Công ước Vienna về Bảo vệ tầng ozone (1985)

Một phần của tài liệu Pháp luật môi trường quốc tế về chống biến đổi khí hậu và vấn đề thực thi tại việt nam (Trang 37 - 42)

CHƯƠNG 3 : PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VỀ CHỐNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

3.4. Công ước Vienna về Bảo vệ tầng ozone (1985)

8Khánh Linh (2016), Thoả thuận Paris với cuộc đấu tranh tranh chống biến đổi khí hậu, 04/11/2016, truy cập ngày 03/04/2022, https://dangcongsan.vn/tieu-diem/thoa-thuan-paris-voi-cuoc-dau-tranh-chong-bien- doi-khi-hau-414887.html

Cơng ước này có hiệu lực vào năm 1988, được coi là Công ước khung quy định các nghĩa vụ cơ bản của các quốc gia liên quan đến việc sử dụng các biện pháp thích hợp để bảo vệ sức khoẻ con người và chống lại những ảnh hương có hại phát sinh hoặc dễ phát sinh từ những hoạt động của con người làm thay đổi hoặc dễ làm thay đổi tầng ozon; hợp tác bằng các quan trắc có hệ thống, nghiên cứu và trao đổi thơng tin để hiểu rõ và đánh giá tót hơn những ảnh hưởng của các hoạt động của con người đến tầng ozon và những ảnh hưởng đến sức khỏe con người và do biến đổi tầng ozon. Chấp nhận các biện pháp pháp lý hoặc hành chính và hợp tác trong việc phối hợp các chính sách thích hợp để kiểm sốt hạn chế, giảm bớt hoặc ngăn chặn những hoạt động của con người trong phạm vi quyền hạn hoặc sự kiểm sốt của mình nếu như thấy rằng các hoạt động đó có hoặc dễ có những ảnh hưởng có hại do sự biến đổi hoặc dễ biến đổi tầng ozon. Hợp tác trong việc hệ thống hoá các biện pháp, thủ tục và tiêu chuẩn nhất trí, hợp tác với các tổ chức quốc tế để thi hành vó hiệu quả Cơng ước này và các Nghị định mà họ tham gia.

Về mục tiêu của Công ước là hạn chế sự phát thải các chất khí có hại tới tầng ozone nhằm bảo vệ sức khỏe con người và mơi trường trước ảnh hưởng có hại do biến đổi tầng ozon.

Về nội dung của Công ước Vienna bao gồm các điều khoản cung cấp bối cảnh để hiểu Công ước, các điều khoản ghi nhận cam kết của các thành viên, các điều khoản về thể chế và các điều khoản về thủ tục đảm bảo tuân thủ. Cụ thể:

Thứ nhất, bối cảnh để hiểu Công ước gồm các nguyên tắc ở lời mở đầu khi nhắc lại “những điều khoản thích hợp của tuyên bố của Hội nghị Liên Hợp Quốc về quyền của con người và đặc biệt là nguyên tắc 21, trong đó nói rằng

"Phù hợp với Hiến chương Liên Hợp Quốc và những nguyên tắc luật pháp quốc tế. Các nước có tồn quyền khai thác tài ngun của mình theo các chính sách của mình và có trách nhiệm bảo đảm rằng các hoạt động trong phạm vi pháp luật hoặc kiểm sốt của mình khơng gây tổn hại cho các nước khác hoặc của các khu vực bên ngoài giới hạn chủ

quyền quốc gia”9 cùng với các định nghĩa về “tầng ozone”, “những ảnh hưởng có hại”, “các kỹ thuật hoặc thiết bị thay thế”, “các chất thay thế”,…quy định tại điều 1 của Công ước này.

Thứ hai, về các điều khoản ghi nhận cam kết của các thành viên. Với nghĩa vụ chung của các bên thì các bên sẽ dùng những biện pháp thích hợp phù hợp với các điều khoản của Công ước này và của các Nghị định thư có hiệu lực họ đã tham gia để bảo vệ sức khoẻ con người và chống lại những ảnh hưởng có hại phát sinh hoặc dễ phát sinh từ những hoạt động của con người làm thay đổi hoặc dễ làm thay đổi tầng ozon10 như: Ngăn ngừa để kiểm sốt một cách cơng bằng lượng khí có thể làm suy giảm tầng ozon, hay như hạn chế sử dụng một số lượng chất khí nhất định, nhất là hố chất và chất khí có chứa cacbon, các chất nitrogen, clorin,… Các quốc gia khi tham gia Công ước phải đảm bảo nghiên cứu và giám sát, các bên khi thích hợp và phù hợp với Công ước phải đảm nhiệm việc khởi xướng và hợp tác trực tiếp hoặc qua các cơ quan quốc tế có thẩm quyền, trong việc tiến hành các nghiên cứu và đánh giá khoa học về: Các q trình vật lý và hố học có thể ảnh hưởng đến tầng ôzôn; Sức khoẻ con người và các ảnh hưởng sinh học khác gây ra từ những biến đổi của tầng ôzôn, đặc biệt là những ảnh hưởng do những thay đổi trong bức xạ tử ngoại mặt trời có các nhả hưởng sinh học (UV-B); Những ảnh hưởng khí hậu do những biến đổi của tầng ôzôn; Những ảnh hưởng do bất kỳ, biến đổi nào của tầng ôzôn và bất kỳ biến đổi có tính chất hệ quả trong bức xạ (UV-B) đến các vật chất tự nhiên và tổng hợp có ích cho nhân loại; Các chất, các thực tiễn, các q trình và những hoạt động có thể ảnh hưởng đến tầng ơzơn, những ảnh hưởng tích luỹ của chúng; Những chất và kỹ thuật thay thế; Các vấn đề kinh tế - xã hội liên quan.11 Theo Điều 4 Công ước Vienna về bảo vệ tầng ozone (1985), các Quốc gia thành viên cam kết hợp tác với nhau, trong đó xem xét đến nhu cầu đặc biệt của các Quốc gia thành viên đang phát triển, c ác bên sẽ tạo điều kiện dễ dàng và khuyến khích việc trao đổi thơng tin khoa học, kỹ thuật,

