Đánh giá của các chuyên gia về sự phù hợp của các tiêu chí

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoàn thiện các tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp Nhà nước trong lĩnh vực sản xuất lâm nghiệp. (Trang 94 - 100)

3.2. Thực trạng các tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp của các Công

3.2.5. Đánh giá của các chuyên gia về sự phù hợp của các tiêu chí

chưa tiến hành cổ phần hóa và doanh nghiệp tiến hành cổ phần hóa là do mục tiêu khi xác định giá trị doanh nghiệp của những công ty này là khác nhau: đối với những doanh nghiệp chưa tiến hành cổ phần hóa mục tiêu của xác định giá trị doanh nghiệp là đánh giá quy mô tài sản của doanh nghiệp, phục vụ cho cơng tác quản lý. Trong khi đó đối với những doanh nghiệp tiến hành cổ phần hóa, thì việc xác định giá trị doanh nghiệp cần phải đưa ra được giá trị thị trường của doanh nghiệp, bao gồm cả lợi thế kinh doanh và giá trị quyền sử dụng đất, để làm cơ sở cho việc xác định giá trị cổ phần. Hiện nay xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa sẽ căn cứ theo Thơng tư số 46 của Bộ Tài Chính, ban hành vào năm 2021. Trong khi đó xác định giá trị doanh nghiệp hàng năm sẽ căn cứ theo Thông tư số 122/2017/TT- BTC về thẩm định giá trị doanh nghiệp.

Tất cả các công ty đều đưa tiêu chí giá trị rừng vào giá trị hàng tồn kho của doanh nghiệp, tiêu chí giá trị quyền sử dụng đất là một tài sản chủ yếu và đặc biệt của các doanh nghiệp lâm nghiệp vẫn chưa được tính tốn để đưa vào giá trị doanh nghiệp. Tiêu chí giá trị lợi thế kinh doanh chỉ mới được đề cập khi thực hiện phương án cổ phần hóa mà thơi. Điều này làm cho giá trị doanh nghiệp của công ty lâm nghiệp khi xác định thấp hơn rất nhiều so với giá trị thực tế.

3.2.5. Đánh giá của các chuyên gia về sự phù hợp của các tiêu chí xác định giá trịdoanh nghiệp lâm nghiệp doanh nghiệp lâm nghiệp

3.2.5.1. Kết quả đánh giá chung về sự phù hợp của các tiêu chí

Kết quả đánh giá chung về sự phù hợp của các tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp lâm nghiệp được tổng hợp qua biểu sau:

Biểu 3.7: Đánh giá các tiêu chí sử dụng trong định giá DNLN TTĐánh giá các tiêu chí sử dụng trong định giá DNLN54321 Điểm TB Độ lệch chuẩn Kiểm định Cronbach alpha 1

Bộ tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp hiện tại phù hợp

để xác định giá trị DNLN

52412,130,430,87

2Bộ tiêu chí hiện tại rất rõ ràng

và dễ áp dụng vào thực tế 3 21 6 1,90 0,55 0,91

3

Áp dụng bộ tiêu chí hiện tại giúp định giá DNLN một cách chính xác

72032,130,570,93

4

Hệ thống các văn bản, thông tư, hướng dẫn thực hiện định giá DNLN đã tương đối đầy đủ

261841,930,760,75

5

Sử dụng các tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp đã thể hiện được tính đặc thù của DNLN

22712,030,320,82

6

Kết quả định giá DNLN khi sử dụng các tiêu chí hiện tại đạt được sự đồng thuận từ các bên

liên quan

51961,970,610,79

(Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát của tác giả)

Kết quả phỏng vấn các chuyên gia được tổng hợp trên biểu 3.7, chúng ta có thể thấy kiểm định Cronbach alpha có giá trị lớn hơn 0,7 chứng tỏ rằng thang đo Likert 5 cấp độ sử dụng là phù hợp trong việc thu thập ý kiến từ các chuyên gia về việc đánh giá tiêu chí sử dụng trong định giá doanh nghiệp lâm nghiệp.

Từ bảng số liệu chúng ta thấy rằng có sự đồng thuận cao giữa các chuyên gia về việc đánh giá các tiêu chí, điều này thể hiện qua độ lệch chuẩn có giá trị nhỏ, chứng tỏ các ý kiến khơng khác biệt q lớn so với giá trị trung bình, nói cách khác các ý kiến của các chuyên gia có độ tập trung cao.

