Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ở thành phố Hà nội. (Trang 25 - 26)

1.4. NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ SỞ

1.4.1. Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư

đầu tư xây dựng cơ bản

Theo quy định tại Điều 2 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật số 80/2015/QH13 ngày 22/6/2015, “Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản có chứa quy phạm pháp luật, được ban hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật này.”

1.4.1.1. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Các VBQPPL này sẽ là các quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung, làm khn mẫu cho việc quản lý, sử dụng vốn đầu tư công; quy định quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động đầu tư công.

Việc xây dựng, ban hành VBQPPL về đầu tư công phải đảm bảo các nguyên tắc về xây dựng, ban hành VBQPPL được quy định tại Điều 5 Luật Ban hành VBQPPL số 80/2015/QH13, cụ thể khi ban hành VBQPPL phải đảm bảo các tiêu chí sau:

-Thứ nhất, bảo đảm tính hợp hiến, tính hợp pháp và tính thống nhất. Các VBQPPL đưa ra không được trái với Hiến pháp; văn bản của các cơ quan cấp dưới không được trái với văn bản pháp lý của cơ quan cấp trên.

- Thứ hai, tuân thủ đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành VBQPPL. Các VBQPPL về đầu tư công phải được ban hành đúng thẩm quyền được quy định từ Điều 15 đến Điều 30 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật số 80/2015/QH13. Trình tự, thủ tục và hình thức của văn bản cũng phải được thực hiện đúng quy định đối với từng loại VBQPPL.

- Thứ ba, bảo đảm tính minh bạch. Tính minh bạch khơng chỉ đơn giản là sự rõ ràng của các quy định, mà còn là sự rõ ràng về ý đồ điều chỉnh pháp luật và những tác động mà văn bản pháp luật có thể mang lại cho xã hội. Bởi vậy, đảm bảo tính minh bạch trong các quy định của VBQPPL không đơn thuần chỉ là vấn đề câu từ mà quan trọng hơn, tính minh bạch chỉ đảm bảo được khi bản thân người ban hành văn bản và người phải chấp hành, thực thi (đối tượng chịu sự tác động của văn bản) cũng có thể hiểu được những hàm ý, ý nghĩa của quy định.

- Thứ tư, bảo đảm tính khả thi, tiết kiệm, hiệu quả, kịp thời, dễ tiếp cận, dễ thực hiện. Những quy định của VBQPPL phải phù hợp với thực tiễn cuộc sống, biểu hiện sự hợp lý, mang lại hiệu quả cao nhất về kinh tế - chính trị, xã hội, đạt được mục đích của quản lý nhà nước. VBQPPL cần phải được quán triệt, tuyên truyền, phổ biến sâu rộng đến toàn thể người dân, đảm bảo quyền được biết của nhân dân.

-Thứ năm, bảo đảm yêu cầu về quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường. VBQPPL được ban hành không chỉ xem xét đến các yếu tố như: chính trị, kinh tế, văn hố, xã hội, mà cịn phải quan tâm đến các vấn đề về an ninh, quốc phịng, mơi trường… Những yếu tố này có mối quan hệ đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển bền vững của kinh tế - xã hội.

1.4.1.2. Tổ chức thực hiện Văn bản quy phạm pháp luật

Tổ chức thực hiện VBQPPL là việc thực thi các quy định trong VBQPPL để đạt được những kết quả thực tế. Từ những kết quả đó có thể đánh giá được hiệu quả của quy định. Thông thường các bước tổ chức thực hiện như sau:

- Bước 1: Công khai, tuyên truyền quy định đến đối tượng thi hành VBQPPL. - Bước 2: Triển khai thực hiện quy định.

- Bước 3: Xử lý thông tin phản hồi, điều chỉnh quy định.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ở thành phố Hà nội. (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(97 trang)
w