CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY CỒN TÙNG LÂM
2.1. TỔNG QUAN VỀ CÁC PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ NƯỚC THẢI SẢN XUẤT
2.1.4. Phương pháp xử lý bùn cặn
Trong các trạm xử lý thường có khối lượng cặn lắng tương đối lớn từ song chắn rác, bể lắng đợt một, đợt hai… Trong cặn chứa rất nhiều nước (độ ẩm từ 97% – 99%), và chứa nhiều chất hữu cơ có khả năng, do đó cặn cần phải được xử lý để giảm bớt nước, các vi sinh vật độc hại trước khi thải cặn ra nguồn tiếp nhận.
Các phương pháp xử lý bùn cặn gồm:
a. Cơ đặc cặn
Cơ đặc cặn là q trình làm tăng nồng độ cặn bằng cách loại bỏ một phần nước ra khỏi hỗn hợp, làm cho khối lượng phải vận chuyển và thể tích các cơng trình ở giai đoạn sau giảm đi.
Để cô đặc cặn thường dùng: bể cô đặc cặn bằng lắng trọng lực, bể tuyển nổi, lọc ly tâm, lọc qua băng tải.
Bể cô đặc cặn bằng trọng lực: Bể cô đặc cặn bằng trọng lực làm việc như bể lắng đứng hình trịn. Dung dịch cặn lỗng đi vào buồng phân phối đặt ở tâm bể, cặn lắng xuống và được lấy ra từ đáy bể, nước được thu bằng máng vòng quanh chu vi bể đưa trở lại khu xử lí. Trong bể đặt máy gạt cặn để gạt cặn ở đáy bể về hố trung tâm. Để tạo ra các khe hở cho nước chuyển động lên trên mặt, trên tay đón của máy cào cặn gắn các thanh dọc (bằng gỗ hay bằng thép), khi máy cào chuyển động quanh trục, hệ thanh dọc này khuấy nhẹ khối cặn, nước trào lên trên làm cho cặn đặc hơn.
Hình 2.10 Bể cơ đặc cặn bằng trọng lực [12]
Bể cô đặc cặn bằng tuyển nổi: Lợi dụng khả năng hòa tan của khơng khí vào nước khi nén hỗn hợp khí nước ở áp lực cao, sau đó giảm áp lực của hỗn hợp xuống bằng áp lực khí quyển, khí hịa tan lại tách ra khỏi nước dưới dạng các bọt nhỏ li ti, dính bám vào hạt bơng cặn làm cho tỷ trọng hạt bông cặn nhẹ hơn nước, nổi lên bề mặt nước làm cơ sở để thiết kế bể cô đặc bùn cặn, gọi là bể tuyển nổi.
b. Ổn định bùn cặn
Là phương pháp nhằm phân hủy các chất hữu cơ có thể phân hủy bằng sinh học thành CO2, CH4 và H2O, giảm vấn đề mùi và loại trừ thối rữa của cặn, đồng thời giảm số lượng vi sinh vật gây bệnh và giảm thể tích cặn. Các cơng trình được sử dụng trong ổn định cặn như: bể tự hoại, bể lắng hai vỏ, bể mêtan…
Ổn định cặn nhằm mục đích:
- Ổn định bằng vi sinh trong mơi trường hiếu khí hay trong mơi trường yếm khí (bể metan) để làm giảm lượng cặn hữu cơ.
- Dùng hóa chất để oxi hóa các chất hữu cơ.
- Dùng vôi nâng pH của cặn ≥ 12 để cho vi khuẩn khơng sống được, cặn khơng cịn khả năng phân hủy.
- Nung nóng cặn để tiệt trùng cặn.
Hình 2.11 Bể tự hoại 3 ngăn [12]
Cặn của nhà máy xử lý nước thải, sau khi xử lí ổn định và cơ đặc đến nồng độ từ 58% đưa tiếp sang công đoạn làm khô để giảm độ ẩm xuống 70-80% tức tăng nồng độ khơ từ 20-30% với mục đích:
- Giảm khối lượng vận chuyển ra bãi thải.
- Cặn khô dễ đưa đi chôn lấp hay cải tạo đất hơn cặn nước. - Giảm lượng nước bẩn có thể thấm vào nước ngầm ở bãi thải. - Ít gây mùi khó chịu và ít độc tính.
- Đối với các nhà máy xử lí nước thải có cơng suất vừa và lớn, việc xây dựng sân phơi bùn để làm khơ cặn khơng phải lúc nào cũng có thể thực hiện được
- Một là sân phơi bùn chiếm diện tích lớn, ít khả thi đối với những vùng diện tích đất đai hạn chế.
- Hai là các mùi hơi thối do q trình phân hủy cặn, lại có khả năng sinh ra nhiều ruồi nhặng làm ơ nhiễm vùng xung quanh.
Do đó, thường sử dụng phương pháp cơ học để làm khô cặn của nước thải trên các thiết bị: lọc chân không, lọc ép và lọc ly tâm.
Thiết bị lọc ép:
- Thiết bị lọc ép bùn dây đai. - Thiết bị lọc ép bùn băng tải. - Thiết bị lọc ép bùn khung bản.