Các điều ước quốc tế Việt Nam đã tham gia

Một phần của tài liệu Pháp luật môi trường quốc tế về chống biến đổi khí hậu và vấn đề thực thi tại việt nam (Trang 44 - 47)

CHƯƠNG 3 : PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VỀ CHỐNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

4.2. Các điều ước quốc tế Việt Nam đã tham gia

Việt Nam tham gia Công ước khung của Liên hiệp quốc (LHQ) về Biến đổi khí hậu (UNFCCC) được ký kết vào ngày 09/5/1992 và có hiệu lực từ ngày 21/3/1994. Chỉ 20 ngày sau khi UNFCCC được ký kết, Việt Nam đã tham gia UNFCCC (ngày 01/6/1992) và sau đó phê chuẩn UNFCCC vào ngày 16/11/1994. Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về Biến đổi Khí hậu là một hiệp ước quốc tế về môi trường được đàm phán tại Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Môi trường và Phát triển (UNCED) thường được gọi là Hội nghị Thượng đỉnh Trái Đất. Điều 2 UNFCCC quy định mục tiêu của Công ước là ứng phó với

biến đổi khí hậu trên cơ sở đề ra một mục tiêu và tiêu chí chung cho việc xây dựng lộ trình hồn thành mục tiêu đó. Mục tiêu của Cơng ước nhằm ổn định mức độ tích tụ khí nhà kính ở mức có thể ngăn ngừa các tác động nguy hiểm. Sau đó, mục tiêu này đã được các Quốc gia thành viên chính thức cụ thể hóa thành một mục tiêu có tính định lượng: bảo đảm nhiệt độ không tăng cao hơn 2°C so với thời kỳ tiền cơng nghiệp. Thỏa thuận Paris thậm chí cịn đi xa hơn thế và quy định các nước thành viên có thể lựa chọn theo đuổi mục tiêu là 1.5°C. Tại Công ước đưa ra các tiêu chí sau: Cho phép hệ sinh thái thích nghi với biến đổi khí hậu một cách tự nhiên; bảo đảm cho sản xuất lương thực không bị đe dọa; tạo điều kiện để phát triển kinh tế theo cách thức bền vững. Công ước phân biệt giữa cam kết bắt buộc áp dụng cho tất cả các Quốc gia thành viên và cam kết chỉ áp dụng cho hoặc nước phát triển hoặc nước đang phát triển. Liên quan tới Việt Nam, với tư cách là nước đang phát triển, Công ước quy định các cam kết thực thi và báo cáo thông tin như sau: Phát triển, cập nhật, công bố theo định kỳ, và gửi cho Hội nghị của các Bên, phù hợp với Điều 12 của công ước, các kiểm kê quốc gia về những phát thải từ các nguồn do con người gây ra và trừ khử bởi các bể hấp thụ đối với tất cả các khí nhà kính khơng được kiểm sốt bởi Nghị định thư Montreal, dùng những phương pháp so sánh đã được nhất trí bởi Hội nghị các Bên; Thiết lập, thi hành, công bố và cập nhật thường kỳ các chương trình quốc gia và khi thích hợp, các chương trình khu vực chứa đựng những biện pháp làm giảm nhẹ biến đổi khí hậu bằng cách đối phó với những phát thải từ các nguồn do con người gây ra và sự trừ khử bởi các bể hấp thụ đối với các khí nhà kính khơng được kiểm sốt bởi Nghị định thư Montreal và những biện pháp tạo điều kiện dễ dàng cho sự thích ứng đầy đủ đối với biến đổi khí hậu; Đẩy mạnh và hợp tác trong việc phát triển áp dụng và truyền bá, bao gồm chuyển giao cơng nghệ, thực hành và các q trình kiểm tra, giảm bớt và ngăn ngừa sự phát thải do con người gây ra về các khí nhà kính khơng kiểm soát bởi Nghị định thư Montreal trong mọi lĩnh vực thích hợp, bao gồm năng lượng, vận tải, cơng nghiệp, nơng nghiệp, lâm nghiệp và lĩnh vực quản lý chất thải; Tăng cường quản lý bền vững, tăng cường và hợp tác trong việc bảo tồn và nâng cao, khi thích hợp các bể hấp thụ và bể chứa tất cả các khí nhà kính khơng được kiểm sốt bởi Nghị định thư Montreal bao gồm sinh khối, rừng và các đại dương cũng như các hệ sinh thái biển,

