3.4. Đánh giá chung thực trạng xác định giá trị doanh nghiệp của các công ty lâm
3.4.1. Những thành công
Qua nghiên cứu phương án xác định giá trị doanh nghiệp tại các điểm nghiên cứu, chúng ta có thể thấy bộ tiêu chí để xác định doanh nghiệp hiện nay đã tương đối đầy đủ, các khoản mục được sử dụng có thể phản ánh phần lớn giá trị tài sản của các doanh nghiệp, với độ chính xác và tuân thủ theo đúng hướng dẫn của Bộ Tài chính và các quy định của các bộ ngành liên quan.
Qua kết quả nghiên cứu, tổng giá trị doanh nghiệp của các công ty lâm nghiệp được chọn làm điểm nghiên cứu tính theo phương pháp tài sản bao gồm các tiêu chí xác định như sau:
Tổng giá trị của doanh nghiệp = giá trị TSCĐ và ĐTDH + giá trị TSLĐ và ĐTNH + giá trị lợi thế kinh doanh + giá trị quyền sử dụng đất
Với các tiêu chí xác định đơn giản như trên giá trị của các doanh nghiệp không cao, giá trị doanh nghiệp của công ty Yên sơn năm 2019 là
25.340.453.881 đồng, công ty lâm nghiệp Quy Nhơn là 54.621.526.310 đồng và công ty lâm nghiệp La Ngà là 65.241.946.985 đồng, giá trị trung bình xấp xỉ 47 tỷ đồng .
Trong đó, giá trị hàng tồn kho của các Cơng ty chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng giá trị tài sản. Cụ thể, giá trị hàng tồn kho của công ty lâm nghiệp Yên sơn năm 2019 là 11.290.078.847 đồng chiếm 44,55% giá trị tài sản doanh nghiệp, công ty lâm nghiệp Quy nhơn là 16.895.812.278 đồng chiếm 30,93% và công ty lâm nghiệp La Ngà là 26.905.012.103 đồng chiếm tỷ trọng là 41,24 % giá trị doanh nghiệp của công ty, điều này phản ánh đúng với quá trình đầu tư trong sản xuất lâm nghiệp.
Về giá trị tài sản ngắn hạn bao gồm tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn. Số liệu chi tiết về giá trị tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn tại các doanh nghiệp thường được tổng hợp từ bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp cuối niên độ kế toán gần nhất với thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp. Các khoản mục này được tập hợp đúng quy định theo chế độ kế toán.
Các khoản vốn bằng tiền và tương đương tiền gồm tiền mặt, tiền gửi và các giấy tờ có giá như tín phiếu, trái phiếu của doanh nghiệp. Đối với tiền mặt và tiền gửi ngân hàng thì căn cứ vào số dư nợ của tài khoản tiền gửi ngân hàng và tài khoản tiền gửi ngân hàng là phù hợp. Tuy nhiên, đối với số dư các khoản ngoại tệ được đánh giá căn cứ vào tỷ giá cuối niên độ sẽ khơng chính xác, khơng phản ánh đúng giá trị của các tài sản là ngoại tệ nếu như thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp không vào cuối niên độ. Trên thực tế thì các doanh nghiệp lâm nghiệp khơng có số dư ngoại tệ lớn, nên điều này không ảnh hưởng nhiều tới kết quả xác định giá trị doanh nghiệp.
Đối với các khoản phải thu ngắn hạn bao gồm các khoản phải thu khách hàng, phải thu nội bộ, các khoản bồi thường về vật chất do các cá nhân trong và ngoài doanh nghiệp gây ra. Thực tế, các doanh nghiệp cũng chưa chú
trọng đến việc phân loại các khoản nợ phải thu để xác định các khoản phải thu ngắn hạn cần phải thu hồi trước khi xác định giá trị doanh nghiệp và các khoản phải thu khơng có khả năng thu hồi để xem xét loại trừ khi xác định giá trị doanh nghiệp cho phù hợp với quy định. Trong khi đó, có những khoản nợ phải thu khó địi đã được xin khoanh nợ vẫn khơng được Doanh nghiệp đưa vào để xác định giá trị doanh nghiệp, như vậy đây chính là một khoản thất thốt và thiệt hại cho ngân sách nhà nước.
Đối với tiêu chí hàng tồn kho bao gồm chi phí chi phí ngun liệu vật liệu, cơng cụ dụng cụ và chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Hàng tồn kho là giá trị chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp. Hầu hết các CTLN đều đưa giá trị rừng chưa đến tuổi khai thác vào tiêu chí hàng tồn kho như vậy là khơng phù hợp vì rừng chưa đến tuổi khai thác có những đặc thù riêng khác với các sản phẩm dở dang, thành phẩm, hàng hóa tồn kho sản xuất thông thường do thời gian đầu tư vào rừng trồng kéo dài, phải đầu tư chi phí nhiều năm nên giá trị này cần phải tách riêng.