Các văn bản quy phạm pháp luật về Biến đổi khí hậu

Một phần của tài liệu Pháp luật môi trường quốc tế về chống biến đổi khí hậu và vấn đề thực thi tại việt nam (Trang 42 - 44)

CHƯƠNG 3 : PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VỀ CHỐNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

4.1. Các văn bản quy phạm pháp luật về Biến đổi khí hậu

Trong giai đoạn 10 năm đầu sau khi ký kết UNFCCC, cơng tác xây dựng và thực hiện chính sách, pháp luật về biến đổi khí hậu ở Việt Nam cịn hạn chế. Trước năm 2005, mới chỉ có một số văn bản pháp luật liên quan đến phòng chống và giảm nhẹ thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu được Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành như: Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ cơng trình thủy văn năm 1994; Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ cơng trình thủy lợi năm 2001… Từ năm 2005 trở lại đây, Quốc hội đã quan tâm hơn đến việc xây dựng, ban hành chính sách, pháp luật về phịng chống và giảm nhẹ thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu. Điều này được phản ánh qua sự ra đời của các luật có liên quan đến biến đổi khí hậu như Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004; Luật Đê điều năm 2006 (Sửa đổi bổ sung 2020); Luật Đa dạng sinh học năm 2008; Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2010; Luật Tài nguyên nước năm 2012; Luật Phòng, tránh thiên tai năm 2013 (sửa đổi bổ sung năm 2020); Luật Bảo vệ môi trường (BVMT) năm 1994 (nay là Luật BVMT 2020); Luật Khí tượng thủy văn năm 2015… Đặc biệt, biến đổi khí hậu đã được đề cập trong Hiến pháp hiện hành của Việt Nam.

Hiến pháp 2013 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã đưa ra những quy định mang tính ngun tắc chung về bảo vệ mơi trường nói chung và chống biến đổi khí hậu nói riêng: “Mọi người có quyền được sống trong mơi trường trong lành và có nghĩa vụ bảo vệ môi trường”12. Như vậy, theo Hiến pháp 2013 đã khẳng định quyền được sống trong môi trường trong lành đi đôi với nghĩa vụ bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó tại điều 50 và 63 của Hiến pháp 2013 quy định rằng: “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, phát huy nội lực, hội nhập, hợp tác quốc tế, gắn kết chặt chẽ với phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường, thực hiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.” “Nhà nước có chính sách

bảo vệ mơi trường; quản lý, sử dụng hiệu quả, bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên; bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học; chủ động phịng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu.” Việc quy định ứng phó với biến đổi khí hậu vào Chương III của Hiến pháp 2013 chứng tỏ Nhà nước ta đã và đang đánh giá cao tầm quan trọng của bảo vệ mơi trường nói chung và chống biến đổi khí hậu nói riêng. Việc xây dựng đất nước, phát triển kinh tế, xã hội phải đi đôi với bảo vệ mơi trường, chống biến đổi khí hậu.

Luật bảo vệ môi trường 2020 đã dành riêng một chương VII để quy định về Ứng phó với biến đổi khí hậu. Qua đó Luật bảo vệ mơi trường 2020 đã quy định về thích ứng với biến đổi khí hậu (điều 90), giảm nhẹ phát thải khí nhà kính (điều 91), bảo vệ tầng ozon (điều 92), Lồng ghép nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu vào chiến lược, quy hoạch (điều 93), Cơ sở dữ liệu quốc gia về biến đổi khí hậu (điều 94), Báo cáo quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu (điều 95) và Thực hiện cam kết quốc tế về biến đổi khí hậu và bảo vệ tầng ô-dôn (điều 94). Theo điều 90 thích ứng với biến đổi khí hậu, Luật bảo vệ mơi trường 2020 đã quy định quyền được cung cấp và yêu cầu cung cấp thơng tin về biến đổi khí hậu, trừ các thơng tin thuộc danh mục bí mật nhà nước đi kèm với đó là nghĩa vụ tham gia các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu. Cơ quan quản lý về biến đổi khí hậu có trách nhiệm cung cấp thông tin, tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức cộng đồng và tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng tham gia các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu. Một trong những nội dung quan trọng trong ứng phó với biến đổi khí hậu là quản lý phát thải khí nhà kính để thực hiện Cơng ước của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu và các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia và cùng với cộng đồng quốc tế nỗ lực giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển bền vững đất nước. Theo điều 91 Luật bảo vệ môi trường 2020 quy định Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chủ trì, phối hợp với bộ, ngành có liên quan tổ chức kiểm kê khí nhà kính, xây dựng báo cáo quốc gia về quản lý phát thải khí nhà kính phù hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ ngĩa Việt Nam là thành viên.

Từ 10 năm trở lại đây, Chính phủ và các cơ quan của Chính phủ ngày càng chú ý thực hiện chính sách, pháp luật về biến đổi khí hậu. Năm 2012, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh (Theo Quyết định số 1393/QĐ-TTg

ngày 25/9/2012). Chiến lược này đặt ra các nhiệm vụ, giải pháp và tổ chức thực hiện để tăng trưởng xanh trở thành xu hướng chủ đạo trong phát triển kinh tế bền vững ở Việt Nam. Chiến lược này đã được gắn với thực hiện Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu. Điều này giúp cho ứng phó biến đổi khí hậu hiệu quả hơn. Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án quản lý phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính, quản lý các hoạt động kinh doanh tín chỉ các-bon ra thị trường thế giới (Đề án 1775/QĐ-TTg ngày 21/11/2012). Năm 2013, ban chấp hành trung ương Đảng đã ban hành nghị quyết về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường (số 24-NQ/TW ngày 03/06/2013), nghị quyết ra đời với mục tiêu đến năm 2020, về cơ bản, chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, phịng tránh thiên tai, giảm phát thải khí nhà kính; có bước chuyển biến cơ bản trong khai thác, sử dụng tài nguyên theo hướng hợp lý, hiệu quả và bền vững, kiềm chế mức độ gia tăng ô nhiễm môi trường, suy giảm đa dạng sinh học nhằm bảo đảm chất lượng môi trường sống, duy trì cân bằng sinh thái, hướng tới nền kinh tế xanh, thân thiện với môi trường. Vấn đề biến đổi khí hậu đã được lồng ghép vào Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội quốc gia (2011-2020), Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (2011-2015), chính sách giảm nhẹ rủi ro thiên tai, quản lý vùng bờ, cung cấp và sử dụng năng lượng. Đến nay, đã có nhiều bộ, tỉnh, thành phố xây dựng và ban hành kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu. Mới nhất năm 2022, Chính phủ ban hành Nghị định số 06/2022/NĐ-CP quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô- zôn.

Một phần của tài liệu Pháp luật môi trường quốc tế về chống biến đổi khí hậu và vấn đề thực thi tại việt nam (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(58 trang)
w