Đánh giá thực trạng kế toánTSCĐHH tại doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán tài sản cố định hữu hình tại doanh nghiệp tư nhân vân dũng (Trang 66 - 69)

2.2.1 .Chính sách kế toán áp dụng tại Doanh nghiệp

3.1 Đánh giá thực trạng kế toánTSCĐHH tại doanh nghiệp

Qua thời gian thực tập tại Doanh nghiệp Vân Dũng trên cơ sở đánh giá, xem xét phân tích một số chỉ tiêu kinh tế cụ thể. Tôi nhận thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đã đạt được những kết quả rất khả quan và có su hướng phát triển tốt. Thích ứng nhanh với cơ chế thị trường khẳng định vị trí của mình, vươn lên cùng với nên kinh tế của tỉnh nhà nói riêng và của cả nước nói chung

Doanh nghiệp đã tổ chức công tác kế tốn theo hình thức tập trung, Hinh thức này đã tạo cho kế toán trưởng kiểm tra, chi đạo nghiệp vụ đảm bảo tính thống nhất , sự chỉ đạo của giám đốc đối với toàn bộ hoạt động sán xuất kinh doanh và cơng tác kế tốn đảm bảo được tính thống nhất về phạm vi, phương pháp tính tốn và các chi tiêu kinh tế giữa kế toán và các bộ phận mang tính trung thực, hợp l ý,dễ hiểu về các số liệu kế tốn.

Q trình hạch tốn bộ máy kế toán của doanh nghiệp cũng hạn chế việc ghi chép trùng lặp, Thống nhất các nguồn số liệu ban đầu do đó việc tổ chức cơng tác kế tốn ở doanh nghiệp là phù hợp với trình độ đội ngũ kế toán việc thống nhất tập trung, bám sát các quyết định, thơng tư của Bộ tài chính của Tỉnh Huyện và của doanh nghiệp. Giữa các bộ phận thủ kho và kế toán là cơ sở góp phần đáp ứng những yêu cầu kế tốn của doanh nghiệp,quy trình luân chuyển chứng từ hợp lý, rễ đối chiếu và kiểm tra sổ sách.

Có thể nói cơng tác hạch tốn kế tốn của doanh nghiệp ngày càng trở thành một công cụ đắc lực giúp cho doanh nghiệp đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của công tác quản l ý.

Đỗ Tiến Tùng Lớp KT6 – K2 3.1.1 Ưu điểm

Có thể nói, doanh nghiệp đã vận dụng linh hoạt, sáng tạo chế độ kế tốn về TSCĐHH. Chính điều này đã tác động tích cực tới hiệu năng quản lý kinh doanh, quản lý tài sản và đóng góp quan trọng vào việc nâng cao vị thế, sức cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Cụ thể là: Doanh nghiệp đã vận dụng đầy đủ hệ thống chứng từ cho quản lý và hạch toán TSCĐHH, từ việc đầu tư, mua sắm, điều chuyển, cấp vốn, thanh lý, nhượng bán, khấu hao đến sửa chữa TSCĐHH… Việc sử dụng tương đối đầy đủ và linh hoạt hệ thống tài khoản kế toán áp dụng cho phần hành kế toán TSCĐHH.

Doanh nghiệp đã áp dụng hình thức kế tốn hợp lý với quy mô hoạt động, đặc điểm tổ chức quản lý, nhu cầu thông tin và khả năng, điều kiện cơ sở vật chất của doanh nghiệp. Hình thức kế tốn Nhật ký chung đã tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào cơng tác kế tốn và vận dụng linh hoạt các mẫu sổ kế toán.

Việc mở, ghi và khoá sổ đầy đủ số liệu về TSCĐHH trên Thẻ TSCĐHH, Sổ TSCĐHH và Sổ theo dõi TSCĐHH tại đơn vị đã góp phần cung cấp chính xác thơng tin của từng TSCĐHH, từng loại TSCĐHH, bao gồm nguyên giá, tình hình trích khấu hao, số khấu hao luỹ kế tính đến thời điểm giảm TSCĐHH, lý do giảm TSCĐHH, đồng thời tăng cường thực hiện trách nhiệm vật chất đối với các cá nhân, bộ phận liên quan trong việc quản lý và sử dụng TSCĐHH của doanh nghiệp

Việc hạch toán các trường hợp tăng, giảm, khấu hao và sửa chữa TSCĐHH của doanh nghiệp về cơ bản được thực hiện như quy định của Chế độ kế tốn.

