LỰA CHỌ N2 PHƯƠNG ÁN

Một phần của tài liệu ĐATN - TK hệ thống xử lý nước thải của nhà máy cồn tùng lâm, quảng nam, công suất 5 000 m3 ngày (Trang 165)

Cả 2 phương án đều áp dụng quy trình chính là xử lý sinh học, đều có những công trình đơn vị xử lý cơ học tương đối giống nhau, còn về công trình xử lý sinh học thì khác nhau.

Về mặt công nghệ hiệu quả xử lý về lý thuyết là tương đương nhau.

Về mặt kinh tế: chi phí đầu tư ban đầu phương án 1 thấp hơn phương án 2 ( không chênh lệch nhiều).

Xét về mặt thực tế khi vận hành phương án 2 (bể tuyển nổi, MBBR) khó vận hành và kiểm soát hơn phương án 1. Phương án 2 đòi hỏi người vận hành chuyên môn cao để hệ thống hoạt động ổn định.

Dựa vào kết quả khái toán chi phí  Phương án tối ưu và khả thi xây dựng là phương án 1:

Nước thải  Bể thu gom  Bể điều hòa sục khí  Bể keo tụ – tạo bông  Bể lắng hóa lý  Bể trung gian  Bể UASB  Bể Anoxic  Bể Aerotank  Bể lắng sinh học  Bể khử trùng  Nguồn tiếp nhận cột B theo QCVN 40:2011/BTNMT.

CHƯƠNG 5. VẬN HÀNH HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI 5.1. Khởi động hệ thống xử lý nước thải

5.1.1.Nguyên tắc vận hành nhà máy xử lý nước thải [28]

Trước khi vận hành nhà máy xử lý nước thải, phải kiểm tra toàn bộ hệ thống xe có an toàn để hoạt động không. Kiểm tra các thiết bị điện, kiểm tra mức nước thải, kiểm tra các thiết bị khắc phục sự cố có đầy đủ không,… mới tiến hành các thao tác khởi động hệ thống.

Trong giai đoạn khởi động, cần phải lấy mẫu và phân tích mẫu nhằm giúp cho người vận hành điều hành đúng các thông số hoạt động của bể.

Các thông số cần đo đạc:

- Hàng ngày: pH, nhiệt độ, lưu lượng, COD - Một lần một tuần: BOD5, nito, photpho

- Các vị trí lấy mẫu: đầu vào bể, trong bể, đầu ra khỏi bể

Cần có các thông số vật lý hàng ngày: mùi, độ màu, độ đục, lớp bọt bể cũng như dòng chảy.

Trong quá trình vận hành, cán bộ vận hành nhất thiết phải tuân thủ đúng quy định vận hành đã được đào tạo. vì khi vận hành sai sẽ gây ra sự cố dẫn đến hỏng thiết bị hay dẫn đến chất lượng đầu ra không đạt tiêu chuẩn đề ra.

Mọi sự cố xảy ra phải tìm cách khắc phục kịp thời. Nếu không thể tự khắc phục, phải báo cáo cho quản đốc hoặc cho cán bộ kỹ thuật có trách nhiệm xem xét và xử lý.

a. Nguyên tắc vận hành thiết bị

Phải đọc kỹ hướng dẫn vận hành thiết bị trước khi đưa vào sử dụng.

Thiết bị trước khi khởi động phải được kiểm tra hướng dẫn kỹ lưỡng về nguồn điện, về chế độ bôi trơn, dầu mỡ,.. để đảm bảo tuyệt đối an toàn khi vận hành.

b. Nguyên tắc vận hành máy thổi khí

Trước khi khởi động bơm thổi khí cần kiểm tra: - Tra dầu mỡ vào các bộ phận trục, ổ bi.

- Kiểm tra nối trục và trục động cơ - Kiểm tra điện áp

- Kiểm tra thật kỹ máy trước khi khởi động, đảm bảo chắc chắn rằng máy không bị kẹt không bị tiếp xúc ở trong.