Đa số các chuyên không đồng ý với nhận định cho rằng bộ tiêu chí hiện tại phù hợp để xác định giá trị doanh nghiệp lâm nghiệp, giá trị trung bình là 2,13. Các chuyên gia cho rằng bộ tiêu chí hiện tại được sử dụng chung cho các loại hình doanh nghiệp, do đó một số tài sản đặc thù của doanh nghiệp lâm nghiệp chưa có phương án xác định một cách chính xác. Hơn thế nữa, với bộ tiêu chí hiện tại thì khó xác định được giá trị tiềm năng của doanh nghiệp, khi mà tiêu chí giá trị lợi thế doanh nghiệp chưa được đưa vào tính tốn.

Nhận định bộ tiêu chí hiện tại dễ dàng áp dụng vào thực tế và cho kết quả chính xác cũng khơng nhận được sự đồng tình từ các chun gia. Giá trị trung bình của các nhận định này lần lượt là 1,9 và 2,13.

Hệ thống văn bản, thông tư, hướng dẫn về tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp lâm nghiệp và nội hàm các tiêu chí được các chuyên gia đánh giá là chưa đầy đủ, và bộ tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp chưa thể hiện được tính đặc thù của ngành lâm nghiệp. Điểm trung bình của các tiêu chí này là 1,93 và 2,03. Các chun gia góp ý tiêu chí xác định giá trị rừng và đất rừng cần được tách riêng đối với các doanh nghiệp lâm nghiệp. việc xác định giá trị vơ hình đối với DNLN khó khăn, việc xác định giá trị tài sản vơ hình theo tiêu chuẩn thẩm định giá tài sản số 13. Tuy nhiên thực tế khi áp dụng thì khơng có hướng dẫn cụ thể, các tham số phức tạp không phù hơp với điều kiện thực tế, gây tốn kém chi phí và thời gian thực hiện. Việc xác định giá trị quyền sử dụng đất đối với các trường hợp giao đất và cho th đất cịn nhiều bất cập, cùng với khó xác định giá trị lợi thế kinh doanh DNNN ở trên là nguyên nhân chính gây thất thốt giá trị vốn nhà nước trong q trình CPH.

Kết quả xác định giá trị doanh nghiệp khi sử dụng các tiêu chí hiện tại, sẽ khơng được đồng thuận bởi các bên liên quan. Tiêu chí này có điểm trung bình ghi nhận được từ các chun gia là 1,97.

Tóm lại các chuyên gia cho rằng bộ tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp hiện nay chưa thực sự phù hợp để xác định giá trị DNLN, khi chưa rõ ràng, thiếu văn bản hướng dẫn cụ thể, chưa mang tính đặc thù của DNLN. Do đó để hồn thiện tiêu chí xác định giá trị DNLN cần tập trung ban hành các hướng dẫn cụ thể, đặc biệt làm rõ nội dung liên quan đến xác định giá trị rừng và đất rừng theo nguyên tắc giá thị trường. Giá trị vơ hình và giá trị lợi thế kinh doanh của doanh nghiệp cần được xác định chính xác.

3.2.5.2. Kết quả phỏng vấn chuyên sâu một số chuyên gia đánh giá về các tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp.

Kết quả phóng vấn chun sâu đại diện lãnh đạo Bộ môn Quản trị doanh nghiệp của trường Đại học lâm nghiệp cho thấy: “Việc xác định giá trị doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực lâm nghiệp vẫn cịn gặp nhiều khó khăn dù đã khơng ngừng có những sửa đổi, điều chỉnh để phù hợp với thực tế. Theo quy định việc xác định giá trị của doanh nghiệp được tiến hành bằng phương pháp tài sản và một số phương pháp khác, giá trị định giá của phương pháp khác không được thấp hơn phương pháp tài sản. Tuy nhiên phương pháp khác là phương pháp nào thì khơng được hướng dẫn cụ thể, tiêu chí sử dụng để xác định là những tiêu chí nào cũng khơng rõ ràng. Chênh lệch giữa các phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp sẽ xử lý thế nào, điều này gây khó khăn cho việc xác định giá trị DNNN nói chung và DNLN trong lĩnh vực lâm nghiệp nói riêng.

Hộp 3.1. Ý kiến đánh giá của chuyên gia tại Trường Đại học Lâm nghiệp về các tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp

Theo chủ nhiệm bộ môn Quản trị doanh nghiệp của Trường Đại học Lâm Nghiệp, giá trị quyền sử dụng đất phải được xác định thống nhất để đưa vào giá trị doanh nghiệp bất kể mục đích chuyển đổi doanh nghiệp là gì. Đây là

một tài sản chủ yếu và đặc biệt của doanh nghiệp nông lâm nghiệp, không để các doanh nghiệp tự lựa chọn phương án tính giá trị đất, mà giá trị quyền sử dụng đất phải được nhà nước quy định cách tính tốn thống nhất và đó là phần vốn nhà nước đầu tư cho doanh nghiệp, doanh nghiệp có trách nhiệm quản lý và sử dụng. Kể cả trường hợp cổ phần hóa doanh nghiệp thì đây vẫn là phần vốn chi phối của doanh nghiệp.

