CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY CỒN TÙNG LÂM
1.3. ĐẶC TÍNH DỊNG THẢI
1.3.2. Đặc tính các nguồn nước thải
1.3.2.1. Đặc tính nước thải phân xưởng cồn và CO2
- Nước thải từ công đoạn lọc thô thường chứa các chất lơ lửng, các chất hữu cơ, hoá chất tẩy rửa. Nguyên liệu là sắn lát khô được nghiền ở dạng khô theo 2 cấp (thô và mịn) nên khơng có cơng đoạn rửa sắn khơ do đó khơng phát sinh nước thải rửa sắn khô.
- Thành phần xianua chủ yếu trong lớp vỏ khoai mì và có tính chất khơng bền vững. Nguyên liệu của nhà máy là sắn lát khô nên hàm lượng xianua trong nước thải là không nhiều.
- Nước thải từ các công đoạn sản xuất cồn và lên men, xúc rửa thiết bị lọc ước tính có nồng độ các chất rắn lơ lửng, các chất hữu cơ và tổng nitơ rất cao.
- Hèm cồn phát sinh từ phân xưởng sản xuất cồn có nồng độ các chất hữu cơ, chất rắn lơ lửng cao với hàm lượng BOD từ 20.000 – 30.000 mg/l, COD từ 40.000 – 50.000 mg/l. Nguồn chất thải lỏng này được thu gom và đưa qua phân xưởng phân vi sinh để sản xuất phân bón.
Kết quả phân tích nước thải tại cơ sở sản xuất cồn có cơng nghệ tương tự (Cơ sở sản xuất cồn Thái Hưng, tỉnh Tiền Giang) được đưa ra trong Bảng 1.7.
Bảng 1.7 Kết quả phân tích mẫu nước thải của cơ sở sản xuất cồn Thái Hưng
STT Thông số Đơn vị
Kết quả phân tích
Nước thải sản xuất Nước thải chung
01 pH - 4,3 6,2 02 SS mg/l 2.360 210 03 Tổng N mg/l 280 14 04 Tổng P mg/l 20 0,05 05 COD mg/l 76.000 1.170 06 BOD5 mg/l 26.000 300 07 Tổng Coliform MNP/100ml 6.104 1,1.106 08 F.Coliform MNP/100ml 4.104 4,6.105 (Nguồn: Bảng 3.21/59/[1])
So sánh các chỉ tiêu ô nhiễm trong nước thải của Cơ sở sản xuất cồn Thái Hưng với QCVN40:2011/BTNMT (Kf = 1,0, Kq =1,1) cho thấy:
- Nước thải sản xuất của cơ sở có pH ở mức thấp, chưa đạt tiêu chuẩn cho phép, BOD5 và COD, SS, tổng P, tổng Nitơ và tổng Coliform đều cao hơn tiêu chuẩn rất nhiều lần.
- Đối với mẫu nước tại cống thải chung của cơ sở: nồng độ SS, BOD5, COD và các chỉ tiêu khác đã được pha loãng, nhưng nồng độ vẫn còn cao hơn so với tiêu chuẩn nhiều lần.
1.3.2.2. Đặc tính nước thải phân xưởng sản xuất phân vi sinh
- Nước thải từ phân xưởng sản xuất phân vi sinh có SS, BOD/COD, tổng N, tổng P cao hơn Tiêu chuẩn.
- Nước thải của q trình vệ sinh máy móc thiết bị có các chất lơ lửng, các chất hữu cơ, hoá chất tẩy rửa.
- Nước mưa chảy tràn qua các bãi ủ, sân phơi.
Theo kết quả tổng hợp của Trung tâm Công nghệ Môi trường (ENTEC) từ kết quả lấy mẫu các nhà máy sản xuất rượu, bia, phân vi sinh; nhà máy đường trên cả nước thì nồng độ các chất ơ nhiễm trong nước thải sản xuất của nhà máy được ước tính như Bảng 1.8.