- Kiểm tra máy và đường ống, làm sạch các chất, vật liệu bám bên ngoài nếu cần thiết.

- Tất cả các vị trí đầu nối cơ khí phải được xiết chặt. - Tất cả các van phải được mở hoàn toàn.

- Dây cura phải được cân chỉnh thật thẳng, đủ độ căng để tránh dây bị lệch khi chạy.

- Motor quay đúng chiều - Khởi động bơm:

- Mở van hút, van đầu đẩy, chú ý van dầu, van nước làm mát

- Dùng tay kéo dây đai xem hệ thống vận hành dễ dàng không, sau đó ở chế độ không tải.

- Chạy máy ở chế độ không tải 10 phút, sau đó đưa tải vào chế độ vận hành. Nếu máy có chế độ kêu bất thường càn kiểm tra đúng chiều quay của máy theo chiều ghi trên máy.

- Kiểm tra định kỳ hoạt động máy

5.1.2.Các bước khởi động các công trình [28]

5.1.2.1. Bể điều hòa sục khí

- Cho ½ nước vào bể

- Mở van khí, điều chỉnh lưu lượng thích hợp cho nước vào đầy bể - Điều chỉnh lưu lượng cho đến khi đúng yêu cầu thiết kế

- Kiểm tra hoạt động của bơm thổi khí - Kiểm tra khí có sục đều trong bể - Sục đến khi đúng thời gian thiết kế - Mở van dòng vào và dòng ra của bể

- Nếu có sự cố xảy ra khi khởi động bể thì ngừng ngay và giải quyết sự cố.

5.1.2.2. Bể lắng II

- Khóa van xả cặn

- Mở van dòng vào hay dòng đầu nối dòng chảy với công trình trước đó - Kiểm tra nước chảy qua máng tràn có đúng thiết kế không

- Quan sát bùn có nổi lên trên mặt thoáng nước không - Mở van xả cặn theo lắng ra ngoài theo chu kỳ thiết kế.

5.1.2.3. Bể UASB

- Mở van dòng vào và dòng ra ở máng tràn, mở van thu khí. - Cho nước chảy vào bể từ dưới lên, với tốc độ từ 0,9 – 1,1 m/s

- Sau khi nước thải mới đã thay thế nước thải nuôi vi sinh cần kiểm tra lại các chỉ tiêu nước thải mới trong bể: SS, độc tố, nhiệt độ, tỷ lệ COD:N:P, pH,..

- Kiểm tra nồng độ bùn dòng ra của nước thải

- Kiểm tra lượng khí thoát ra đạt 0,1 m3/m3.ngày đêm là đạt yêu cầu. - Cần rút bùn dư khi đến chu kỳ

5.1.2.4. Bể Aerotank

- Mở van dòng vào và dòng ra bể

- Cho nước thải vào, đo DO (> 3mg/l), điều chỉnh van sục khí, thường xuyên vớt ván trên mặt nước

- Quan sát bể lắng, không có bùn nổi lên mặt nước )

- Đến chu kì, phải bơm bùn tuần hoàn từ bể lắng về bể hiếu khí. - Kiểm tra nồng độ bùn (3000 – 3500 mg/l), SVI (50 – 100)

5.1.2.5. Bể khử trùng

- Mở van nước dòng vào, đóng van nước dòng ra, cho nước qua bể khử trùng - Mở van hóa chất khử trùng và cho bơm hóa chất hoạt động theo đúng lưu lượng thiết kế

- Quan sát xem nước và hóa chất khử trùng có hòa trộn tốt không

- Chờ cho nước đầy bể thì khóa van nước dòng vào, đợi 15 phút để hóa chất khử vi sinh vật.

- Lấy mẫu nước đem phân tích chỉ tiêu vi sinh và lượng dư hóa chất khử trùng. - Nếu vi sinh không đạt QCVN và nồng độ dư hóa chất thấp hơn QCVN cho phép tăng liều lượng hóa chất khử trùng, lấy mẫu phân tích.