Theo chủ nhiệm khoa Kinh Tế và Quản trị kinh doanh Trường Đại học Lâm nghiệp: một trong những khó khăn trong q trình cổ phần hóa doanh nghiệp Lâm nghiệp là xác định các tiêu chí: giá trị rừng, đất rừng, và giá trị vơ hình của doanh nghiệp. Tiêu chí giá trị rừng cần được tính đối với rừng trồng tại các năm khác nhau, sau đó quy đổi về thời điểm định giá với tỷ lệ chiết khấu thích hợp. Tiêu chí giá trị quyền sử dụng đất cần đưa vào để xác định giá trị doanh nghiệp khi tiến hành cổ phần hóa vì đó là tài sản quan trọng đối với các cơng ty Lâm nghiệp. Đối với các tài sản vơ hình, như giá trị lợi thế kinh doanh, giá trị thương hiệu, cần được tính đúng, tính đủ theo giá thị trường.

Đánh giá từ các lãnh đạo doanh nghiệp lâm nghiệp về bộ tiêu chí hiện tại và những khó khăn gặp phải khi sử dụng bộ tiêu chí để xác định giá trị doanh nghiệp. Lãnh đạo daonh nghiệp đều cho rằng cần phải đưa giá trị rừng và đất rừng vào giá trị doanh nghiệp. Tuy nhiên việc định giá đất còn gặp nhiều vướng mắc, cần có quy định cụ thể từ phía nhà nước để có thể định giá tài sản này một cách thống nhất. Tiêu chí giá trị lợi thế kinh doanh cũng chưa có phương án rõ ràng để tính tốn. Do đó có thể thấy từ phía các doanh nghiệp khi tiến hành xác định giá trị thì cịn gặp nhiều khó khăn khi xác định các tiêu chí như giá trị rừng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị lợi thế kinh doanh.

Hộp 3.2. Ý kiến đánh giá của lãnh đạo các Cơng ty về các tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp

Giám đốc Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Quy nhơn cho rằng, đối với các cơng ty Lâm nghiệp vừa có diện tích rừng trồng và một phần diện tích là rừng tự nhiên thì chỉ tính giá trị tài sản rừng trồng đưa vào giá trị doanh nghiệp, còn giá trị tài sản rừng tự nhiên khơng đưa vào tính giá trị doanh nghiệp. Giám đốc cũng hồn tồn nhất trí việc xác định giá trị tài sản rừng trồng theo nguyên tắc tính đúng, tính đủ theo từng cấp tuổi của rừng.

Giám đốc Công ty cổ phần lâm nghiệp Nguyễn Văn Trỗi cho biết, chúng tôi là một trong những cơng ty sớm đề xuất được thực hiện thí điểm cổ phần hóa doanh nghiệp trong giai đoạn đầu. Q trình cổ phần hóa thì việc xác định giá trị lợi thế kinh doanh của công ty chưa được đề cập tới, giá trị lợi thế kinh doanh của các cơng ty tương đối khó xác định, và thường có giá trị khơng cao, nên có quy định chặt chẽ và rõ ràng. Giá trị quyền sử dụng đất vẫn chưa có quy định thống nhất, nên cơng ty chúng tơi lựa chọn phương án thuê đất trả tiền hàng năm, và khoản này được hoạch tốn vào chi phí sản xuất kinh doanh, nên không đưa vào giá trị doanh nghiệp.

Hộp 3.2. Ý kiến đánh giá của lãnh đạo cơ quan quản lý nhà nước về các tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp

Theo lãnh đạo Sở Tài Chính tỉnh Tun Quang, chúng tơi nhất trí và sẽ kiên định về việc tính tốn giá trị quyền sử dụng đất lâm nghiệp để đưa vào giá trị của cơng ty lâm nghiệp, vì đây là một tài sản lớn thuộc quyền sở hữu của nhà nước. Việc đưa giá trị quyền sử dụng đất vào giá trị doanh nghiệp thì nhà nước sẽ quản lý hiệu quả hơn và doanh nghiệp cũng có nhiều lợi thế hơn. Theo lãnh đạo Vụ Tài Chính-Kế tốn của Bộ Nơng nghiệp và phát triển nông

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoàn thiện các tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp Nhà nước trong lĩnh vực sản xuất lâm nghiệp. (Trang 94 - 100)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(173 trang)
w