Hệ thống BCTC nói chung, báo cáo về TSCĐHH nói riêng trong doanh nghiệp đầy đủ, kịp thời và chính xác. Các báo cáo tăng TSCĐHH, báo cáo kết quả kiểm kê TSCĐHH là căn cứ quan trọng trong việc kiểm tra, đối chiếu số liệu với sổ kế toán và BCTC. Việc ghi chú đầy đủ, chính xác thơng tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong bảng cân đối kế tốn và báo cáo kết

Đỗ Tiến Tùng Lớp KT6 – K2

quả kinh doanh, trong đó có các thông tin cụ thể về tăng, giảm, khấu hao TSCĐHH.

Việc quản lý TSCĐHH trong doanh nghiệp được thực hiện bài bản và chặt chẽ. Quy trình thủ tục của các trường hợp mua sắm, thanh lý, nhượng bán sửa chữa TSCĐHH trong doanh nghiệp là hợp lý, các bước công việc diễn ra theo một trình tự, tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm tra, kiểm soát của quản lý. hiệu quả sử dụng TSCĐHH khả quan có chiều hướng tăng dần qua các năm. Sức sản xuất sinh lời của nó tăng.

Những nỗ lực của doanh nghiệp trong việc hạch toán và quản lý TSCĐHH đã đóng góp nhất định vào thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của huyện nhà nói riêng và của cả nước nói chung. Hiệu quả kinh doanh, vị thế của doanh nghiệp nói riêng.

3.1.2 Nhược Điểm

Bên cạnh những kết quả đã đạt được trong hạch toán TSCĐHH, doanh nghiệp vẫn còn một số hạn chế nhất định cần khắc phục và hoàn thiện nhằm nâng cao hiệu năng quản lý và hiệu quả kinh doanh.

Là một doanh nghiệp trẻ nên việc huy động vốn còn có những khó khăn nhất định, chưa nuôi dưỡng và huy động được nguồn lao động truyền thống có tay nghề cao. Chủ yếu là thuê ngồi chưa ổn định, nên hiệu quả cơng việc đạt được là chưa cao.

Mặc dù doanh nghiệp đã đổi mới phương thức chỉ đạo theo phương châm sâu sát, tập chung, đảm bảo chất lượng kỹ thuật, an toàn lao động trong việc sử dụng TSCĐHH. Nhưng hiện nay vẫn còn một số TSCĐHH bị hư hỏng nặng và chưa được sửa chữa. Điều này ảnh hưởng lớn đến việc thu hồi vốn và an toàn cho người lao động.

Doanh nghiệp chưa thực hiện đánh số hiệu cho TSCĐHH, gây khó khăn nhất định cho việc theo dõi, kiểm kê và quản lý TSCĐHH trong phạm vi doanh nghiệp cũng như theo từng bộ phận sử dụng.

Đỗ Tiến Tùng Lớp KT6 – K2

Việc sử dụng TK kế tốn trong doanh nghiệp cịn nhiều bất cập. Như không mở TK chi tiết trong các TK tổng hợp 211, 213, 214 để theo dõi số hiện có và tình hình biến động nguyên giá, giá trị hao mòn của từng loại TSCĐHH, hạn chế việc cung cấp thông tin về từng loại TSCĐHH cho quản lý, khi cần thông tin kế toán phải kiểm tra lại chứng từ và Sổ TSCĐHH, đồng thời khơng có căn cứ để đối chiếu số liệu với thuyết minh BCTC. không mở chi tiết TK 154 để tập hợp và kết chuyển chi phí sử dụng máy thi cơng ảnh hưởng đến tính chính xác của cơ cấu chi phí sản xuất trong giá thành cơng trình xây lắp.

Doanh nghiệp chưa xây dựng quy chế quản lý, sử dụng TSCĐHH, chưa mở sổ danh điểm TSCĐHH nên gặp khơng ít khó khăn trong việc theo dõi xác định chính xác TSCĐHH

Những hạn chế trên đây xuất phát từ những nguyên nhân khách quan là hoạt động SXKD của doanh nghiệp diễn ra ngoài trời, chịu ảnh hưởng nhiều của điều kiện tự nhiên, TSCĐHH còn lạc hậu biến động thường xuyên, các điều kiện sản xuất thường xuyên phải di chuyển, nhu cầu về số lượng, chủng loại TSCĐHH hiện đại ngày một tăng trong khi khối lựơng công việc không đều giữa các thời điểm trong năm. Bên cạnh đó, có nguyên nhân chủ quan là hạn chế về số lượng, trình độ của đội ngũ cán bộ kế tốn doanh nghiệp so với khối lượng công việc và yêu cầu chất lượng.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán tài sản cố định hữu hình tại doanh nghiệp tư nhân vân dũng (Trang 66 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)