- Nếu vi sinh không đạt QCVN và nồng độ dư hóa chất lớn hơn QCVN cho phép tăng sự khuấy trộn (thêm vách ngăn, dùng máy khuấy,..) lấy mẫu phân tích.

- Lặp lại nhiều lần các bước trên để tìm ra liều lượng hóa chất tối ưu. - Mở van dòng ra của bể và cho vận hành

5.2. Các sự cố vận hành hệ thống xử lý nước thải và cách khắc phục [28]

5.2.1.Các nguyên nhân sự cố khắc phục của bơm nước thải:

Bảng 5.1 Các nguyên nhân sự cố khăc phục của bơm

STT Các sự cố Cách khắc phục

A. Bơm không khởi động được

01 Cháy cầu chì Thay thế

02 Công tắc bị sét rỉ Thay thế

03 Động cơ bị cháy Thay thế

04 Tiếp điểm của role bị bụi bẩn Thay thế

05 Trục bơm bị nghẹt rác Làm sạch

06 Cánh quạt bị gãy Thay thế

B. Giảm lưu lượng bơm

01 Bơm chưa được mồi nước hoàn toàn Cần kiểm tra và mồi nước

02 Có khí xâm thực Đuổi khí bằng cách tháo

van khí đinh bơm 03 Vòng dây quá thấp, đấu dây không đúng, động

cơ có khuyết tật,..

Thay thế

04 Cánh bơm bị kẹt Lấy dị vật ra

06 Các ổ bi, vòng bị mòn Thay thế

C. Bơm có tiếng ồn

01 Bơm chưa được mồi nước đủ Cần kiểm tra và mồi nước 02 ống hút, họng thu nước, cánh quạt bị nghẹt Kiểm tra và loại bỏ dị vật 03 Bơm không tra dầu mỡ theo quy định Tra dầu mỡ

04 Trục bơm và động cơ không phẳng và thẳng khi nối khớp

Điều chỉnh cho đúng

05 Có hiện tượng khí xâm thực Đuổi khí

06 Có sỏi trong bơm Lấy dị vật ra

5.2.2.Các nguyên nhân sự cố khắc phục của bơm thổi khí:

Bảng 5.2 Các nguyên nhân sự cố khăc phục của bơm thổi khí

STT Các sự cố Cách khắc phục

A. Bơm không khởi động được

01 Cháy cầu chì Thay thế

02 Công tắc bị sét rỉ Thay thế

03 Động cơ bị cháy Thay thế

04 Tiếp điểm của role bị bụi bẩn Thay thế

05 Trục bơm bị nghẹt rác Làm sạch

06 Cánh quạt bị gãy Thay thế

07 Roto bị rỉ hoặc vật lạ trong máy Làm sạch roto, sạch máy 08 Dây curoa bị trượt hoặc bạt ra ngoài Điều chỉnh lại độ dãn của

dây cura hoặc thay mới

09 Lỗi động cơ Kiểm tra động cơ và nguồn

điện

B. Giảm lưu lượng khí

01 Vòng dây quá thấp, đấu dây không đúng, động cơ có khuyết tật,…

Thay thế

02 Rò rỉ trên đường ống Kiểm tra và hàn thay thế

03 Rò rỉ van an toàn Điều chỉnh lại van an toàn

04 Cánh bơm bị kẹt Lấy dị vật ra

05 Khớp nối mềm bị hỏng Thay thế

06 Các ổ bi, vòng bị mòn Thay thế

07 Trượt dây cura Xiết chặt lại dây cura

thích hợp C. Bơm khí có tiếng ồn 01 Ồn khí động Chọn vận tốc dòng khí ở chu vi bánh xe < 40m/s 02 Kết cấu bệ móng Cần có đẹm sát 03 Cách lắp đặt Tra dầu mỡ

