AN TỒN GIAO THƠNG TRONG THANH THIẾU NIÊN NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

Một phần của tài liệu shndt4 (Trang 30 - 33)

DI TÍCH LỊCH SỬ KHU LƯU NIỆM ANH HÙNG WỪU

AN TỒN GIAO THƠNG TRONG THANH THIẾU NIÊN NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

Trong những năm qua, công tác bảo đảm trật tự, an tồn giao thơng (TTATGT) trên địa bàn tỉnh được Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, thường xuyên. Các sở, ban, ngành, Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội, các địa phương đã nỗ lực triển khai thực hiện đồng

bộ các nhiệm vụ, giải pháp, góp phần kiềm chế, kéo giảm tai nạn giao thông; ý thức chủ động phòng ngừa tai nạn của nhân dân được nâng lên rõ rệt, tham gia ngày càng tích cực vào bảo đảm TTATGT.

Tuy vậy, tai nạn giao thông (TNGT) giảm chưa bền vững; số vụ, số người chết, số người bị thương còn cao, nhiều thời điểm

diễn biến phức tạp, tăng cao đột biến. Trong đó, tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai nạn liên quan đến thanh thiếu niên người dân tộc thiểu số điều khiển xe mô tô. Trong các vụ tai nạn vừa qua, có nhiều trường hợp người chưa đủ tuổi, người chưa có giấy phép lái xe theo quy định vẫn điều khiển phương tiện; lái xe sau khi đã uống rượu, bia, không đội mũ

Lễ phát động cao điểm tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm trật tự, an tồn giao thơng trong thanh thiếu niên người dân tộc thiểu số. Ảnh L.V.H.

LÊ VĂN HẠNH Phó giám đốc phụ trách Sở GTVT Phó giám đốc phụ trách Sở GTVT

31

SINH HOẠT NHÂN DÂN

bảo hiểm. Hiện tượng chạy xe tốc độ cao, rú ga, lạng lách diễn ra ở một số địa phương nhưng chưa được phát hiện, ngăn chặn kịp thời. Đã xảy ra nhiều vụ TNGT gây thiệt hại lớn về người và tài sản của nhân dân, điển hình là 02 vụ TNGT đặc biệt nghiêm trọng xảy ra liên tiếp trong đêm ngày 03/5/2020 và rạng sáng ngày 04/5/2020 trên các tuyến đường liên xã thuộc huyện Đức Cơ làm 6 người chết, 01 người bị thương.

Những tồn tại, hạn chế nêu trên là một trong những nguyên nhân quan trọng làm cho tình hình TTATGT trên địa bàn tỉnh diễn biến phức tạp trong thời gian qua. Từ năm 2019 đến nay, Ban An tồn giao thơng tỉnh đã tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành nhiều văn bản chỉ đạo triển khai các giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn tai nạn liên quan đến thanh thiếu niên người dân tộc thiểu số, như: Công văn số 2524/UBND-NC ngày 11/11/2019 về tăng cường cơng tác quản lý, phịng ngừa TNGT liên quan đến xe mô tô trong đồng bào dân tộc thiểu số; Công văn số 896/UBND- NC ngày 22/4/2020 về triển khai thực hiện nhiệm

vụ bảo đảm TTATGT quý II năm 2020; Công điện số 06/CĐ-UBND, ngày 06/5/2020 về tập trung các giải pháp phòng ngừa TNGT trong thanh thiếu niên người dân tộc thiểu số và khắc phục hậu quả 02 vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng trên địa bàn huyện Đức Cơ; Công điện số 07/CĐ-UBND, ngày 15/02/2021 về khắc phục hậu quả vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng tại xã Ia Hrú, huyện Chư Pưh và tăng cường công tác bảo đảm TTATGT gắn với phòng chống dịch bệnh COVID-19. Tập trung vào một số giải pháp sau:

Thứ nhất, huy động

cả hệ thống chính trị vào cuộc trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về TTATGT đến với thanh, thiếu niên người dân tộc thiểu số, đặc biệt là tuyên truyền về Nghị định số 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thơng đường bộ và đường sắt; vận động người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số không giao xe cho người chưa đủ tuổi, người chưa có giấy phép lái xe điều khiển xe mô tô; tuyên truyền và xử

lý nghiêm, khơng để tình trạng học sinh chưa đủ tuổi điều khiển xe mô tô đến trường.

