website
www. uia.edu.vn
www. nhantimdongdoi.org Nguyễn Khắc Bẩy 0985456688 Hà Nội
Anh Thắng 0321873041 Phố Giác - Thị Trấn Vương - Hưng Yên
Anh Phụng (1944) 04.3847.4427
0904167724 Hà Nội
Các phương pháp dùng trong việc giám định hài cốt tại Việt Nam. Hiện nay có 3 phương pháp:
1. Giám định hình thái xương (địi hỏi hộp sọ phải còn nguyên vẹn) 2. Giám định qua di vật
3. Giám định hài cốt bằng kỹ thuật phân tích hệ gene ty thể, một phương pháp mang lại hiệu quả và độ chính xác cao nhất.
Trong tế bào có 2 hệ gene: hệ gen nhân (di truyền theo dòng cha) và hệ gene ty thể (di truyền theo dòng mẹ). Ty thể (mitochondria) là một bào quan của tế bào, là nhà máy cung cấp năng lượng cho tế bào. Điều đặc biệt là ty thể có hệ gene riêng, độc lập với hệ gene di truyền ở trong nhân. Khi thụ tinh ty thể của người cha tập trung ở phần đuôi của tinh trùng và khơng tham gia vào q trình thụ tinh. Trong khi đó tế bào trứng (của người mẹ) lại chứa ty thể tham gia vào quá trình thụ tinh và hình thành phơi thai. Chính vì vậy, một đứa trẻ ra đời chỉ mang ty thể của người mẹ và hưởng các gene ty thểđó. Nói một cách khác, ty thể được theo dịng mẹ. Gene ty thể có cấu trúc mạch vịng do đó bền vững hơn hệ gene nhân. Trong khi đó, hệ gene có mạch thẳng nên dễ bị phá hủy trong điều kiện hài cốt được mai táng sơ sài và lâu năm. Trong mẫu hài cốt, nhất là những mẫu lâu năm chỉ
có hệ gene ty thể là cịn tồn tại nằm trong xương. Cần có một mẫu xương nhỏ không được quá mủn hoặc tốt nhất là một chiếc răng của người quá cố. Khi để làm sạch, răng hoặc xương để nghiền thành bột trong ni tơ lỏng (liquid nitrogen) rồi được ngâm vào các hóa chất tinh khiết. Khâu tiếp là tách chiết ADN (hay DNA theo tiếng Anh) từ mẫu bằng các thiết bị chuyên dụng như máy ly tâm siêu tốc 1.500 vịng/phút, Sau đó một đoạn gene đặc hiệu HV1 nằm trong vùng D-loop của ADN ty thể (đặc trưng cho từng cá thể và của dòng họ) được nhân bản bằng máy PCR để tạo hàng tỷ bản sao,dùng cho khâu tách gene và xác định trình tự (sequence) gene bằng máy tựđộng hiện đại nhất của Mỹ. Cuối cùng, phần mềm chuyên dụng trên máy tính so sánh trình tự (sequence) gene của hài cốt với trình tự gene trong mẫu đối chiếu của thân nhân (thuận lợi nhất là 0,5 – 1cc máu) thuộc dòng mẹ (mẹđẻ, anh chị em cùng mẹ, con ruột, con của chị em gái,….) bởi hệ gene ty thể chỉ truyền theo dịng mẹ.
Tồn bộ quy trình giám định được hồn tất khoảng một tháng - kinh phí từ 5-7 triệu đồng VN. Viện Công nghệ Sinh học BIONET VietNam làm việc giám định hài cốt này từ năm 2003. Trong 60 trường hợp giám định để định danh được 36 hài cốt còn 24 hồ sơ còn lại không đúng với mẫu so sánh nghĩa là khơng phải hài cốt thân nhân của gia đình tìm. Ta thấy tỉ số là
24/36: 4/6 (tứ lục) nghĩa là nếu khơng giám định bằng ADN thì độ sai lầm khá cao.
Toàn bộ kỹ thuật giám định đã được Viện CNSH Bionet VN hoàn thiện. Viện đang chuyển giao công nghệ (tức là kỹ thuật) và tập huấn (training) cho các đơn vị khác để giải quyết nạn ứ đọng vì nhu cầu quá nhiều. Mọi chi tiết có thể liên hệ với TS. Lê Quang Huấn, Viện CNSH (ĐTDĐ: 0904.253.600) hay Công ty Cổ phần Công Nghệ Sinh Học Bionet VN số 12N1 Hồng Cầu, Phường Ơ Chợ Dừa, Đống Đa, Hà Nội(ĐT: 04- 66747102 Fax: 04-627.50010 Hotline: 0988683082 Email: support@ bionet.vn. Website: www.bionet.vn/www.bihông tin chi tiết).
Báo cáo sau đây của Tổng Giám Đốc Hội Đồng Khoa Học UIA về việc tìm di hài nhà văn Nam Cao là một trường hợp điển hình của việc tìm mộ bằng ngoại cảm:
Tìm di hài liệt sĩ nhà văn Nam Cao bằng phương pháp huyền thông giao thoa
của nhiều nhà ngoại cảm
Hội đồng khoa học UIA
Năm 1996, có hơn ba chục cơ quan đã tham gia chương trình hiệp thương “Tìm lại Nam Cao”. Rất nhiều phương tiện tìm kiếm đã được huy
động. Liên hiệp khoa học UIA xin đảm nhận việc tìm ngơi mộ Nam Cao bằng khả năng đặc biệt.