04 Cấu tạo ổ bi không khớp Tra dầu mỡ

05 Bộ phận truyền động Kiểm tra và dùng bộ truyền

đai phẳng

06 Trượt dây cura Xiết chặt lại dây cura

07 Ổ đỡ trục bị mòn Thay ổ đỡ trục

08 Bánh rằn bị mòn Thay bánh răng mới

09 Thiếu dầu bôi trơn Thêm dầu nhớt

5.2.3.Các nguyên nhân sự cố khắc phục của bể điều hòa

Bảng 5.3 Các nguyên nhân sự cố khăc phục của bể điều hòa

STT Các sự cố Ngyên nhân Cách khắc phục

01 Không sục khí

Van chưa mở hay bị gắt

Mở van , tra dầu mở Đường ống bị rò

rỉ, rỉ sét

Kiểm tra, hàn hay thay thế ống ống thổi khí bị

nghẹt do các chất lơ lửng bám vào các lỗ

Rửa sạch hay thay thế

02 Có sục khí nhưng yếu

Máy thổi khí Xem lại cách khắc phục máy thổi khí Áp lực thủy tĩnh

quá lớn

Hạ mực nước xuống 03 Nước không

được bơm đi

Bơm nước thải Xem lại cách khắc phục bơm

5.2.4.Các nguyên nhân khăc phục bể lắng

Bảng 5.4 Các nguyên nhân sự cố khăc phục của bể lắng

STT Các sự cố Ngyên nhân Cách khắc phục

01 Bùn lắng không tốt

Không phân bố đều dòng vào đến bể lắng II

- Hiệu chỉnh sự phân phối bằng cách thay đổi cao độ của máng phân phối trong các ngăn

phân phối

- Thay đổi lưu lượng phân phối bằng cách thay đổi thiết kế thủy lực của máng phân phối 02 Nhiều cặn ở

máng tràn

Tải trọng máng tràn cao dẫn đến vận tốc nước ra lớn lôi

cuốn theo nhiều cặn SS

- Sử dụng nhiều máng thu nước và ống dẫn nước ra cho bể lắng.

- Nâng cao độ của máng thu nước lên

03 Bơm hút không bơm

được bùn

Ống xả bùn đáy bể bị bít tắt Thông phễu thu bùn và ống dẫn bùn

04 Bùn bơm ra ít

Bơm bùn tuần hoàn hoạt động - Sửa bơm bùn tuần hoàn

- Thông phễu thu bùn và ống dẫn bùn

05 Bùn bị xáo trộn

Cơ cấu thanh gạt bùn hoạt động không tốt

Sửa chữa cơ cấu thanh gạt bùn

06 Bùn nổi - Quá trình khử nitrat không xảy ra hoàn toàn trong công trình phái trước bể (anoxic).

- Dòng tuần hoàn từ vùng nitrat hóa về vùng thiếu khí không hoàn toàn.

- pH trong vùng thiếu khí không nằm trong khoảng 6,5 – 8

- Quá trình nitrat hóa không xảy ra hoàn toàn trong công trình anoxic

- Quá trình nitrat hóa không xảy ra hoàn toàn trong bể bùn hoạt tính nitart hóa xảy ra trong bể lắng 2.

- Bảo đảm cung cấp đủ nguồn cacbon hữu cơ bên ngoài vào vùng thiếu khí.

- Bổ sung sinh khối có vi sinh vật khử nitrat

- Đợi một thời gian để quá trình nitrat hóa diễn ra sẽ làm tăng pH.

- Giảm hay loại bỏ quá trình nitrat hóa trong bể bùn hoạt tính

07 Bọt khí bám vào bông

bùn

Nếu hệ thống thổi khí được sử dụng cho bể bùn hoạt tính, khi thổi khí dư sẽ làm cho bọt khí bám vào bông bùn

Giảm mức độ thổi khí.

08 Bùn phân hủy kỵ khí

- Lưu lượng bùn tuần hoàn thấp.

- Thanh cào cặn cơ khí có sự cố, không hoạt động.

