DI TÍCH LỊCH SỬ KHU LƯU NIỆM ANH HÙNG WỪU
GIA LAI SAU 46 NĂM GIẢI PHÓNG QUA NHỮNG GÌ TƠI CHỨNG KIẾN
QUA NHỮNG GÌ TƠI CHỨNG KIẾN
Lại một 30/4 nữa đến gần, đánh dấu 46 năm đất nước thống nhất, Bắc - Nam một nhà; đánh dấu năm thứ 43, tôi - một đứa con miền Nam sinh ra trên đất Bắc - có mặt tại Gia Lai, lớn lên, trưởng thành cùng Gia Lai thân thương - nơi mà hôm nay tơi trìu mến gọi “q hương”.
Gia Lai - Kon Tum ngày tôi đến
Tháng 7/1978, chờ cho tôi học xong lớp 7 (tốt nghiệp cấp II) thì gia đình tơi chuyển từ Bắc Thái vào Nam. Điểm đến là nông trường Ia Blan, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai - Kon Tum (nay là Công ty Cà phê Ia Blan, huyện Ia Grai), nơi mà cha tôi và các chú, các bác trong bộ khung của nông trường Quân Chu đã vào xây dựng cơ sở vật chất từ 1 năm trước. Sau chuyến bay từ Hà Nội vào Huế, chúng tơi đến Pleiku bằng xe đị. Để chờ di chuyển vào nông trường,
gia đình tơi được bố trí ở tại Ty Nông Nghiệp (khu vực nay là Sở Y Tế) nằm ở góc ngã tư Trần Hưng Đạo - Nguyễn Du. Căn phòng gia đình tơi ở nhìn ra hướng đường Nguyễn Du. Tháng 7 Pleiku mưa tầm tã. Đến nay, tôi vẫn nghĩ rằng, chưa có mùa mưa nào của Pleiku lại khủng khiếp như mùa mưa năm ấy – có lẽ vì, đó là lần đầu tiên tơi biết, thế nào là Tây Nguyên giữa mùa mưa. Tới ngày thứ ba thì cha tơi bảo, hơm nay nhà mình sẽ về nơng trường, máy kéo đang ra đón. Tơi như chưa tin vào tai mình, hỏi lại “máy kéo hả cha? Máy kéo thì ngồi ở đâu?”. Chỉ có tơi (lúc đó 14 tuổi) cịn biết hỏi thế, chứ 2 đứa em trai tôi, đứa 5 tuổi, đứa 3 tuổi thì cứ được đi là chúng khối rồi. Cũng phải nói thêm rằng, vì cha tơi lúc ấy là Bí thư Đảng ủy của nơng trường, nên gia đình tơi mới có máy kéo đón. Khoảng 10h sáng, một chiếc máy kéo màu đỏ, kéo theo rơ-mooc
xuất hiện trước sân Ty Nơng nghiệp. Gia đình tơi chất tất cả đồ đạc đã quấn kín vải mưa lên rơ-mooc, mọi người cũng mặc áo mưa và trèo lên đây. Riêng mẹ tơi, vì bế cậu em út được ưu tiên ngồi trên đầu máy cùng anh lái. Sau nhiều giờ bị nhồi lên, quật xuống trên con đường 37 km, gập ghềnh ổ voi, bùn lầy và đèo dốc, cánh tay lạnh cứng, ngón tay nhăn nheo vì phải bám chặt vào thành rơ-mooc trong mưa, khoảng 10h đêm, chúng tôi đến nơi định cư đầu tiên của gia đình trên vùng đất mới. Qua ánh sáng từ đèn pha của máy kéo, tơi thấy, phía trước có mấy căn nhà mái tranh, vách nứa kề nhau. Nghe tiếng máy kéo, cũng đã được biết là cha tôi sẽ đưa mẹ con tôi vào, nên mọi người (cũng từ chỗ tôi ra đi, nhưng đã vào trước đó ít ngày) từ các căn nhà đội áo mưa, mang đèn pin ra đón, giúp dọn đồ đạc.