9 Lời mở đầu, Công ước Vienna về Bảo vệ tầng ozon năm 1985. 10 Khoản 1, Điều 2 Công ước Vienna về Bảo vệ tầng ozon năm 1985. 11 Điều 3, Công ước Vienna về Bảo vệ tầng ozon năm 1985.

kinh tế xã hội, thương mại và pháp lý thích hợp với Cơng ước này cùng các biện pháp hợp tác tạo thuận lợi cho việc mua công nghệ thay thế; cung cấp thông tin về thiết bị và công nghệ thay thế; cung cấp thiết bị và cơ sở cho việc quan trắc hệ thống và đào tạo nhân sự kỹ thuật.

Thứ ba, về thể chế của Công ước này bao gồm Hội nghị các bên (COP) và Ban thư ký. Hội nghị các bên bằng sự nhất trí sẽ đồng ý và chấp nhận các quy tắc thủ tục và các quy tắc tài chính cho hội nghị và cho bất kỳ một nhóm cơng tác bảo trợ nào do nó lập nên, cũng như các điều khoản về tài chính bao trùm hoạt động của ban thư ký. Ban thư ký sẽ đảm bảo chức năng thu xếp và phục vụ các cuộc họp nói trong Điều 6, 8, 9 và 10 của Công ước Vienna về bảo vệ tầng ozon (1985); chuẩn bị và truyền bá các báo cáo dựa trên thông tin nhận được phù hợp với các Điều 4 và 5 của Công ước này cũng như thông tin của các cuộc họp của các nhóm bổ sung được thiết lập theo Điều 6 Công ước này; thực hiện các chức năng được giao phó bởi bất kỳ Nghị định thư nào; chuẩn bị các báo cáo về các hoạt động của mình trong khi thi hành các chức năng theo Cơng ước này và trình bày chúng tại hội nghị các bên; bảo đảm sự phối hợp cần thiết với các cơ quan quốc tế thích hợp, đặc biệt tham gia vào những dàn xếp có tính chất hành chính và hợp đồng nếu như được u cầu để hồn thành một cách có hiệu quả các chức năng của mình và thực hiện các chức năng khác theo như hội nghị các bên quyết định. Tóm lại, Cơ cấu thể chế của Cơng ước tập trung chủ yếu vào cơ quan ra quyết định chính là Hội nghị các Bên (COP). Ban thư ký là cơ quan thường trực có nhiệm vụ chuẩn bị cho các phiên họp của Hội nghị các Bên và thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của Công ước hoặc theo yêu cầu của Hội nghị các Bên. Ban thư ký được đặt tại văn phịng của Chương trình Mơi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) tại Nairobi, Kenya.

Văn phịng của Chương trình Mơi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) tại Nairobi, Kenya. Thứ tư, về cơ chế tuân thủ. Cơ chế đảm bảo tuân thủ quy định bắt buộc cung cấp thông tin thường xuyên về hoạt động thực thi cho Ban thư ký và khả năng giải quyết tranh chấp là các biện pháp đảm bảm tuân thủ các cam kết Điều 2 Công ước Vienna về bảo vệ tầng ozone (1985) và Nghị định thư Montreal. Trong sự kiện có tranh cãi giữa các bên liên quan thì các bên có thể giải quyết bằng cách đàm phán, nếu không thể đi tới thoả thuận bằng cách đàm phán thì họ cùng nhau tìm sự giúp đỡ hoặc nhờ trung gian của bên thứ ba và khi không thể giải quyết tranh cãi bằng hai cách trên thì cịn một cách là các bên đưa tranh chấp của mình cho Trọng tài phân xử theo các thủ tục được thông qua bởi Hội nghị các bên trong phiên họp thường lệ đầu tiên hoặc đệ trình tranh cãi lên Tồ án quốc tế.

CHƯƠNG 4. PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ CHỐNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT

Một phần của tài liệu Pháp luật môi trường quốc tế về chống biến đổi khí hậu và vấn đề thực thi tại việt nam (Trang 37 - 42)