2.3. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
2.3.2. Chỉ số khai thác, vận hành
2.3.2.1. Năng lực tăng thêm
Đối với chỉ tiêu năng lực tăng thêm cần xem xét đến những giá trị hữu hình mà các dự án CSHT đem lại. Theo kết quả báo cáo tại Tờ trình số 225/TTr-UBND ngày 23/11/2021, kết quả thực hiện xây dựng các cơng trình CSHT trong giai đoạn 2016 – 2020 như sau:
- Lĩnh vực mơi trường: Hồn thiện, bàn giao tổng cộng 12 dự án, trong đó có: 2 dự án đầu tư trạm quan trắc môi trường tự động; 5 dự án xố điểm ngập úng gây ơ nhiễm môi trường; 1 Nhà máy xử lý nước thải tại xã Sơn Đồng, huyện Hồi Đức với cơng suất
xử lý 8.000 m3/ngày đêm; cải thiện điều kiện môi trường xung quanh hồ Linh Quang và hoàn thành 4 dự án xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung tại cụm công nghiệp.
- Lĩnh vực đê điều: Hoàn thành 59,4 km/98,8 km đê kè chống sạt lở bờ sông; cải tạo nâng cấp 202,5 km/306 km.
- Lĩnh vực thủy lợi: Năng lực tăng thêm là 25 trạm bơm; 3 hồ; 27 tuyến/hệ thống kênh nâng diện tích đảm bảo tưới thêm 35.031 ha, đảm bảo tiêu chủ động 24.547 ha; nâng cấp kiên cố hóa 255,8 km kênh tưới, tiêu các loại.
- Lĩnh vực giao thơng: Có 160 dự án hồn thành, bàn giao. Năng lực tăng thêm là 40 cầu yếu, cầu đi bộ, cầu vượt, cải tạo nâng cấp và 559 km đường giao thông.
- Lĩnh vực hạ tầng cấp thoát nước: Hồn thành 8 cơng trình cấp nước tập trung nơng thơng với tổng cơng xuất 23.950 m3/ ngày đêm; xây dựng hệ thống cấp nước cho khu Liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn và vùng ảnh hưởng; xây dựng và cải tạo 3 trạm bơm thoát nước; xây dựng các hệ thống hạ tầng kỹ thuật nhằm cải thiện điều kiện thoát nước tại một số khu vực trên địa bàn thành phố.
- Lĩnh vực hạ tầng tái định cư: Đạt 2/6 dự án hoàn thành bàn giao. Tăng 106,3ha đất tái định cư.
- Về Chương trình mục tiêu giảm thiểu ùn tắc giao thơng: Tổng cộng có 7/8 dự án hồn thành, bàn giao. Năng lực tăng thêm: 1 Trung tâm giám sát, điều hành về ứng dụng CNTT; 5 cầu, nút giao; 1,51 km đường giao thông.
- Dự án đặc thù sử dụng nguồn thu từ tiền sử dụng đất: có 23/34 dự án hồn thành, năng lực tăng thêm 15,046 km đường giao thông.
- Đối với các dự án cấp huyện do ngân sách Thành phố hỗ trợ vốn đầu tư:
+ Lĩnh vực giao thơng: 17 cơng trình với 59,3 km theo kết luận của Thành phố làm việc với các huyện năm 2018; 76 cơng trình với 90,4 km theo hỗ trợ đặc thù cá địa phương và 144 cơng trình với 219,66 km theo hỗ trợ có mục tiêu.
+ Lĩnh vực thủy lợi mơi trường: 26 cơng trình.
Qua q trình thực hiện Kế hoạch đầu tư cơng giai đoạn 2016-2020, Hà Nội đã tập trung bố trí vốn, hồn thành đưa vào sử dụng nhiều dự án xây dựng CSHT. Các cơng
trình này khơng chỉ góp phần hồn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ của Thành uỷ mà còn mang lại nhiều tác động tích cực về phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện cuộc sống, giải quyết các vấn đề bức xúc của nhân dân.
2.3.2.2. Khối lượng vốn đầu tư thực hiện
Theo báo cáo kết quả giải ngân vốn đầu tư XDCB của Kho bạc Nhà nước Hà Nội, chi tiết tình hình giải ngân vốn như sau:
- Tổng mức đầu tư: 107.303,365 tỷ đồng
- Tổng số kế hoạch vốn đã giao: 100.131,388 tỷ đồng, đã thanh toán: 89.518 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 89,4%
+ Chi phí xây lắp: 63.826,334 tỷ đồng, chiếm 71,3% tổng số thanh tốn (trong đó thanh tốn khối lượng hồn thành là 43.976,344 tỷ đồng chiếm 68,9%, tạm ứng là 19.849,99 tỷ đồng chiếm 31,1% tổng chi phí xây lắp)
+ Chi phí GPMB: 10.831,678 tỷ đồng, chiếm 12,1%
+ Chi phí khác (chi phí tư vấn xây dựng, chi phí quản lý dự án, chi phí khác): 14.859,988 tỷ đồng, chiếm 16,6%
Tỷ lệ khối lượng vốn đầu tư thực hiện = Khối lượng hoàn thành/Tổng số kế hoạch vốn = 43.976,344/100.131,388 = 43,92%
Tỷ lệ khối lượng vốn đầu tư thực hiện các dự án XDCB trong giai đoạn 2016 – 2020 là 43,92%. Như vậy, sau khi trừ đi các chi phí khác liên quan đến quá trình đầu tư dự án, giá trị mà các cơng trinh XDCB đem lại là 43,92% đây là một tỷ lệ thấp, các chi phí khác có liên quan vẫn cịn chiếm tỷ lệ lớn, chứng tỏ q trình quản lý chi phí cịn chưa hiệu quả, làm thất thốt ngân sách cho những chi phí liên quan đến cơng trình. Thứ hai, tỷ lệ này còn thể hiện tiến độ hồn thiện cơng trình cịn chậm nên tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư thấp. Điều này thể hiện cơng tác thi cơng cịn chưa tốt, chưa đảm bảo chất lượng và tiến độ chậm nên khi thẩm tra, quyết toán chưa đạt yêu cầu đề ra. Đặc biệt, một số dự án trong quá trình thi cơng cịn xảy ra sai phạm, thi cơng khơng đúng chất lượng nên khi cơ quan chức năng thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra sẽ buộc phải sửa đổi lại theo đúng thiết kế. Việc này gây tốn kém nhiều cho ngân sách, trong khi giá trị tài sản cố định đem lại ít hơn chi phí bỏ ra.