Bảng 1.8 Dự báo nồng độ trung bình các chất ơ nhiễm trong nước thải sản xuất của nhà máy STT Thông số Đơn vị Nồng độ (mg/l) QCVN40:11/BTNMT 01 pH - 3 – 12 5,5-9,0 02 SS mg/l 450 – 1088 100 03 BOD5 mgO2/l 1.860 – 2.558 50 04 COD mgO2/l 3.376 – 4.074 150 (Nguồn: Bảng 3.22/60/[1])
Nhận xét: So sánh nồng độ các chất ơ nhiễm chính trong nước thải sản xuất với QCVN40:11/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp cho thấy: Nồng độ các chất ô nhiễm đều cao hơn tiêu chuẩn cho phép rất nhiều lần. Cụ thể: BOD5 vượt hơn tiêu chuẩn 37 - 51 lần, COD vượt hơn tiêu chuẩn 22 - 27 lần, SS vượt hơn tiêu chuẩn 4,5 – 11 lần.
1.3.2.3. Đặc tính của nước thải sinh hoạt
Theo tính tốn thống kê của một số Quốc gia đang phát triển về khối lượng chất ô nhiễm do mỗi người hàng ngày đưa vào mơi trường có thể tính tải lượng ơ nhiễm trong nước thải của Nhà máy như Bảng 1.9.
Bảng 1.9 Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt
Chất ơ nhiễm
Hệ số ơ nhiễm trung bình (g/người.ngày)
Tải lượng ô nhiễm (kg/ngày) BOD5 49,5 8,8 COD 87,0 15,5 SS 107,5 19,1 Dầu mỡ 20,0 3,6 Tổng Nitơ 9,0 1,6 Amôni 3,6 0,6 Tổng Phospho 2,4 0,4 (Nguồn: Bảng 3.23/61/[1])
Với tải lượng và lưu lượng nước thải ước tính ở trên, nồng độ các chất ơ nhiễm trong nước thải sinh hoạt sẽ được đưa ra trong Bảng 1.10.
Bảng 1.10 Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt
STT Chất ô nhiễm Nồng độ các chất ơ nhiễm (mg/l) Khơng xử lý Có hệ thống bể tự hoại 01 BOD5 518 207 02 COD 912 365 03 SS 1124 449 04 Dầu mỡ 212 85 05 Tổng N 94 38
06 Amôni 35 14 07 Tổng Phospho 24 9 08 Tổng Coliform (MPN/100ml) 106 - 108 104 (Nguồn: Bảng 3.24/61/[1])
Nhận xét: Nước thải sinh hoạt sau khi qua hệ thống xử lý bằng bể tự hoại 3 ngăn vẫn còn cao hơn tiêu chuẩn cho phép. Vì vậy, nước thải sinh hoạt cần phải được xử lý tiếp chung với nước thải sản xuất trước khi thải ra nguồn tiếp nhận là sơng Thu Bồn.
1.3.2.4. Đặc tính nước mưa chảy tràn
Theo số liệu thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới thì nồng độ các chất ô nhiễm trong nước mưa chảy tràn thông thường khoảng 0,5 -1,5 mgN/l, 0,004 - 0,03 mgP/l, 10 - 20 mgCOD/l, 10 - 20 mgTSS/l. Tuy nhiên, so với tiêu chuẩn nước thải thì nước mưa chảy tràn tương đối sạch do đó có thể tách riêng biệt đường nước mưa ra khỏi nước thải và cho thải trực tiếp ra môi trường sau khi đã tách rác và lắng sơ bộ.
Đối với lượng nước mưa chảy tràn qua sân phơi, sân ủ thì thành phần ơ nhiễm chủ yếu là chất hữu cơ dễ phân huỷ, cặn và vi sinh vật. Tuy nhiên, nồng độ ô nhiễm của lượng nước này khơng đáng kể vì khi có trời mưa cơng ty đã thiết kế hệ thống phủ kín khơng cho nước mưa thấm qua và xung quanh sân phơi, sân ủ này đã có hệ thống rãnh thu gom.