Là trụ cột của học thuyết kinh tế tự do, tự do hợp đồng đã trở thành một học thuyết trung tâm của luật hợp đồng cổ điển trong các hệ thống PL và trở thành một nguyên tắc căn bản của PL hợp đồng hiện đại Tự do hợp đồng được thể

Một phần của tài liệu Pháp luật về giao dịch bảo đảm bằng động sản tại các ngân hàng thương mại ở Việt Nam. (Trang 76 - 77)

điển trong các hệ thống PL và trở thành một nguyên tắc căn bản của PL hợp đồng hiện đại. Tự do hợp đồng được thể hiện ở tự do giao kết hợp đồng, tự do không giao kết hợp đồng và tự do nội dung của hợp đồng. Nguyên tắc tự do thỏa thuận của PL hợp đồng, về căn bản, tôn trọng và công nhận hiệu lực pháp lý của các nội dung thỏa thuận bởi hai bên chủ thể hợp đồng.

của NHTM, gây mất ổn định đến hệ thống NH và nền tài chính tiền tệ quốc gia. Bảo vệ sự an toàn, hạn chế rủi ro tín dụng NH khơng ảnh hưởng hoặc xâm phạm đến nguyên tắc công bằng PL mà ngược lại- tạo lập công bằng. NHTM là một định chế tài chính, huy động vốn của người gửi tiền và thực hiện chức năng là trung gian tín dụng của nền kinh tế. Bảo vệ sự an toàn trong hoạt động cho vay của NHTM, thực chất là một cơ chế giản tiếp bảo vệ quyền lợi của số đông người gửi tiền và bản chất cố hữu của ngành NH.

2.4.2.2 Nguyên tắc dung hịa lợi ích giữa bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm

Bên nhận BĐ và bên BĐ bị chi phối bởi các động cơ và mục đích khác nhau trong GDBĐ. Các rủi ro có thể phát sinh với bên nhận BĐ là: (i) bên BĐ bán ĐS khi GDBĐ vẫn còn hiệu lực; (ii) ĐS bị giảm giá trong thời gian của GDBĐ; (iii) ĐS đã được BĐ cho các chủ nợ trước đó nhưng bên nhận BĐ khơng biết; (iv) bên nhận BĐ không thể giám sát ĐS; (v) xử lý ĐS với thời gian dài và chi phí cao, (vi) việc xử lý ĐS vẫn khơng đủ để thanh tốn số nợ cịn thiếu, buộc bên nhận BĐ phải tiếp tục thực hiện các thủ tục đòi nợ với BĐ. Những rủi ro này đặt ra yêu cầu của bên nhận BĐ về giá trị của ĐS phải tương ứng với giá trị của khoản vay, có tính thanh khoản cao cũng như các u cầu về phạm vi ràng buộc nghĩa vụ BĐ trong các thỏa thuận BĐ.

Ngược lại, bên BĐ có những rủi ro: (i) khơng thể khai thác được tối ưu giá trị kinh tế của ĐS (bên BĐ không thể sử dụng ĐS để BĐ cho các nghĩa vụ sau trong khi giá trị của ĐS còn lớn hơn so với số tiền nợ NH); (ii) khó khai thác giá trị sử dụng của ĐS ; (iii) NH xử lý ĐS với giá bán thấp so với giá đáng lẽ có thể đạt được; (iv) bị hạn chế quyền định đoạt đối với ĐS. Khác biệt này xuất phát ở chỗ: mặc dù đều tồn tại vật quyền khi xét đến quan hệ giữa bên BĐ và bên nhận BĐ với ĐS, nhưng mức độ của các vật quyền này khác nhau. Thật vậy, bên BĐ là chủ sở hữu của ĐS trong khi bên nhận BĐ xác lập vật quyền phụ thuộc lên ĐS. Mức độ bảo vệ các vật quyền này khơng hồn tồn được vận dụng thống nhất226. Điều 256 BLDS 2015 quy định: “chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền yêu cầu người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản khơng có căn cứ PL đối với tài sản thuộc sở hữu hoặc quyền chiếm hữu hợp pháp của mình trả lại tài sản đó”. Quy định cho phép chủ sở hữu hoặc bên chiếm hữu hợp pháp 227 được thực hiện các biện pháp để bảo vệ quyền của mình. Ngay cả trong trường hợp xuất hiện vi

226 Theo Nguyễn Ngọc Điện: thế chấp, cầm cố là quan hệ (có nguồn gốc từ hợp đồng) giữa hai con người, chứ không phải là quan hệ giữa một người và một tài sản và do vậy, dù có đối tượng là tài sản, thì bảo đảm nghĩa vụ trong luật VN là những quan hệ giữa một người và một tài sản và do vậy, dù có đối tượng là tài sản, thì bảo đảm nghĩa vụ trong luật VN là những quan hệ mang dáng dấp của quyền đối nhân, tức là quyền thực hiện chống lại một người, chứ không phải là quyền thực hiện trực tiếp lên một vật có giá trị tiền tệ. Xem thêm Nguyễn Ngọc Điện (2011), “Lợi ích của việc xây dựng chế định vật quyền đối với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật tài sản”, tại http://www.nclp.org.vn/ban_ve_du_an_luat/kinh-te-dan-su/loi-ich- cua-viec-xay-dung-che-111inh-vat-quyen-111oi-voi-viec-hoan-thien-he-thong-phap-luat-tai-san. Xem thêm Nguyễn Ngọc Điện (2014), “Sự cần thiết của việc vận dụng lý thuyết vật quyền bảo đảm vào q trình sửa đổi Bộ luật Dân sự” Tạp chí

Nghiên cứu Lập pháp số 2+3 (258+259) tháng 2/2014.

Ngược lại, theo quan điểm của Đỗ Văn Đại, quyền truy đòi và quyền ưu tiên, có tồn tại trong các chế định của PL VN. Xem thêm, Đỗ Văn Đại (2015, “Vật quyền bảo đảm: Kinh nghiệm của nước ngồi cho Việt Nam”, Tạp chí Khoa học pháp lý

01(86) 2015.

Các khác biệt về quan điểm khoa học này, xuất phát từ thực tiễn vận dụng các mức độ vật quyền khác nhau trong các vụ tranh chấp về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.

Một phần của tài liệu Pháp luật về giao dịch bảo đảm bằng động sản tại các ngân hàng thương mại ở Việt Nam. (Trang 76 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)