Quyển 9 UCC khơng có quy định riêng biệt về tài sản tương lai nhưng trong các điều kiện về ĐSBĐ có bao hàm cả trường hợp tài sản tương lai.

Một phần của tài liệu Pháp luật về giao dịch bảo đảm bằng động sản tại các ngân hàng thương mại ở Việt Nam. (Trang 89 - 90)

tương lai258. Quy định (1) có ý nghĩa cơng nhận hiệu lực pháp lý của các GDBĐ có ĐS tương lai. Tuy nhiên, vấn đề công nhận hiệu lực của GDBĐ bằng tài sản tương lai và vấn đề thực thi quyền ưu tiên lên ĐS cụ thể nào (tức là việc thực thi hiệu lực trên thực tế của GDBD bằng tài sản tương lai) là khác nhau. Yếu tố hiệu lực chỉ là bước đầu tiên trong quá trình thực hiện quyền của bên BĐ đối với ĐS BĐ bởi quyền này được thực hiện trên những ĐS cụ thể nào và phạm vi của quyền đó đến đâu cịn phụ thuộc vào kết quả hình thành của ĐS tương lai như là một đối tượng hoàn chỉnh (trên thực tế) của GDBĐ và phụ thuộc vào cách mà bên BĐ xác lập quyền ưu tiên của mình thơng qua việc xác định một cách cụ thể về ĐS tương lai259. Ở tiểu mục 1 về “hiệu lực của hợp đồng bảo đảm, biện pháp bảo đảm”, thì quy định của Điều 24 khoản 1 NĐ 21/2021/NĐ- CP về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự, có thể tạo ra sự nhầm lẫn giữa thời điểm có hiệu lực của hợp đồng BĐ bằng tài sản tương lai với thời điểm xác lập quyền của bên nhận BĐ với tài sản tương lai. Thiết kế điều luật như vậy, cho phép hiểu rằng thời điểm có hiệu lực của hợp đồng BĐ là thời điểm tài sản hoặc phần tài sản tương lai được hình thành. Cách hiểu này, làm xâm lấn nội dung của thời điểm có hiệu lực của GDBĐ và thời điểm có hiệu lực đối kháng của GDBĐ bằng tài sản tương lai, ảnh hưởng tới việc xác định thứ tự ưu tiên của các chủ thể trong trường hợp tài sản tương lai BĐ cho nhiều nghĩa vụ.

Trong vụ In re J. Catton Farms, Inc., v. The first bank national of Chicago260, NH cấp tín dụng trị giá 6 triệu USD cho Catton Farms, Inc. trên cơ sở nhận BĐ bằng một số ĐS tương lai trong đó có hàng hóa. Hàng hóa được định nghĩa là bất kỳ cây trồng nào đã thu hoạch, đang được trồng hoặc sẽ được trồng. GDBĐ được hoàn thiện bằng phương thức đăng ký tại văn phòng đăng ký của bang. Cùng thời gian này, do chính sách nơng nghiệp, chính phủ đã đưa ra một số gói tài trợ thơng qua Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ. Tháng 8 năm 1983, Catton ký hợp đồng PIK với Bộ Nông nghiệp với nội dung cơ bản: Catton dừng việc trồng một số loại cây nhất định, đổi lại Catton nhận được một số tiền từ việc khơng trồng cây này. Khủng hoảng tài chính xảy ra ở vùng trung tây Hoa Kỳ, Catton đệ đơn xin phá sản. NH yêu cầu được thực hiện quyền ưu tiên đối với tài sản BĐ là số tiền mà Catton thu được từ cơ quan quản lý nơng nghiệp với tính chất pháp lý là tài sản phái sinh từ tài sản BĐ tương lai (các cây sẽ được trồng). TA nhìn nhận: vì hợp đồng BĐ ghi nhận GDBĐ xác lập lên cây trồng, nên chỉ được gọi là tài sản phái sinh nếu số tiền thu được từ việc bán số cây đó. Tuy nhiên, ở đây cây chưa được trồng nên không thể gọi đây là tài sản phái sinh từ tài sản BĐ. Có thể thấy, thỏa thuận về cây sẽ được trồng, được thừa nhận là một ĐS tương lai. Như vậy, có thể nhận định rằng, ĐS tương lai, trong quy định của UCC, được thừa nhận ở mức thấp nhất ở khía cạnh hình thành, bởi lẽ tại thời điểm thỏa thuận, cây chưa được trồng, chưa được “hình thành” và mới chỉ được các bên xác định bằng tên gọi về loại ĐS trong hợp đồng BĐ.

258 PL một số nước thuộc hệ Common Law cho phép mô tả tài sản tương lai ở mức độ chung, mà không phải mô tả chi tiết. Trong khi các nước thuộc hệ thống Civil Law, không chấp nhận việc mô tả khái quát tài sản bảo đảm. Trong khi các nước thuộc hệ thống Civil Law, không chấp nhận việc mô tả khái quát tài sản bảo đảm.

Một phần của tài liệu Pháp luật về giao dịch bảo đảm bằng động sản tại các ngân hàng thương mại ở Việt Nam. (Trang 89 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)