CHO NGƯỜI TRONG ĐỘ TUỔI LAO ĐỘNG

Một phần của tài liệu shndt4 (Trang 27 - 30)

DI TÍCH LỊCH SỬ KHU LƯU NIỆM ANH HÙNG WỪU

CHO NGƯỜI TRONG ĐỘ TUỔI LAO ĐỘNG

28 SINH HOẠT NHÂN DÂN

việc thực hiện chính sách Bảo hiểm xã hội (BHXH) đối với người lao động đã đạt được những kết quả tích cực; tạo cơ sở pháp lý để nâng cao hiệu quả thực thi chế độ, chính sách BHXH, cụ thể hóa các quy định hiện hành và bổ sung các chính sách BHXH phù hợp với q trình chuyển đổi của nền kinh tế theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Sau gần 5 năm thực hiện, Luật BHXH và các văn bản hướng dẫn thi hành đã góp phần làm cho chính sách BHXH đi vào cuộc sống, phát huy tích cực trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, người sử dụng lao động góp phần thực hiện mục tiêu an sinh xã hội của nhà nước nói chung và Gia Lai nói riêng. Tính đến cuối năm 2019, tổng số người tham gia BHXH bắt buộc và tự nguyện toàn tỉnh là 85.687 người, đạt 10,89% so với lực lượng lao động. Trong đó: số người tham gia BHXH bắt buộc là 80.258 người, số người tham gia BHXH tự nguyện là 5.609 người; tham gia BHTN là 67.287 người, đạt 9,54% so với lực lượng lao

động; tham gia BHYT là 1.346.032 người, đạt 89% dân số.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được trong thời gian qua, thì cơng tác triển khai thực hiện chính sách BHXH vẫn còn một số tồn tại như: Đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, người lao động tham gia BHXH tự nguyện có tăng qua từng năm nhưng vẫn còn thấp so với chỉ tiêu đề ra. Việc chấp hành pháp luật về BHXH tại một số chủ doanh nghiệp chưa cao, cá biệt; có một số doanh nghiệp cố tình “lách” luật, khơng ký Hợp đồng lao động để trốn đóng BHXH cho người lao động hoặc ký hợp đồng vụ việc để trì hỗn việc tham gia BHXH. Sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước và ngành BHXH chưa thường xuyên; công tác thanh tra, kiểm tra về lĩnh vực BHXH tại các doanh nghiệp hàng năm cịn ít so với tổng số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh...

Để tiếp tục phát huy những kết quả đạt được và khắc phục những hạn chế về công tác triển khai thực hiện chính sách BHXH cho tồn dân nói chung và những người trong độ tuổi lao động nói

riêng trên địa bàn tỉnh, chúng ta cần tập trung xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp triển khai thực hiện trong thời gian đến như sau:

Về mục tiêu: Phấn đấu đến năm 2025, tỷ lệ tham gia BHXH đạt khoảng 22% so với lực lượng lao động trong độ tuổi; Tỷ lệ tham gia BHTN đạt khoảng 17% so với lực lượng lao động trong độ tuổi. Phấn đấu đến năm 2030: Tỷ lệ tham gia BHXH đạt khoảng 30% so với lực lượng lao động trong độ tuổi; Tỷ lệ tham gia BHTN đạt khoảng 25% so với lực lượng lao động trong độ tuổi.

Về nhiệm vụ, giải pháp:

Tiếp tục tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo nhiệm vụ phát triển đối tượng tham gia BHXH, BHYT theo quy định của Trung ương và của tỉnh. Phấn đấu đạt chỉ tiêu đề ra nhất là BHXH tự nguyện, người lao động trong khu vực phi chính thức; thực hiện đầy đủ bảo hiểm thất nghiệp theo quy định.

Tăng cường công tác quản lý việc giải quyết hưởng các chế độ BHXH, BHYT, BHTN bảo đảm quyền lợi cho người lao

29

SINH HOẠT NHÂN DÂN

động, đồng thời ngăn chặn các hành vi lạm dụng quỹ. Chú trọng công tác hướng dẫn nghiệp vụ cho cán bộ làm cơng tác chính sách tại các đơn vị sử dụng lao động; chủ động phối hợp với chính quyền địa phương để quản lý chắc đối tượng hưởng BHXH, đồng thời xử lý nghiêm các đơn vị, cá nhân gian lận, giả mạo, lập khống hồ sơ nhằm trục lợi quỹ BHXH.

Đẩy mạnh công tác kiểm tra, thanh tra chuyên ngành về đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp, trước hết tập trung kiểm tra, thanh tra các doanh nghiệp, đơn vị có dấu hiệu trốn đóng, đóng khơng đầy đủ số lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp. Xử lý nghiêm các trường hợp cố tình vi phạm.

Đổi mới nội dung thông tin, tuyên truyền. Việc tuyên truyền cần thông qua nhiều thể loại chương trình như: Hội thảo, Hội nghị tập huấn; biên soạn tờ rơi, cẩm nang hỗ trợ pháp lý cho người lao động và người sử dụng lao động; băng rơn, pano, áp phích; tuyên truyền miệng; phóng sự, tin bài,

phát thanh; trang thông tin điện tử; các chương trình phối hợp... Kết hợp tuyên truyền chuyên sâu và lồng ghép giúp người dân thuộc nhiều đối tượng khác nhau có thể dễ dàng tiếp cận nội dung tuyên truyền, đồng thời được cung cấp thông tin qua nhiều cấp độ và hình thức khác nhau. Đối với bảo hiểm xã hội tự nguyện cần phải xây dựng, phát huy vai trò của tuyên truyền miệng gắn với vai trò của các báo cáo viên và vai trò của các già làng, trưởng bản, chức sắc tơn giáo, những người có uy tín trong cộng đồng dân cư và các tổ chức hội, đồn thể.

Thơng qua công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát thi hành pháp luật ở cơ sở, tiếp thu, ghi nhận những phản ánh của người sử dụng lao động, người lao động, và người dân kịp thời kiến nghị sửa đổi, bổ sung chính sách pháp luật phù hợp với thực tiễn. Tham mưu cho tỉnh ban hành một số chính sách đặc thù của địa phương hỗ trợ cho một số nhóm đối tượng tham gia BHXH tự nguyện qua đó, góp phần tăng tỷ lệ số người tham gia BHXH trên địa bàn tỉnh Gia Lai.

Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, nâng cao ý thức trách nhiệm, chất lượng phục vụ nhân dân. Coi đây là nhiệm vụ thường xuyên liên tục, cắt giảm những thủ tục, hồ sơ không cần thiết, rút ngắn quy trình thực hiện nghiệp vụ để vừa đáp ứng được yêu cầu quản lý, vừa giảm thiểu chi phí thực hiện thủ tục và tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho người tham gia, thụ hưởng chính sách BHXH.

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động quản lý BHXH; thực hiện tốt sự liên thông, kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội - Kế hoạch và Đầu tư - Thống kê - Thuế và Bảo hiểm xã hội để nắm bắt chính xác số doanh nghiệp; tình hình hoạt động và số lao động thuộc diện phải tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp để quản lý, theo dõi và lập kế hoạch tổ chức thu hoặc yêu cầu người sử dụng lao động và người lao động tham gia đầy đủ theo quy định./.

30 SINH HOẠT NHÂN DÂN

Một phần của tài liệu shndt4 (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)