- Giảm thời gian lưu bùn trong bể lắng 2

- Tăng lưu lượng tuần hoàn bùn

- Nếu thanh cào cặn có sự cố, sửa chữa hệ thống cào cặn

5.2.5.Các sự cố và cách khắc phục bể UASB

Bảng 5.5 Các nguyên nhân sự cố khăc phục của bể UASB

STT Các sự cố Ngyên nhân Cách khắc phục 01 Bùn lắng kém - pH thấp - Tỷ số F/M không nằm trong khoảng 0,2 – 0,6 Điều chỉnh pH Giảm tải 02 Nước thải có mùi hôi, đen BOD/COD < 5, không phân hủy sinh học

Kiểm tra tỷ lệ này thường xuyên, tránh nồng độ quá tải

03 VSV tạo thành khối

Tỷ lệ BOD:N:P không hợp lý

Điều chỉnh tỉ lệ và bổ sung dinh dưỡng thiếu

04 Bùn trôi ra ngoài nhiều

Tải trọng cao Pha loãng nước thải

pH thấp Điều chỉnh pH

05 Không sinh khí

Sốc tải Giảm tải

VSV chết Nuôi cấy lại VSV

06 Bùn nổi lên mặt nước

Thiếu dinh dưỡng Bổ sung Sinh khối phát triển tản

mạn

- pH thấp

- Có oxy trong nước - Nhiễm độc

Sinh khối đông kết Bổ sung dinh dưỡng

5.2.6.Các sự cố và cách khắc phục bể khử trùng

Bảng 5.6 Cácnguyên nhân sự cố khăc phục của bể khử trùng

STT Các sự cố Ngyên nhân Cách khắc phục

01 Coliform không đạt tiêu chuẩn để khử trùng

Lượng chlorine cung cấp không đủ

Sử dụng thiết bị phân tích và định lượng chlorine tự động

Ngắn dòng ở thiết bị chlorine

Thêm thiết bị trộn trong contact chamber

Chất rắn tích tụ trong contact chamber

Làm sạch contact chamber

Lượng chlorine dư thấp Tăng thời gian tiếp xúc hoặc tăng lượng chlorine

02 Không duy trì đủ lượng

chlorine

Sự cố trong máy bơm chlorine

Đại tu máy bơm

chlorine dư quá cao 04 Lượng chlorine trong dòng ra khác nhau Tốc độ dòng chlorine không đủ

Thay thế thiết bị đo lưu lượng lớn hơn

Điều khiển bị hỏng Liên hệ nhà sản xuất Lắng cặn trong thiết bị clo

contact champer

Rửa sạch bể Thiết bị kiểm soát phân

phối dòng chảy hoạt động không tốt

Khởi động lại từ đầu

5.2.7.Các sự cố khắc phục bể anoxic

Bảng 5.7 Các nguyên nhân sự cố khăc phục của bể anoxic

STT Các sự cố Ngyên nhân Cách khắc phục

01 Hiện tượng bùn nổi

Do máy khuấy trộn không hoàn toàn

Kiểm tra máy, hay thay thế Bùn vi sinh tuần hoàn từ

bể lắng về ít

Kiểm tra lại hệ thống tuần hoàn

Bảng 5.8 Các nguyên nhân sự cố khăc phục của bể Aerotank

STT Các sự cố Nguyên nhân Cách khắc phục

01

Bùn phát triển phân tán

Do quá tải chất hữu cơ Giảm lượng hữu cơ

Do pH thấp Thêm độ kiềm

Do thiếu dinh dưỡng Bổ sung dinh dưỡng

Do độc tính Nhanh chóng tìm ra nguồn gốc tạo thành và xử lý

Do thông khí quá nhiều Điều chỉnh cho hợp lý

02

Bùn không kết dính

được

Do bùn đã cũ - Gia tăng tốc độ dòng thải

Một phần của tài liệu ĐATN - TK hệ thống xử lý nước thải của nhà máy cồn tùng lâm, quảng nam, công suất 5 000 m3 ngày (Trang 165)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(189 trang)