.7 Cơ chế hoạt động của bể Aerotank

Một phần của tài liệu ĐATN - TK hệ thống xử lý nước thải của nhà máy cồn tùng lâm, quảng nam, công suất 5 000 m3 ngày (Trang 46 - 47)

Cơ chế Aerotank:

Trong bể bùn hoạt tính hiếu khí với sinh vật sinh trưởng dạng lơ lửng, quá trình phân hủy xảy ra khi nước thải tiếp xúc với bùn trong điều kiện sục khí liên tục. Việc sục khí nhằm cung cấp đủ lượng oxy một cách liên tục và duy trì bùn hoạt tính ở trạng thái lơ lửng.

Nước thải với bùn hoạt tính tuần hoàn sau khi qua bể Aerotank cho qua bể lắng II. Ở đây bùn lắng một phần đưa trở lại bể Aerotank, phần lại đưa vào bể nén bùn. Số

lượng bùn tuần hồn và số lượng khí cần cấp lấy phụ thuộc vào độ ẩm và mức độ yêu cầu xử lý nước thải.

b. Mương Oxy hóa

Mương oxy hóa là dạng cải tiến của Aerotank khuấy trộn hoàn chỉnh làm việc trong điều kiện hiếu khí kéo dài với bùn hoạt tính chuyển động tuần hoàn trong mương.

Nguyên lý hoạt động: Nước thải từ bể lắng đợt I được dẫn vào mương oxy hóa. Nước thải qua máy khuấy trộn vào vùng hiếu khí của mương oxy hóa và tại đây xảy ra q trình oxy hóa chất hữu cơ có trong nước thải. Nước thải sau đó dịch chuyển đến vùng thiếu khí. Tại vùng này Nito có thể loại bỏ bởi q trình Nitrat. Nước thải sau đó được dẫn qua bể lắng II và tiếp tục xả nước thải sau xử lý vào nguồn tiếp nhận. Bùn hoạt tính từ bể lắng II được tuần hồn lại mương oxy hóa và bùn dư được thải ra sân phơi bùn.

Mương oxy hóa có thể được xây dựng bằng bê tơng cốt thép, hoặc bằng mương thành đất, mặt trong ốp đá, láng xi măng hoặc nhựa đường.

Một phần của tài liệu ĐATN - TK hệ thống xử lý nước thải của nhà máy cồn tùng lâm, quảng nam, công suất 5 000 m3 ngày (Trang 46 - 47)