2.3.3. Tác động đến kinh tế - xã hội, môi trường của dự án
Các dự án, cơng trình đầu tư xây dựng CSHT được hoàn thành đưa vào sử dụng đã giải quyết nhiều vấn đề bức xúc dân sinh, bao gồm: các vấn đề về giao thông (ùn tắc giao thông, các tuyến đường kết nối Hà Nội với các tỉnh lân cận, các đường vành đai, trục hướng tâm, cầu đường…); vấn đề về vệ sinh môi trường; thuỷ lợi, đê điều…, từng bước nâng cao chất lượng của hệ thống CSHT của Thành phố.
Thứ nhất, qua quá trình thực hiện Kế hoạch đầu tư cơng trung hạn 2016 – 2020, có thể thấy kinh tế vĩ mô ổn định, vững chắc hơn. Tốc độ tăng tổng sản phẩm địa phương GRDP của Hà Nội trung bình tăng 7,39%, cao hơn tốc độ tăng trưởng bình quân của cả nước. Cơ cấu nền kinh tế có sự chuyển đổi theo hướng hiện đại hóa, giảm tỷ lệ ngành nông nghiệp, tăng tỷ lệ ngành dịch vụ. Hà Nội là trung tâm kinh tế, văn hóa vì vậy thu hút một lượng lớn người lao động từ các tỉnh, thành phố khác đến. Với hệ thống CSHT ngày càng nâng cấp đã tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất của nhân dân tăng cao. Cụ thể là giá trị GRDP gia tăng, công tác giải quyết việc làm cho người lao động tốt, tỷ lệ thất nghiệp luôn ở trong khoảng 2% thấp hơn mức tỷ lệ thất nghiệp của cả nước.
Thứ hai, tỷ lệ dân số ngày một tăng, đặc biệt mật độ dân cư gây áp lực lớn vào các quận nội thành, địi hỏi cần có một hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển. Trong giai đoạn qua, thành phố đã phân bổ một lượng lớn nguồn vốn ngân sách cho các lĩnh vực hạ tầng. Mặc dù tiến độ thi cơng nhiều cơng trình cịn chậm tuy nhiên những giá trị mà các cơng trình mang lại là rất lớn.
Cụ thể là lĩnh vực giao thơng với hàng nghìn km đường, cầu, hầm chui được thông xe, giúp làm giảm thiểu ùn tắc giao thông, tạo sự thuận lợi cho việc di chuyển giữa các quận, huyện trong thành phố cũng như từ Hà Nội đi các tỉnh khác.
Bên cạnh các cơng trình giao thơng hồn thành, những cơng trình liên quan đến vấn đề cấp, thoát nước cũng đem lại nhiều hiệu quả, 100% người dân của 12 quận nội thành và 85% khu vực nông thôn được tiếp cận với nước sạch. Đối với lĩnh vực thốt nước khơng có nhiều dự án nên tình trạng ngập úng trong thời gian mưa lũ vẫn diễn ra.
Đối với ngành nông nghiệp, lĩnh vực đê điều, thủy lợi hồn thành nhiều cơng trình cấp bách, quan trọng, khơng chỉ bảo đảm an tồn cho các huyện ngoại thành, các khu
vực ven sơng thời kỳ mưa lũ mà cịn góp phần nâng cao năng suất tưới tiêu cho các khu vực sản xuất nông nghiệp.
Hệ thống cơ sở hạ tầng tái định cư nhắm giải quyết vấn đề chỗ ở cho người dân, tuy nhiên tiến độ thực hiện chậm, công tác đền bù, GPMB gặp nhiều vướng mắc nên các dự án xây dựng CSHT tái định cư chưa thể hiện được vai trị của mình.
Thứ ba, trong q trình thi cơng các dự án không thể tránh khỏi những tác động, ảnh hưởng đến môi trường. Đặc biệt là các dự án cơng trình giao thơng có thời gian thi cơng kéo dài không chỉ gây ách tắc mà cịn gây ơ nhiễm mơi trường, mất an toàn cho người tham gia giao thơng, một số vị trí mặt đường bị đào bới, vật liệu xây dựng được đổ đống ngay trên mặt đường. Đối với lĩnh vực mơi trường vẫn cịn nhiều bất cập, điển hình như việc xây dựng các dự án khu liên hợp xử lý rác thải chậm tiến độ, người dân khu vực này nhiều lần chặn xe rác, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc vận chuyển rác thải sinh hoạt từ nội thành ra bãi chơn lấp. Từ đó gây ơ nhiễm mơi trường và mất mỹ quan đơ thị. Ngồi ra, vấn đề thi cơng chậm tiến độ cịn gây bức xúc cho người dân.