Xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo của tổ chức, cá nhân liên

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ở thành phố Hà nội. (Trang 34 - 35)

1.4. NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ SỞ

1.4.5. Xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo của tổ chức, cá nhân liên

liên quan đến hoạt động đầu tư xây dựng CSHT

Điều 16 Luật Đầu tư công số 39/2019/QH14 ngày 13/6/2019 đã quy định cụ thể các hành vi bị nghiêm cấm trong đầu tư công. Đối với từng trường hợp, mức độ vi phạm cụ thể sẽ áp dụng biện pháp xử lý khác nhau.

Đối với xử lý vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư cơng nói chung được quy định cụ thể tại Nghị định số 50/2016/NĐ-CP ngày 01/6/2016 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư. Nghị định này quy định xử lý các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư bao gồm: “(i) Vi phạm quy định trong lĩnh vực đầu tư (bao gồm: đầu tư công, đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP)); (ii) Vi phạm quy định trong lĩnh vực đấu thầu (bao gồm đấu thầu lựa chọn nhà thầu và đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất); (iii) Vi phạm quy định trong lĩnh vực đăng ký doanh nghiệp; (iv) Vi phạm quy định trong lĩnh vực quy hoạch”. Về hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả, dự thảo Nghị định quy định 02 hình thức xử phạt chính là “Cảnh cáo” và “Phạt tiền”. Ngồi ra, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm còn bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả được quy định cụ thể tại các điều từ Chương II đến Chương V Nghị định này.

Đối với những hành vi vi phạm quy định về đầu tư cơng trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng được quy định cụ thể tại Điều 224 Bộ Luật Hình sự 2017. Những hành vi vi phạm quy định về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng được quy định tại Điều 220 Bộ Luật Hình sự năm 2017.

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Luật Khiếu nại số 02/2011/QH13 ngày 11/11/2013, “Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, cơng chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm

phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình”. Trong quá trình thực hiện QLNN về đầu tư XDCB từ vốn NSNN, sau khi ban hành các quyết định xử lý vi phạm, các cá nhân, tổ chức có liên quan đến quyết định này có thể thực hiện việc khiếu nại nếu thấy việc xử lý này chưa hợp lý. Khi đó cơ quan có thẩm quyền phải có trách nhiệm giải quyết khiếu nại cho người khiếu nại.

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Luật Tố cáo số 25/2018/QH14 ngày 12/6/2018: “Tố cáo là việc cá nhân theo thủ tục quy định của Luật Tố cáo số 25/2018/QH14 báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân, bao gồm: (i) Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ; (ii) Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực”. Như vậy, trong đầu tư công khi bị tố cáo theo một trong hai trường hợp trên, những chủ thể liên quan phải thực hiện giải quyết tố cáo để bảo vệ quyền lợi của cá nhân, tổ chức và Nhà nước.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ở thành phố Hà nội. (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(97 trang)
w