Hội đồng khoa học UIA đã chọn giải pháp dùng Huyền thông Giao thoa của nhiều nhà ngoại cảm để xác định vị trí ngơi mộ, sau đó kiểm định lại theo các phương pháp của khoa học hiện đại (phần kiểm định do Viện Khoa học Hình sự - Bộ Nội vụ đảm nhiệm). UIA đã chọn 7 người có khả
năng khác thường để tham gia dự báo. Những người này được quy ước gọi là “nhà ngoại cảm”.
Nguồn thông tin đầu vào duy nhất cho các nhà ngoại cảm là tấm hình nhà văn Nam Cao lúc sinh thời. (Tuy nhiên, có người chỉ cần “đầu vào” là
nắm đất tại những ngôi mộ cần khảo cứu, hoặc chỉ cần biết họ của người
đang phải tìm). Các nhà ngoại cảm làm việc độc lập với nhau. Trước khi khảo sát thực tế tại hiện trường, mỗi người viết kết quả dự báo (theo sở
trường riêng của minh) vào tờ trắc nghiệm, niêm phong lại rồi trao cho Hội
đồng khoa học UIA. Mỗi trắc nghiệm tạo thành mảng thơng tin riêng biệt mang tính đặc thủ của từng môn phái.Miền nào hội tụ được nhièu mảng thông tin riêng biệt giao thoa nhau thì miền đó có độ tin cậy Huyền Thơng lớn hơn.
Có những trắc nghiệm cung cấp được những mảng thông tin rất đậm
đặc với độ tin cậy khá cao, giàu tính điển hình, nhưng cũng có trắc nghiệm mới chỉ tạo được mảng thơng tin mờ nhạt, ít sự kiện cá biệt.
Ngôi mộ số 306 tại nghĩa trang liệt sỹ huyện Gia Viễn - Ninh Bình
đã hội tụđược nhiều yếu tố điển hình và có nhiều thơng tin cá biệt với xác suất Huyền Thông rất cao. Ngôi mộ được khai mở vào cuối năm 1997 và
được giám định tại Viện Khoa học Hình sự - Bộ Nội vụ.
Sau 7 ngày kiểm định miệt mài, đầy tinh thần trách nhiệm của bác sĩ phó tiến sĩ Trần Đức Đĩnh và các đồng nghiệp Viện Khoa học Hình sự, di hài liệt sĩ nhà văn Nam Cao đã được vinh quy tại quê hương ông vào đầu năm 1998.
Trong tài liệu phục vụ hội thảo khoa học kỳ tới, chúng tôi sẽ giới thiệu chi tiết về các mảng thông tin trong các bản trắc nghiệm của các nhà ngoại cảm đã tham gia chương trình “Tìm lại Nam Cao”.
Đây là những cứ liệu rất quan trọng trong nghiên cứu thực nghiệm, Nó góp phần làm sáng tỏ ranh giới giữa những miền hiện thực (mà khoa học ngoại cảm sẽ vươn tới) với những miền mê tín dị đoan (mà nhiều người đang ngụp lặn trong đó để trục lợi).
Tổng giám đốc Vũ Thế Khanh
Hiệu năng và thành quả của việc “Tìm mộ từ xa bằng ngoại cảm” theo sự hướng dẫn của các vong linh đã được các yếu nhân lãnh đạo Đảng
CSVN và Nhà nước CHXHCNVN cơng nhận và khuyến khích qua các thư
gửi cho hội đồng khoa học UIA như sau.
- Ông Phạm Thế Duyệt, ủy viên Trung ương:
[… “Uống nước, nhớ nguồn, thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với các gia đình liệt sĩ đó cũng là nguồn tình cảm thiêng liêng của tồn Đảng, tồn dân…
Những thành cơng mà các đồng chí đã đạt được trong năm qua thật
đáng biểu dương…] (ngày 23/01/1999).
- Ông Phạm Huy Thận, cục trưởng cục điều tra hình sụ viện kiểm sát nhân dân tối cao [tặng giấy khen cho “Liên hiệp khoa học công nghệ tin học ứng dụng UIA” có thành tích xuất sắc trong phối hợp điều tra theo chuyên án hình sự của viện kiểm sát nhân dân tối cao] (ngày 18 tháng 4 năm 2008).
- Thiếu tướng Trần Tiến Cung, chỉ huy Tổng cục II:
[Trong đợt kỷ niệm 50 năm ngày thương binh liệt sĩ, được sự giúp đỡ
của liên hiệp khoa học công nghệ tin học ứng dụng và trực tiếp là anh Nguyễn Văn Liên, tổng cục II - Bộ Quốc phịng đã tìm được 2 mộ liệt sĩ
của tổng cục mà trước đó tìm nhiều lần nhưng chưa thấy. Việc làm nhân nghĩa, ân đức đó đã gây xúc động đối với các chiến sĩ tổng cục II và đồng
đội thân nhân của gia đình các liệt sĩ,...] (ngày 17 tháng 10 năm 1997).