Ngay sau khi vào nông
39
SINH HOẠT NHÂN DÂN
trường cũng là lúc kỳ nghỉ hè sắp hết, việc học hành của đám trẻ con là mối lo lớn nhất của mọi nhà. Là học sinh giỏi ở miền Bắc, tốt nghiệp cấp II loại giỏi, nếu không theo cha mẹ đi Nam thì tơi sẽ được chuyển thẳng vào lớp 8, trường cấp III của huyện. Nhưng khi cha tôi mang hồ sơ ra trường cấp III Pleiku, thì thầy hiệu trưởng (thầy Tài) bảo, tôi không được chuyển thẳng, vì chương trình lớp 7 của miền Bắc không tương đương với chương trình lớp 9 ở miền Nam, vì vậy, tơi phải học lớp 9, hoặc phải thi vào lớp 10 như mọi người. Được cha mua cho bộ sách lớp 9, tôi chăm chỉ tự ôn. Ngày đi thi vào cấp 3, nơng trường cử một chú kỹ sư cơ khí, dẫn chúng tơi (gồm 7 đứa, có mỗi mình tơi là con gái) đi bộ từ nông trường ra phố. Lõm bõm trên con đường lầy bùn, lội trong mưa từ 5h sáng, đến tối mịt, chú cháu chúng tôi mới tới được Pleiku, trong cơn đói cồn cào, khát cháy cổ và tay chân như đã rụng hẳn khỏi thân mình (sau này, tơi cịn phải tiếp tục đi lại rất nhiều lần trên con đường này, bằng cách này - kể cả lúc đã vào TP. Hồ Chí Minh học đại học). Trong số 7 đứa kéo nhau đi
thi vào cấp III năm ấy, chỉ có mình tơi đậu (Nhưng lại xin nói thêm, các bạn của tôi không đậu cấp III, sau này đều được đi học các trường trung cấp, rồi họ học dần lên, trưởng thành và khá giả hơn tôi).
Ở thời điểm ấy, cả tỉnh Gia Lai - Kon Tum chỉ có 4 trường cấp III (1 ở Kon Tum, 1 ở Pleiku, 1 ở Ayun Pa và 1 ở An Khê). Cả thị xã Pleiku - thủ phủ của quân đoàn II ngụy trước giải phóng - loanh quanh chỉ mấy con đường Hùng Vương (Hoàng Diệu cũ), Trần Hưng Đạo (Trịnh Minh Thế cũ), Lê Lợi, Nguyễn Thái Học, Nguyễn Du... Bệnh viện tỉnh nằm ngay trên đường Trần Hưng Đạo. Ngoài một số nhà xây của các công sở, thị xã dày đặc dây kẽm gai bùng nhùng quanh các hàng rào. Nhà cửa phổ biến nhất là những căn nhà vách ván, mái lợp tôn hoặc vỏ thùng phi. Quốc lộ 19 là con đường đẹp nhất, còn lại, đường đến các huyện (trừ An Khê, thị xã Kon Tum) đều là những con đường đất đỏ như đường tôi đã đi qua.
Sau này tôi được biết, những ngày mới giải phóng (năm 1975), tỉnh Gia Lai chỉ có hơn 300.000 dân, 76
xã, 500 thôn, trong đó có trên 90.000 dân vùng giải phóng cũ. Vùng mới giải phóng gồm thị xã Pleiku, các quận lỵ Thanh An, Lệ Trung, An Túc (thị trấn An Khê) toàn bộ huyện An Khê cũ, thị xã Hậu Bổn (tỉnh lỵ tỉnh Phú Bổn) và các quận lỵ Phú Nhơn, Phú Thiện, Phú Túc thuộc tỉnh Phú Bổn. Đời sống nhân dân cả ở thành thị và nông thơn đều vơ cùng khó khăn. Cơ sở hạ tầng hầu như khơng cịn gì đáng kể. An ninh vô cùng phức tạp do FULRO hoành hành...
