Bể UASB [9]

Một phần của tài liệu ĐATN - TK hệ thống xử lý nước thải sản xuất bia sài gòn phú yên, công suất 400 m³ngày (Trang 37 - 38)

CHƯƠNG II : CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚCTHẢI NHÀ MÁY BIA

a) Bể UASB [9]

Bể UASB được sử dụng rộng rãi để xử lý các loại nước thải của nhà máy công nghiệp thực phẩm.

Bể chia làm 2 ngăn: ngăn lắng và ngăn lên men. Trong bể diễn ra 2 quá trình: lọc trong nước thải qua tầng cặn lơ lửng và lên men lượng cặn giữ lại. Khí metan tạo ra ở giữa lớp bùn. Hỗn hợp khí – lỏng và bùn làm cho bùn tạo thành các dạng hạt lơ lửng. Với quy trình này, bùn tiếp xúc tốt với chất hữu cơ có trong nước thải và q trình phân hủy xảy ra tích cực. Nhờ các vi sinh vật có trong bùn hoạt tính mà các chất bẩn trong nước thải, đi từ dưới lên, xuyên qua lớp bùn bị phân hủy. Trong bể, các vi sinh vật liên kết nhau và hình thành các hạt bùn đủ nặng để không bị cuốn trôi ra khỏi bể. Các loại khí tạo ra trong điều kiện kỵ khí (chủ yếu là CO2 và CH4) sẽ tạo ra dịng tuần hồn cục bộ, giúp cho việc hình thành những hạt bùn hoạt tính và giữ cho chúng ổn định. Các bọt khí và hạt bùn có khí bám vào sẽ nổi lên trên bề mặt tạo thành hỗn hợp phía trên bể. Khi va phải lớp lưới chắn phía trên, các bọt khí vỡ ra và các hạt bùn được tách ra khỏi hỗn hợp lại lắng xuống dưới. Để giữ cho lớp bùn ở trạng thái lơ lửng, vận tốc nước hướng lên phải giữ ở khoảng 0,6 – 0,9 m/h.

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải Nhà máy sản xuất bia Sài Gịn Sóc Trăng cơng suất 400 m3/ngày đêm.

Bùn được xả ra khỏi bể UASB từ 3 – 5 năm/lần nếu nước thải đưa vào đã qua bể lắng 1, hoặc 3 – 6 tháng/lần nếu nước thải đưa vào xử lý trực tiếp. Bể được sử dụng để xử lý nước thải có hàm lượng chất hữu cơ cao.

Hình 2.14: Sơ đồ cấu tạo bể UASB [2]

1. Dẫn nước thải vào bể; 2. Hệ thống ống phân phối đều nước thải vào bể; 3. Lớp bơng bùn hoạt tính kỵ khí; 4. Chụp thu khí; 5. Vùng lắng cặn; 6. Máng thu nước sau lắng; 7. Tấm chắn dịng khí; 8. Ống thu hỗn hợp biogas; 9. Ống xả bùn dư.

Ưu điểm:

- Chi phí đầu tư, vận hành thấp.

- Lượng hóa chất cần bổ sung ít.

- Khơng địi hỏi cấp khí do đó ít tiêu hao năng lượng; có thể thu hồi, tái sử dụng năng lượng từ biogas.

- Lượng bùn sinh ra ít, cho phép vận hành với tải trọng hữu cơ cao, giảm diện tích cơng trình.

Nhược điểm:

- Giai đoạn khởi động kéo dài.

- Dễ bị sốc tải khi chất lượng nước biến động.

- Bị ảnh hưởng bởi các chất độc hại.

- Khó hồi phục sau thời gian ngừng hoạt động.

Một phần của tài liệu ĐATN - TK hệ thống xử lý nước thải sản xuất bia sài gòn phú yên, công suất 400 m³ngày (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)