Thứ hai, rà soát, kiểm

sốt xe mơ tơ không bảo đảm an toàn kỹ thuật. Lập danh sách, yêu cầu chủ xe sửa chữa, lắp đặt đầy đủ các thiết bị bảo đảm an toàn kỹ thuật cho phương tiện; xử lý nghiêm nếu cố tình vi phạm điều khiển xe lưu thông.

Thứ ba, tuyên truyền,

vận động đẩy mạnh đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe mô tô cho người dân, nhất là thanh niên người dân tộc thiểu số ngay tại cơ sở, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Thứ tư, tăng cường tuần

tra, kiểm soát, xử lý vi phạm. Huy động tối đa các lực lượng tập trung tuần tra, kiểm soát, xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật về TTATGT trong thanh thiếu niên người dân tộc thiểu số trên tất cả các tuyến, địa bàn, nhất là vào chiều tối và ban đêm; chú trọng tuyên truyền, giáo dục cá biệt các đối tượng càn quấy, thường xuyên vi phạm pháp luật về TTATGT.

Đây là giải pháp trọng tâm nhằm ngăn chặn nguy cơ gây tai nạn giao thông,

32 SINH HOẠT NHÂN DÂN

đồng thời tạo động lực cho các cháu thanh niên tham gia học tập, sát hạch lấy giấy phép lái xe, nâng cao nhận thức về ATGT và kỹ năng lái xe an tồn.

Thứ năm, khi tình hình

TNGT liên quan đến thanh thiếu niên người dân tộc thiểu số tăng cao, các địa phương phải kịp thời xây dựng, triển khai các kế hoạch chuyên đề để khắc phục.

Các sở, ban, ngành, Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội, các địa phương đã triển khai có hiệu quả, góp phần kéo giảm TNGT liên quan đến thanh thiếu niên người dân tộc thiểu số và TNGT chung trên địa bàn tỉnh trong năm 2019, 2020. Tuy nhiên, 3 tháng đầu năm 2021, đặc biệt là trong dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu, TNGT trong thanh thiếu niên người dân tộc thiểu số có dấu hiệu tăng cao trở lại. Đã xảy ra nhiều vụ TNGT rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng, như vụ TNGT đặc biệt nghiêm trọng ngày 14/02/2021 xảy ra trên đường Hồ Chí Minh, xã Ia Hrú, huyện Chư Pưh làm 05 người thương vong là thanh thiếu niên người dân tộc thiểu số sinh từ năm 2001 đến 2006.

Trước tình hình đó, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Kế hoạch chuyên đề thực hiện cao điểm tuyên truyền, phổ biến pháp luật và tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm TTATGT đường bộ trong thanh thiếu niên người dân tộc thiểu số (Kế hoạch chuyên đề số 281/KH-UBND ngày 08/3/2021), tập trung vào các nhóm giải pháp: Tuyên truyền, phổ biến pháp luật, vận động tham gia đào tạo, sát hạch lái xe mô tô; tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm TTATGT. Thời gian thực hiện cao điểm trong 03 tháng, từ ngày 15/3/2021 đến ngày 14/6/2021; tuy tình hình thực tế, Ủy ban nhân dân cấp huyện sẽ quyết định việc tiếp tục thực hiện đến hết năm 2021.

