CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN NGÂN SÁCH

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ở thành phố Hà nội. (Trang 35 - 38)

ĐỊA PHƯƠNG

Căn cứ Nghị định số 01/2020/NĐ-CP của Chính phủ ngày 01/01/2020 về sửa đổi, bổ sung một số điều chỉnh của Nghị định số 84/2015/NĐ-CP ngày 30/9/2015 của Chính phủ về giám sát đầu tư, phương pháp đánh giá hiệu quả đầu tư dự án đầu tư công, tại Khoản 5 Điều 1 quy định:

“Tùy theo quy mơ và tính chất của dự án, có thể sử dụng phương pháp so sánh, đối chiếu (giữa kết quả/số liệu thực tế thu thập tại thời điểm đánh giá và mục tiêu/kế hoạch đặt ra; hoặc giữa các thông số của dự án tại thời điểm đánh giá với các chỉ số tiêu chuẩn; hoặc kết hợp) hoặc phương pháp phân tích chi phí - lợi ích.

Tiêu chí đánh giá hiệu quả đầu tư dự án đầu tư công: Mức độ đạt được mục tiêu đầu tư dự án theo quyết định đầu tư đã được phê duyệt; chỉ số khai thác, vận hành thực tế của dự án so với các chỉ số khai thác, vận hành của dự án đã được phê duyệt; các tác động kinh tế - xã hội, môi trường và các mục tiêu phát triển đặc thù khác (xóa đói giảm nghèo, bình đẳng giới, hộ chính sách, đối tượng ưu tiên).”

1.5.1. Khái niệm hiệu quả sử dụng vốn ngân sách nhà nước

Hiệu quả sử dụng vốn ngân sách nhà nước xét trên phạm vi tổng thể kinh tế của một địa phương gắn với mục tiêu của đầu tư công là tăng trưởng kinh tế và đánh giá hiệu quả đầu tư trên cơ sở hệ thống các tiêu chí phù hợp.

1.5.2.Mức độ đạt mục tiêu đầu tư dự án theo quyết định phê duyệt

Một trong những tiêu chí đánh giá hiệu quả đầu tư cơng đó là mức độ đạt được mục tiêu đầu tư dự án theo quyết định đầu tư đã được phê duyệt. Để đánh giá mức độ đạt mục tiêu đầu tư dự án phải so sánh với các nội dung về mục tiêu, kế hoạch vốn được quy định trong Quyết định Phê duyệt Báo cáo Kinh tế kỹ thuật xây dựng hoặc Quyết định đầu tư dự án; Kế hoạch phân bổ nguồn vốn. Vì vậy, để đánh giá mức độ đạt mục tiêu đầu tư cần xem xét đến kết quả hoàn thành dự án, hoạt động quản lý, sử dụng NSNN và kết quả giải ngân vốn.

1.5.2.1. Kết quả hoàn thành dự án

Kết quả hồn thành dự án bao gồm các tiêu chí sau:

- Số lượng dự án hoàn thành đúng hạn: Tổng số dự án được phê duyệt quyết tốn hồn thành và ban giao đưa vào sử dụng theo đúng thời gian thực hiện dự án được phê duyệt trong quyết định phê duyệt dự án. Chỉ tiêu này không chỉ đánh giá về thời hạn thực hiện dự án mà còn đánh giá về chất lượng của dự án. Một dự án được quyết toán phải được cơ quan thẩm quyền thẩm định và phê duyệt quyết tốn. Vì vậy, những dự án đáp ứng đầy đủ chất lượng và quy định của pháp luật mới được tất toán.

- Số lượng dự án hồn thành nhưng chưa được quyết tốn: Tổng số dự án đã hoàn thành nhưng chưa được phê duyệt quyết toán do chưa đầy đủ căn cứ, thủ tục, chất lượng để phê duyệt quyết tốn dự án hồn thành.

- Số lượng dự án quá hạn: Tổng số dự án khơng hồn thành theo kế hoạch và số dự án phải gia hạn thời gian thực hiện dự án. Chỉ tiêu này sẽ xác định số lượng những dự án quá hạn, làm ảnh hưởng đến mục tiêu chung của Kế hoạch đầu tư công chung hạn cũng như làm thất thoát NSNN.

