Thực trạng thực thi pháp luật

Một phần của tài liệu Pháp luật môi trường quốc tế về chống biến đổi khí hậu và vấn đề thực thi tại việt nam (Trang 47 - 49)

CHƯƠNG 3 : PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VỀ CHỐNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

4.2. Thực trạng thực thi pháp luật

4.2.1. Thuận lợi

Vấn đề chống biển đổi khí hậu ở Việt Nam thực sự được quan tâm từ đầu những năm 90 và đặc biệt là năm 1992 khi Việt Nam gia nhập Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về Biến đổi khí hậu. Đây là mốc son quan trọng, tạo cơ sở pháp lý cho việc tổ chức thực hiện công tác chống biến đổi khí hậu ở Việt Nam. Sau đó hàng loạt văn bản pháp luật ra đời điều chỉnh những vấn đề xoay quanh việc chống biến đổi khí hậu ở Việt Nam.

Nhìn chung, cho đến nay hệ thống pháp luật về chống biến đổi khí hậu ở nước ta đã phát triển cả nội dung và hình thức, điều chỉnh tương đối đầy đủ các thành tố tạo nên biến đổi khí hậu. Hệ thống các tiêu chuẩn của mơi trường cũng đã được ban hành làm cơ sở cho việc kiểm sốt, đánh giá tác động mơi trường từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc phịng, chống biến đổi khí hậu. Các văn bản pháp luật được ban hành bước đầu đã tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động quản lý nhà nước về chống biến đổi khí hậu, nâng cao nhận

thức của cơ quan nhà nước, tổ chức, cơng dân đối với vấn đề biến đổi khí hậu ở Việt Nam. Với tư cách là thành viên của Liên hợp quốc và Chương trình mơi trường Liên hợp quốc, Việt Nam đã rất quan tâm đến việc hội nhập quốc tế trong lĩnh vực chống biến đổi khí hậu, đẩy mạnh hợp tác song phương và đa phương với các nước trong và ngồi khu vực về chống biến đổi khí hậu.

4.2.2. Khó khăn:

Nhìn vào tổng thể hệ thống pháp luật của nước ta hiện nay, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy các quy định của pháp luật về chống biến đổi khí hậu cịn rất nhiều bất cập và hạn chế trước yêu cầu của phát triển bền vững:

Một là, chưa có sự gắn kết chặt chẽ, hữu cơ giữa các quy định về phát triển kinh tế với các quy định về chống biến đổi khí hậu. Yếu tố mơi trường nói chung chưa thực sự được coi trọng và tính đến nhiều trong quá trình xây dựng và ban hành luật như các vấn đề về thương mại, đầu tư và phát triển kinh tế bởi những đòi hỏi bức xúc về phát triển kinh tế. Hầu hết các văn bản quy phạm pháp luật về kinh tế cịn chưa tính đến chi phí mơi trường trong sản xuất kinh doanh. Cịn thiếu vắng những cơng cụ kinh tế nhằm chống biến đổi khí hậu như lệ phí mơi trường, thuế mơi trường, người gây ơ nhiễm phải trả tiền… làm cho công tác chống biến đổi khí hậu chưa phát huy được cơng dụng từ góc độ kinh tế đối với những chủ thể sử dụng các thành phần môi trường cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, gây ảnh hưởng đến mơi trường, sinh thái. Vì thế, có thể nói rằng hiện tại các chính sách, pháp luật về kinh tế chưa thực sự coi trọng vấn đề chống biến đổi khí hậu.

Hai là, các quy định của pháp luật về chống biến đổi khí hậu tương đối đầy đủ cả ở luật nội dung và hình thức nhưng chưa có một cơ chế pháp lý hữu hiệu trong việc kiểm soát các hoạt động tác động vào tự nhiên, ảnh hưởng đến môi trường, sinh thái, Các chế tài chưa thích hợp và chưa đủ mạnh để trừng trị và răn đe những hành vi vi phạm. Vì vậy, nghĩa vụ của các chủ thể tham gia vào hoạt động sản xuất, kinh doanh trong việc phòng,

chống biến đổi khí hậu hầu như cịn hình thức. Các hoạt động gây ảnh hưởng đến môi trường, sinh thái như gây ơ nhiễm nguồn nước, khơng khí, chặt phá rừng... vẫn tiếp tục diễn ra, không được ngăn chặn triệt để.

Ba là, pháp luật về trách nhiệm dân sự trong lĩnh vực chống biến đổi khí hậu cịn q chung chung, khó áp dụng. Mặc dù, các quy định về bồi thường thiệt hại của người có hành vi gây ơ nhiễm mơi trường đã được đề cập nhưng các quy định này chỉ dừng lại ở mức độ chung chung. Trách nhiệm chấm dứt hành vi vi phạm, khôi phục lại môi trường và bồi thường thiệt hại chỉ được quy định trong văn bản pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính. Cịn đối với trách nhiệm bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường mới chỉ dừng lại ở quy định chung chung, mang tính nguyên tắc trong Luật BVMT, Bộ luật Dân sự, đến nay vẫn chưa được quy định cụ thể, hướng dẫn thực hiện. Ngay trong các quy định pháp luật về bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường, đến nay cũng chưa có quy định nào hướng dẫn về các phương pháp xác định thiệt hại, xác định mức bồi thường.

Một phần của tài liệu Pháp luật môi trường quốc tế về chống biến đổi khí hậu và vấn đề thực thi tại việt nam (Trang 47 - 49)