Vệ sinh bảo dưỡng thiết bị

Một phần của tài liệu ĐATN - TK hệ thống xử lý nước thải của nhà máy cồn tùng lâm, quảng nam, công suất 5 000 m3 ngày (Trang 174 - 176)

Khi vệ sinh, bão dưỡng thiết bị các thiết bị phải được ngắt khỏi nguồn điện, có các biển báo cho người khác biết là thiết bị đang đưuọc vệ sinh, bão dưỡng cấm đưuọc đóng điện chạy máy,..

a. Bộ lọc khí

- Khi vệ sinh bộ lọc khí, tắt máy hay có thể tắt toàn bộ hệ thống thổi khí. Tắt máy thổi khí trong vòng 30 – 60 phút sẽ không làm ảnh hưởng đến quá trình xử lý bùn hoạt tính.

- Đừng cố vận hành hệ thống thổi khí trong khi đang vệ sinh bộ lọc khí nếu không có máy dự phòng.

- Đi gang tay khi chuyển dịch hoặc tháo lắp bộ lọc khí để bảo vệ tay không bị trầy xước. Nên đeo kính, đeo khẩu trang khio vệ sinh bộ lọc

Trước khi khởi động bất kỳ máy thổi khí nào, phải chắc chắn rằng tất cả van vào và ra đã được mở thông suốt toàn hệ thống.

Loại bỏ tất cả các trướng ngại vật xung quanh máy thổi khí.

Bất cứ khi nào một máy thổi khí tắt đi để bảo dưỡng và sửa chữa thì phải chăc chắn rằng nguồn điện chính đã ngắt, dán chú ý vào automat của thiết bị đó trong tủ điện.

Nếu có trục trặc về moto và phần động cơ, chỉ có các thợ điện có chuyên môn mới được phép tháo lắp và sữa chữa và khắc phục sự cố.

c. An toàn hóa chất

An toàn khi sử dụng hóa chất

- Phải có đủ các trang thiết bị bảo hộ lao động khi pha chế hóa chất - Phải thực hiện đúng các bước chỉ dẫn trong pha chế hóa chất

- Khi đưa hóa chất vào thùng pha chế, nên đổ từ từ và từng ít một. tránh khả năng rơi vãi dung dịch hóa chất.

- Dùng nước sạch vệ sinh khu vực pha chế hóa chất

- Lưu trữ và bảo quản hóa chất cách xa nơi ở và xa nguồn nước. - Nơi cất giữ phải có nắp đậy kín và phải có khóa.

- Bên ngoài thùng hay tủ phải có các danh mục tên các hóa chất và khối lượng cất giữ.

- Khi sử dụng xong phải đậy nắp bình, thùng đựng hóa chất thật chặt.

- Hạn chế việc vận chuyển hóa chất chung với xe chở khách hay chở hàng thực phẩm .

- Phải sử dụng các thiết bị bảo vệ cá nhân khi tiếp xúc với hóa chất nhưu gang tay, mặt nạ, khẩu trang phòng độc,…

- Theo chỉ dẫn lựa chọn phương tiện bảo vệ cá nhân phù hợp với từng loại hóa chất.

- Vệ sinh phương tiện bảo vệ cá nhân sau khi sử dụng xong, tránh giặt chung với đồ dùng bình thường.

An toàn về điện:

- Tủ điện điều khiển phải luôn đóng để tránh nước có thể bắn vào - Tránh để các vật có khả năng gây cháy nổ trong tủ điện điều khiển

- Tránh để hóa chất bám vào các máng bảo vệ cáp điện, chân tủ điện và tủ điện điều khiển, gây ăn mòn vật liệu bảo vệ tuyến cáp điện.

- Khi ngừng hệ thống để sữa chữa nên tắt các CB điều khiển các tiết bị và CB tổng

- Khi đóng mở các công tắt hay CB điều khiển, tay người vận hành phải thật khô ráo.

- Khi có sự cố cháy nổ, chập điện thì người vận hành phải lập tức nhất nút Tắt Khẩn Cấp trên mặt tủ điện để ngừng hoạt động. Sau đó ngắt CB tổng ở bên trong tủ điện.

- Nếu phát hiện có thiết bị không hoạt động thì không được phép tự ý dừng bất cứ dụng cụ gì để sữa chữa trong hệ thống đang hoạt động. Khi đó, người vận hành phải tắt ngay nguồn cấp điện và báo cáo ngay cho người quản lý.

- Khi xảy ra tai nạn điện giật, người vận hành cần thực hiện như sau: - Ngắt ngay nguồn điện dẫn vào hệ thống xử lý nước thải

- Đưa ngay người bị nạn ra khỏi nơi có nguồn điện

- Đưa người bị nạn đến nơi thông thoáng, thực hiện sơ cứu bằng hô hấp nhân tạo và gọi bác sĩ hoặc đưa ngay tới bệnh viện gần nhất

- Khi sữa chữa thiết bị điện:

- Chỉ những thợ điện có chuyên môn mới đưuọc sửa chữa thiết bị điện

- Trước khi sữa chữa thiết bị cần đảm bảo hệ thống vào thiết bị đã đưuọc đóng ngắt

- Phải đảm bảo có bảng thông báo ngắt điện để sữa chữa tại cầu dao, công tắc điện

- Phải có thiết bị bảo hộ lao động cách điện để tránh bi điện giật

Một phần của tài liệu ĐATN - TK hệ thống xử lý nước thải của nhà máy cồn tùng lâm, quảng nam, công suất 5 000 m3 ngày (Trang 174 - 176)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(189 trang)