Và Gia Lai tươi sáng hôm nay của chúng ta
Học xong phổ thơng, đại học, rồi làm nghiên cứu sinh, có nhiều lời mời vào TP. Hồ Chí Minh và các nơi khác công tác, nhưng cuối cùng tôi vẫn gắn bó với Gia Lai cho đến hôm nay. Với tư cách là một nhà nghiên cứu lịch sử - văn hóa địa phương, tơi ln tự hào khi nói rằng, tơi đã trưởng thành từ “gốc cà phê” như bao học sinh Gia Lai khác. Cũng từ công việc, từ đam mê, tôi hiểu rõ Gia Lai hôm nay so với những ngày qua là những đổi thay, là kết quả của cả một quá trình chuyển biến mạnh mẽ, tích cực. Nếu như con đường năm 1978
40 SINH HOẠT NHÂN DÂN
tôi đi phải mất cả ngày dài trong mệt mỏi, thì hơm nay, nó là con đường tỉnh 664, được trải nhựa mượt mà, nối Pleiku với tận biên giới phía Tây - nơi có con sơng Sê San hùng vĩ, có đồn biên phịng 717, 719, đi qua những vùng đất đang thay đổi từng ngày. Từ nơi tôi ở cũ, về Pleiku, nay chỉ mất 45 phút đi bằng xe máy hoặc ơ tơ. Đó cũng là hình ảnh chung của giao thơng Gia Lai qua các tỉnh lộ: 662 (nối Đak Pơ với Ayun Pa); 663 (vào huyện Chư Prông), 668 (nối Ayun Pa với tỉnh Đak Lak); 669 (An Khê - Kbang); 671 (vào xã Nam Yang, huyện Đak Đoa)... cùng với các tuyến tỉnh lộ kết nối Pleiku - Trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh - đến 16 huyện, thị xã, đến tận 220 xã, phường. Cùng với việc phát triển giao thông nội tỉnh, làm tiền đề cho kinh tế - xã hội phát triển, đi qua Gia Lai cịn có 5 tuyến quốc lộ (14, 19, 25, 14C và 19D) với tổng chiều dài 563km; Có cảng hàng không Pleiku với mỗi ngày hàng chục chuyến bay lên xuống kết nối vùng đất Bắc Tây Nguyên này với mọi vùng miền, làm cho khoảng cách giữa Gia Lai với các trung tâm kinh tế - xã hội của cả
nước như gần hẳn lại. Nếu như thời của chúng tôi, muốn đi học cấp II đã phải xa nhà, ở trọ, thì ngày nay, tại hầu hết các địa phương trong tỉnh, cha mẹ có con đi học cấp trung học phổ thơng (cấp III xưa) đều có thể yên tâm khi con cái có thể đi về trong một khoảng cách khơng xa. Pleiku, nơi trước kia tù mù ánh đèn đêm, món ngon nhất với chúng tôi chỉ là kem Bắc Hương, kem chuối... thì nay đã là đô thị loại I trực thuộc tỉnh, với những con đường khang trang, rộng mở, đèn điện đủ màu rọi sáng thâu đêm; có Quảng trường Đại Đoàn Kết - một điểm đến được nhiều du khách quan tâm; có những tịa nhà Hồng Anh, Đức Long… hiện đại. Những năm qua, từ phong trào xây dựng nông thôn mới, nhiều nguồn lực đã được huy động. Đến năm 2020, tỉnh có 88 xã; 97 thôn, làng đạt chuẩn nông thôn mới, làm cho bộ mặt nông thôn sáng – đẹp hẳn lên. Đời sống nhân dân, nhất là đồng bào ở vùng sâu, vùng xa, người dân tộc thiểu số được cải thiện rõ rệt. Tỷ lệ hộ nghèo còn 4,5%, tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số cịn dưới 6,25%. Duy trì 100% xã,
phường, thị trấn đạt phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học, phổ cập trung học cơ sở. Trên 91% người dân tham gia bảo hiểm y tế, 90% xã phường thị trấn đạt tiêu chí quốc gia về y tế. Có 65% dân số đô thị được cung cấp nước sạch qua hệ thống cấp nước tập trung, 95% dân số nông thôn được cung cấp nước hợp vệ sinh.
Từ mảnh đất của đạn bom, vượt qua gian khổ, đói nghèo, với nhiều người dân thất học… trong những năm đầu giải phóng, sau 46 năm, chúng ta có một Gia Lai tươi đẹp đáng tự hào, với cơ sở hạ tầng khang trang, mọi trẻ em đều được học hành, hơn 1,5 triệu dân ấm no - hạnh phúc… Cùng với đó, ta có Biển hồ Tơnưng, núi lửa Chư Đang Ya, thác K50 thơ mộng; có tinh hoa Khơng gian văn hóa cồng chiêng Bahnar, Jrai… luôn được trân trọng, bảo tồn. Vẻ đẹp của thiên nhiên, sự tiện ích của hạ tầng, cùng người Gia Lai luôn thân thiện, ân cần… đã và sẽ là những yếu tố đủ sức gọi mời bạn bè trong nước và quốc tế./.
41
SINH HOẠT NHÂN DÂN
KÝ ỨC Cha trong ký ức của