Chỉ tiêu này xem xét đến việc cân đối, phân bổ vốn NSNN, so sánh nhu cầu vốn của các dự án với tình hình thực tế phân bổ nguồn vốn và tình hình cân đối bố trí vốn so với tổng mức đầu tư. Nhu cầu vốn của các dự án đầu tư là rất lớn tuy nhiên, nguồn vốn NSNN hạn chế, việc xem xét đến mức độ cân đối, bố trí vốn sẽ đánh giá hiệu quả của việc huy động nguồn vốn và phân bổ, sử dụng nguồn vốn của địa phương.

1.5.2.3. Kết quả giải ngân vốn

Kết quả giải ngân đánh giá kết quả giải ngân vốn NSNN cho các dự án đầu tư. Việc giải ngân vốn đầu tư cơng là q trình chi vốn đầu tư của nhà nước, được dùng để triển khai thực hiện các dự án. Chỉ tiêu này không chỉ cho thấy kết quả của việc các dự án hồn thành được tất tốn mà còn đánh giá đến tiến độ giải ngân của cơ quan tài chính. So sánh kết quả giải ngân thực tế với mục tiêu giải ngân đã đề ra hằng năm. Từ đó, đánh giá những thành tựu và tồn tại trong cơng tác giải ngân vốn đầu tư công.

1.5.3.Chỉ số vận hành, khai thác

Mục đích cuối cùng của các dự án đầu tư XDCB là mang lại lợi ích cho cộng đồng, nâng cao chất lượng đời sống và hoạt động sản xuất. Các dự án XDCB nói chung thường là các tài sản cố định vì vậy cần đánh giá đến những tài sản hữu hình mà các dự án này mang lại.

1.5.3.1. Năng lực tăng thêm

Năng lực tăng thêm là kết quả của hoạt động đầu tư cho việc xây dựng mới, sửa chữa tài sản cố định (mở rộng, khôi phục, nâng cấp năng lực sản xuất của TSCĐ) biểu hiện dưới hình thái hiện vật là các cơng trình xây dựng, các phương tiện, thiết bị máy móc và các loại tài sản cố định khác dùng cho sản xuất được đầu tư hoàn thành đưa vào sử dụng trong kỳ nghiên cứu.

Năng lực tăng thêm trong năm được biểu hiện ở rất nhiều thể loại khác nhau như: đường sá, cầu cống, sân bay, bến cảng, cơng trình thủy lợi, nhà máy, cơng trình điện, bệnh viện, trường học, trạm truyền hình, bảo tàng, nhà văn hóa… (Tổng cục Thống kê, 2016).

Khối lượng vốn đầu tư thực hiện là tổng số tiền đã chi để thực hiện các hoạt động đầu tư bao gồm: chi phí xây lắp, chi phí tư vấn thẩm định, chi phí đền bù giải phịng mặt bằng và các chi phí khác được phê duyệt.

Tỷ lệ khối lượng vốn đầu tư thực hiện: là tỷ lệ % giữa lượng vốn đầu tư thực hiện so với kế hoạch vốn đã bố trí.

Chỉ tiêu này sẽ cho thấy tiến độ thực hiện dự án, khối lượng vốn đầu tư thực hiện được tính bằng tổng số chi phí thanh tốn cho khối lượng hồn thành.

1.5.4.Tác động đến kinh tế - xã hội, môi trường của dự án

Các dự án đầu tư XDCB chủ yếu mang tính chất tích luỹ, chúng là nền tảng của sự phát triển kinh tế, xã hội. Các tiêu chí, tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội như: nâng cao thu nhập; cải thiện đời sống, ổn định sản xuất, kinh doanh; nâng mức thụ hưởng các dịch vụ về văn hoá, y tế, giáo dục; cải thiện cảnh quan môi trường khu vực đô thị và nông thôn.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ở thành phố Hà nội. (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(97 trang)
w