2.1.2. Bể lắng [4]
Bể lắng dùng để tách các chất lơ lửng có trọng lượng riêng lớn hơn trọng lượng riêng của nước. Chất lơ lửng nặng hơn sẽ từ từ lắng xuống đáy, còn chất lơ lửng nhẹ hơn sẽ nổi lên mặt nước hoặc tiếp tục theo dòng nước đến cơng trình xử lý tiếp theo. Dùng những thiết bị thu gom và vận chuyển các chất bẩn lắng và nổi (ta gọi là cặn) tới cơng trình xử lý cặn.
Phân loại bể lắng
- Dựa vào chức năng, vị trí có thể chia bể lăng thành các loại: bể lắng đợt 1 trước cơng trình xử lý sinh học, bể lắng đợt 2 sau cơng trình xử lý sinh học.
- Dựa vào nguyên tắc hoạt động, người ta có thể chia các loại bể lắng như: bể lắng hoạt động gián đoạn hoặc bể lắng hoạt động liên tục.
- Dựa vào cấu tạo có thể chia bể lắng thành các loại như sau: bể lắng đứng, bể lắng ngang, bể lắng ly tâm và một số bể lắng khác.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải Nhà máy sản xuất bia Sài Gịn Sóc Trăng cơng suất 400 m3/ngày đêm.
- Cấu tạo: Bể lắng đứng là bể chứa, mặt bằng dạng trịn hoặc vng, đáy nón hay
chóp cụt. Bể lắng đứng có cấu tạo đơn giản, đường kính của bể khơng vượt q 3 lần chiều sâu cơng tác và có thể đến 10 m.
- Nguyên lý hoạt động: nước thải theo máng chảy vào ống trung tâm kết thúc bằng
ống miệng lọc hình phễu. Sau khi ra khỏi ống trung tâm nước thải va vào tấm chắn và thay đổi hướng từ đứng sang ngang rồi dâng lên theo thân bể. Nước đã lắng trong tràn qua máng thu đặt xung quanh thân bể và đi ra ngoài. Khi nước thải dâng lên theo thân bể thì cặn lắng thực hiện chu trình ngược lại, như vậy cặn chỉ lắng được trong trường hợp tốc độ lắng U0 lớn hơn tốc độ nước dâng Vd (U0 > Vd). Thời gian lắng phụ thuộc vào mức độ yêu cầu xử lý và chọn khoảng 30 phút (trước cánh đồng tưới, bãi lọc) đến 1,5 giờ (trước bể aerotank và bể lọc sinh học). Cặn lắng xuống phần chứa tính với dung tích lưu lại không quá 2 ngày. Cặn xả ra khỏi bể nhờ ống xả bùn dưới áp suất thủy tĩnh 1,2 – 2 m. Để cặn tự chảy tới hồ thu thì góc tạo bời tường đáy bể và mặt phẳng nằm ngang không làm nhỏ hơn
450.