3.4. Đánh giá chung thực trạng xác định giá trị doanh nghiệp của các công ty lâm
3.4.2. Những hạn chế
Qua q trình nghiên cứu cho thấy cơng tác xác định giá trị rừng của các công ty cịn một số bất cập chưa chính xác, do các cơng ty chưa tiến hành tách tiêu chí giá trị rừng chưa đến tuổi khai thác và tiêu chí giá trị rừng đã đến tuổi khai thác ra để tính riêng, đồng thời các cơng ty lâm nghiệp chọn nghiên cứu cũng chưa tính chuyển một cách chính xác tiêu chí giá trị rừng các năm về hiện tại, chỉ tính theo chi phí phát sinh thực tế. Do đó đối với doanh nghiệp lâm nghiệp thì giá trị rừng nên được tách thành một tiêu chí riêng chứ không nên gộp chung vào khoản mục giá trị hàng tồn kho.
Đối với tiêu chí giá trị rừng, các khu rừng ở độ tuổi khác nhau thì có giá trị khác nhau, cách xác định giá trị rừng của các cơng ty lâm nghiệp hiện nay là tính gộp mà khơng tách các khu rừng có độ tuổi khác nhau giữa các khu rừng
mới trồng và các khu rừng đã đến tuổi khai thác. Mặt khác, một chu kỳ sản xuất kinh doanh của ngành lâm nghiệp thường kéo dài 6 đến 7 năm, tiền lại có giá trị về mặt thời gian, do vậy khi tính tốn phải quy về cùng một thời điểm cho tất cả. Khi xác định tiêu chí giá trị rừng là một giá trị đặc thù của ngành lâm nghiệp chỉ xác định theo phương pháp tài sản là khơng phù hợp.
Nhìn chung các lâm trường khơng phát sinh nhiều các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn nên cũng chưa chú trọng nhiều đến xác định giá trị của các khoản đầu tư tài chính, các cơng ty lâm nghiệp chủ yếu dựa vào số liệu theo dõi trên sổ kế tốn để xác định tiêu chí giá trị các khoản đầu tư mà chưa căn cứ vào giá trị thị trường cũng như khả năng thu hồi của các khoản đầu tư tại thời điểm định giá để xác định lại giá trị của các khoản đầu tư đó.
Đối với tiêu chí giá trị tài sản cố định hữu hình là các tài sản hiện vật, các doanh nghiệp chưa có sự phân loại các tài sản này thành các tài sản cố định chưa khấu hao hết và những tài sản cố định đã khấu hao hết nhưng vẫn sử dụng. Việc xác định lại tiêu chí giá tri tài sản cố định theo giá thị trường ở hầu hết các doanh nghiệp cũng khơng thể thực hiện được vì các tài sản cố định sử dụng ở các công ty lâm nghiệp đa số là những tài sản cố định cũ được đầu tư nhiều năm, đến thời điểm đánh giá lại trên thị trường gần như khơng có các loại tài sản cố định như vậy để so sánh.
Các doanh nghiệp sử dụng giá trị ghi sổ của tài sản cố định để đánh giá lại. Có những tài sản cố định đã khấu hao hết nhưng vẫn còn sử dụng vào sản xuất kinh doanh được doanh nghiệp đánh giá bằng không theo giá trị cịn lại trên sổ sách kế tốn. Trong khi đó, nếu đánh giá lại những tài sản cố định này theo quy định của Nghị định số 59/2011/NĐ-CP thì giá trị đánh giá lại không thấp hơn 20% giá trị tài sản mua mới.
Tất cả các cơng ty đều chưa xác định tiêu chí giá tri lợi thế kinh doanh và tiêu chí giá trị quyền sử dụng đất trong tổng giá trị tài sản của doanh
nghiệp. Ngun nhân các cơng ty đều lựa chọn hình thức thuê đất trồng rừng trả tiền hàng năm cùng với những chính sách ưu đãi của nhà nước cho các CTLN để không phải cộng giá trị đất vào tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp. Tuy nhiên đối với diện tích đất văn phịng, đất kinh doanh dịch vụ thì cần được đưa vào để xác định giá trị doanh nghiệp. Hiện nay khi định giá doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực sản xuất lâm nghiệp chưa được bổ sung tiêu chí giá trị quyền sử dụng đất vào giá trị doanh nghiệp.
Đối với giá trị lợi thế kinh doanh của các công ty lâm nghiệp cần được quan tâm và xác định một cách nghiêm túc. Hiện nay khi xác định giá trị lợi thế kinh doanh của các công ty lâm nghiệp phần lớn đều là 0 đồng. Do đó, các cơng ty lâm nghiệp cần phải xác định giá trị lợi thế kinh doanh trong tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp nhằm hồn thiện cho cơng tác xác định giá trị các loại tài sản phục vụ cho việc xác định giá trị doanh nghiệp của các công ty lâm nghiệp.
Như vậy, ta có thể thấy các cơng ty lâm nghiệp hiện nay xác định giá trị các tài sản của công ty theo phương pháp thống kê tài sản được ghi trên sổ kế toán. Các loại tài sản ngắn hạn, tài sản dài hạn, đầu tư ngắn hạn, đầu tư dài hạn được xác định tương đối chính xác.
Tuy nhiên khi áp dụng cùng một phương pháp xác định cho tất cả các tài sản để tính tốn thì kết quả đạt được có thể khơng mang tính khách quan và tính xác thực chưa cao. Thêm vào đó phương pháp thống kê tài sản cũng khơng cho thấy nguồn hình thành tài sản đó, nếu doanh nghiệp đi vay tiền để đầu tư tài sản thì khi xác định giá trị doanh nghiệp phải trừ đi số nợ mới đưa ra con số xác thực. Một hạn chế khác của phương pháp tài sản mà các doanh nghiệp đang áp dụng là không cho thấy được tiềm năng phát triển của các doanh nghiệp trong tương lai.