ven bờ và đất liền khác; Hợp tác trong việc chuẩn bị cho sự thích ứng đối với các tác động của biến đổi khí hậu; phát triển và kiện tồn các kế hoạch tổng hợp và thích hợp cho quản lý vùng ven bờ, tài nguyên nước và nông nghiệp, và cho việc bảo vệ và phục hồi các khu vực, đặc biệt ở Châu Phi, bị ảnh hưởng bởi hạn và sa mạc hóa, cũng như lũ lụt; Tính đến những xem xét về biến đổi khí hậu, tới mức độ khả thi, trong các chính sách và hành động về môi trường và kinh tế, xã hội thích hợp của mình, và dùng những phương pháp thích hợp, ví dụ như đánh giá tác động, được thiết lập và xác định về mặt quốc gia, nhằm làm giảm những ảnh hưởng có hại đến kinh tế, đến sức khỏe của công chúng và đến chất lượng của môi trường, về các dự án hoặc biện pháp được thực hiện để giảm nhẹ hoặc thích ứng với biến đổi khí hậu; Tăng cường và hợp tác trong nghiên cứu khoa học, công nghệ, kỹ thuật, kinh tế xã hội và các mặt khác, quan trắc hệ thống và phát triển các lưu trữ số liệu liên quan tới hệ thống khí hậu và dùng cho việc nâng cao hơn nữa hiểu biết và giảm bớt hoặc loại trừ những sự khơng chắc chắn hiện cịn về những ngun nhân, ảnh hưởng, tầm cỡ và thời gian của biến đổi khí hậu và những hậu quả kinh tế xã hội của các chiến lược ứng phó khác nhau; Đẩy mạnh và hợp tác trong trao đổi nhanh chóng, cơng khai và đầy đủ thơng tin khoa học, cơng nghệ, kỹ thuật kinh tế xã hội và pháp lý thích hợp liên quan đến hệ thống khí hậu và biến đổi khí hậu và liên quan đến các hậu quả kinh tế và xã hội của các chiến lược ứng phó khác nhau; Tăng cường và hợp tác trong giáo dục, đào tạo và truyền bá đại chúng liên quan đến biến đổi khí hậu và khuyến khích sự tham gia rộng rãi nhất vào q trình đó, bao gồm sự tham gia của các tổ chức Phi Chính phủ; và thơng báo cho Hội nghị các Bên các tư liệu có liên quan đến việc thi hành, phù hợp với Điều 12 của công ước.

Nghị định thư Kyoto là một nghị định liên quan đến Cơng ước khung Liên Hiệp Quốc về Biến đổi khí hậu tầm quốc tế của Liên hiệp quốc với mục tiêu cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Bản dự thảo được ký kết vào ngày 11 tháng 12 năm 1997 tại Hội nghị các bên tham gia lần thứ ba khi các bên tham gia nhóm họp tại Kyoto và chính thức có hiệu lực vào ngày 16/02/2005. Đến nay đã có khoảng 192 nước tham gia phê chuẩn. Việt Nam tham gia phê chuẩn Nghị định thư từ ngày 25/09/2002. Năm

2015, Việt Nam đã phê chuẩn Bản sửa đổi, bổ sung Doha vào Nghị định thư Kyoto nhằm đóng góp vào việc thiết lập cơ sở pháp lý tồn cầu về kiểm sốt, giảm phát thải khí nhà kính. Theo nghị định thư Kyoto, Việt Nam cũng như các nước đang phát triển khác tham gia UNFCCC phải thực hiện một số nghĩa vụ chung như: (i) xây dựng Thông báo quốc gia về biến đổi khí hậu; (ii) kiểm kê quốc gia các khí nhà kính từ các nguồn do con người gây ra và lượng khí nhà kính được hấp thụ bởi các bể hấp thụ; (iii) đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đối với các lĩnh vực kinh tế - xã hội và xác định các vùng, lĩnh vực dễ bị tổn hại bởi biến đổi khí hậu, nước biển dâng; (iv) xây dựng và thực hiện các biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu; (v) xây dựng và thực hiện các chương trình, phương án giảm nhẹ phát thải khí nhà kính khi nhận được sự hỗ trợ đầy đủ về vốn và chuyển giao công nghệ từ các nước phát triển và các tổ chức quốc tế; (vi) tiến hành các hoạt động nghiên cứu và quan trắc những vấn đề/yếu tố liên quan đến khí hậu và biến đổi khí hậu; và (vii) cập nhật, phổ biến các thơng tin nhằm nâng cao nhận thức của các nhà hoạch định chính sách và cơng chúng về biến đổi khí hậu, cơ chế phát triển sạch (CDM).

Một phần của tài liệu Pháp luật môi trường quốc tế về chống biến đổi khí hậu và vấn đề thực thi tại việt nam (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(58 trang)
w