Phát triển hạ tầng số

Một phần của tài liệu THÚC ĐẨY CHUYỂN ĐỔI SỐ NỀN KINH TẾ TẠI VIỆT NAM: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP. (Trang 92)

CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG CHUYỂN ĐỔI SỐ NỀN KINH TẾ

3.1. Giải pháp tạo nền tảng cho Chuyển đổi số nền kinh tế

3.1.3. Phát triển hạ tầng số

Đẩy mạnh mở rộng hạ tầng số, đảm bảo luôn đáp ứng được nhu cầu vô cùng lớn về kết nối và xử lý dữ liệu, đồng thời đảm bảo việc an toàn an ninh mạng một cách chặt chẽ ngay từ bước thiết kế mơ hình mạng, cụ thể:

a) Nâng cao chất lượng băng thông, phát triển hạ tầng băng rộng chất lượng cao trên toàn quốc, bước đầu triển khai ở các khu trung tâm, khu công nghệ cao, khu công việc, v.v... sau đó mở rộng dần ra các địa bàn lân cận.

b) Mở rộng phát triển hạ tầng và thương mại hố 5G ra quy mơ cả nước; Huy động các doanh nghiệp công nghệ hỗ trợ Chính phủ triển khai phổ cập smartphone cho người dân trên cả nước nhằm thúc đẩy nhu cầu sử dụng các dịch vụ số của người dân. Thêm vào đó, có thể cân nhắc việc yêu cầu bắt buộc tích hợp cơng nghệ 5G đối với tất cả các thiết bị điện thoại hoặc thiết bị IoT được nhập khẩu vào Việt Nam nhằm đáp ứng được nhu cầu thu thập và phân tích dữ liệu lớn (Big Data) sau này.

c) Các trang web của các cơ quan nhà nước chuyển toàn bộ sang sử dụng tên miền quốc gia (.vn); Chuyển đổi toàn mạng từ IPv4 sang IPv6; Mở rộng xây dựng mới các tuyến cáp quang biển giúp tăng tốc độ kế nối quốc tế và đưa Việt Nam thành trung tâm kết nối Internet của khu vực.

d) Xây dựng kế hoạch tổng thể, đồng bộ phát triển, ứng dụng hạ tầng IoT vào tất cả các quy hoạch của tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội (giao thông, năng lượng, chiếu sáng, y tế, v.v..) để đảm bảo hiệu quả đầu tư phát triển, tránh trùng lặp.

Một phần của tài liệu THÚC ĐẨY CHUYỂN ĐỔI SỐ NỀN KINH TẾ TẠI VIỆT NAM: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP. (Trang 92)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w