Mục tiêu hoạt động đợt cao điểm nhằm góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực thi pháp luật bảo đảm TTATGT ở địa bàn nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và tuần tra, kiểm soát, xử lý triệt để vi phạm TTATGT trong thanh thiếu niên người dân tộc thiểu số, thanh thiếu niên càn quấy, gây rối, đua xe trái phép trên tất cả các tuyến, địa

bàn, đặc biệt là trên đường Hồ Chí Minh qua địa bàn huyện Chư Sê, Chư Pưh và thành phố Pleiku; phấn đấu giảm từ 10% trở lên so với thời gian liền kề ở cả ba tiêu chí TNGT liên quan đến đối tượng này.

Triển khai thực hiện Kế hoạch, sáng ngày 18/3/2021, Ban An toàn giao thông tỉnh phối hợp với UBND huyện Chư Pưh đã tổ chức Lễ phát động ra quân tại xã Ia Hrú, huyện Chư Pưh. Theo chỉ đạo của Công an tỉnh, Công an các địa phương đã tham mưu UBND cùng cấp tổ chức Lễ phát động và đồng loạt ra quân thực hiện Kế hoạch chuyên đề trên địa bàn tồn tỉnh.

Với sự vào cuộc tích cực của các cấp, các ngành, các địa phương; tinh thần trách nhiệm cao của các đơn vị, lực lượng chức năng và sự đồng tình, ủng hộ của người dân trong thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ trọng tâm, tin tưởng rằng, TNGT liên quan thanh thiếu niên người dân tộc thiểu số sẽ được kéo giảm trong thời gian đến, góp phần bảo đảm TTATGT trên địa bàn tỉnh./.

33

SINH HOẠT NHÂN DÂN

Lực lượng thanh thiếu niên đóng một vai trị quan trọng trong cơng cuộc xây dựng và phát triển đất nước, ngoài giáo dục tri thức, nhà trường phải là nơi giáo dục đạo đức cho học sinh, xem đây là yếu tố gốc rễ làm nền tảng để ni dưỡng, bồi đắp hình thành nên thế hệ kế cận vừa tài, vừa đức phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói “Có tài mà khơng có đức là người vơ dụng, có đức mà khơng có tài thì làm việc gì cũng khó.”

Theo kết quả khảo sát của Viện Nghiên cứu và Phát triển Giáo dục, tình

hình vi phạm các chuẩn mực đạo đức của học sinh là khá nghiêm trọng: gây gổ, đánh nhau (có cả học sinh nữ), trốn học, gian lận trong kiểm tra, nói dối, thiếu lễ phép, ứng xử chưa tốt, thiếu kỹ năng giao tiếp…

Có rất nhiều nguyên nhân khách quan như mặt trái của kinh tế thị trường; thông tin xấu, độc, phản cảm xuất hiện trên internet, mạng xã hội, phim ảnh, âm nhạc chưa được kiểm soát chặt chẽ (môi trường xã hội)... Nhưng yếu tố chủ quan (tự thân), phải xem xét lại hai nguyên nhân cơ bản xuất phát từ gia đình và nhà trường. Thực tiễn đã

chứng minh gia đình, nhà trường và xã hội là ba yếu tố quan trọng bậc nhất ảnh hưởng đến việc hình thành nhân cách học sinh.

Nguyên nhân từ gia đình: điều kiện kinh tế gia

đình, sự quan tâm của cha mẹ học sinh, thiếu phương pháp giáo dục con em mình. Qua nhiều năm làm quản lý trong các trường cấp THCS, tôi nhận thấy sự thiếu quan tâm hoặc cách giáo dục của gia đình là nguyên nhân ảnh hưởng tiêu cực đến hình thành nhân cách của các em; mặt khác, tâm lý các em ở lứa tuổi này cịn bất ổn, có khi muốn “nổi loạn” nếu được giáo dục hoặc cư xử không

Hội thi nghi thức Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. Ảnh: Nguyễn Giác.

Một phần của tài liệu shndt4 (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)