Tình hình chuyển đổi số cơ quan nhà nước

Một phần của tài liệu THÚC ĐẨY CHUYỂN ĐỔI SỐ NỀN KINH TẾ TẠI VIỆT NAM: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP. (Trang 80 - 83)

CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG CHUYỂN ĐỔI SỐ NỀN KINH TẾ

2.3. Các yếu tố cơ bản tác động đến Chuyển đổi số nền kinh tế

2.3.13. Tình hình chuyển đổi số cơ quan nhà nước

Thời gian qua, Chính phủ, Lãnh đạo Chính phủ đã có những chỉ đạo mạnh mẽ để triển khai, thúc đẩy Chính phủ điện tử. Thủ tướng đã quán triệt quan điểm chỉ đạo xây dựng Chính phủ điện tử gắn với cải cách hành chính, xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, nền kinh tế số và xã hội số. Mục tiêu triển khai chương trình cải cách hành chính, gắn kết chặt chẽ với việc xây dựng Chính phủ điện tử và cung cấp dịch vụ cơng trực tuyến đã đạt được nhiều kết quả rõ rệt. Quyết tâm xây dựng Chính phủ điện tử (CPĐT) hiện thực hóa chủ trương Chính phủ phục vụ, kiến tạo: Chính phủ ban hành Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07/3/2019 về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển CPĐT giai đoạn 2019-2020, định hướng đến 2025. Nghị quyết số 17/NQ-CP thể hiện sự kết hợp giữa văn bản Chiến lược và Kế hoạch thực thi CPĐT, xác định mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp và phân công trách nhiệm triển khai CPĐT.

CNTT được ứng dụng sâu rộng trong hoạt động của các cơ quan Đảng, Nhà nước, trở thành công cụ hỗ trợ hiệu quả công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành, nâng cao hiệu lực, hiệu quả, giảm chi phí, tăng năng suất lao động. Các phần mềm, hệ thống thông tin quản lý văn bản và điều hành, hệ thống thư điện tử, trao đổi văn bản, tài liệu trong những năm qua được xây dựng, triển khai ứng dụng sâu rộng trong các cơ quan nhà nước từ trung ương đến cơ sở, mang lại kết quả rõ rệt, trở thành công cụ thiết yếu với yêu cầu, nhu cầu ngày càng cao. Đến hết 2019, 100% bộ, ngành, địa phương đã kết nối, liên thông gửi, nhận văn bản điện tử với Trục liên thông văn bản quốc gia; tỷ lệ văn bản điện tử được trao đổi qua mạng tăng từ 72% năm 2018 lên 86,5% năm 2019, và đến năm 2020 là 90%. Nguyên nhân chính của sự chuyển biến cơ bản này là do Quyết định số 28/2018/QĐ-TTg ngày 12/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc gửi, nhận văn bản điện tử giữa các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước khẳng định văn bản điện tử đã ký số gửi nhận qua hệ thống quản lý văn bản và điều hành có giá trị pháp lý tương đương văn bản giấy và

thay thế cho việc gửi, nhận văn bản giấy. Từ ngày 12/3/2019 đến ngày 17/3/2020, có tổng số 341.595 văn bản điện tử gửi và 1.095.121 văn bản điện tử nhận trên Trục liên thông văn bản quốc gia.

Giải quyết thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp chuyển biến rõ rệt, có sự đột phá từ hình thức cung cấp trực tiếp tại cơ quan nhà nước sang hình thức trực tuyến qua mạng, rút ngắn đáng kể thời gian, giảm chi phí, giấy tờ cho người dân, doanh nghiệp và cộng động, nâng cao chất lượng cải cách thủ tục hành chính, phục vụ người dân, doanh nghiệp, xây dựng chính phủ kiến tạo, phục vụ. Số lượng dịch vụ cơng trực tuyến cung cấp cho người dân, doanh nghiệp tăng mạnh, góp phần nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính, xây dựng chính phủ kiến tạo, nền hành chính phục vụ lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm. Người dân, doanh nghiệp có thể gửi, nhận hồ sơ qua mạng, thanh tốn trực tuyến mà khơng cần phải đến giao dịch trực tiếp tại cơ quan nhà nước hoặc chỉ đến một lần duy nhất (dịch vụ công mức độ 3, 4). Điển hình như các dịch vụ kê khai thuế, nộp thuế, kê khai hải quan, bảo hiểm xã hội, cấp giấy phép lái xe, đăng ký thành lập doanh nghiệp, cấp thẻ nhà báo, đấu thầu mua mạng, cấp chứng nhận xuất sứ hàng hóa, tuyển sinh đầu cấp học, v.v.. tại các đơ thị, các dịch vụ thanh toán tiền điện, tiền nước, cước viễn thông, v.v.. được thực hiện qua mạng. Theo đánh giá của Liên Hiệp Quốc, chỉ số phát triển dịch vụ công trực tuyến của nước ta tăng 22 bậc (năm 2018: 59/193; năm 2010: 81/193). Tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) mức 4 tăng hơn hai lần, từ 4,55% năm 2018 lên 10,76% năm 2019. DVCTT của một số lĩnh vực có hiệu quả cao như các dịch vụ thuế (99,8% doanh nghiệp khai thuế điện tử), hải quan (99,7% doanh nghiệp thực hiện hải quan điện tử), kho bạc (80% đơn vị sử dụng ngân sách giao dịch tại kho bạc nhà nước tỉnh, quận, thị xã); đăng ký kinh doanh (75% đăng ký doanh nghiệp qua mạng), lĩnh vực công thương (DVCTT mức độ 3, 4 tương ứng 99% tổng số hồ sơ được gửi đến Bộ Công Thương).

Khai trương Cơ sở dữ liệu (CSDL) chuyên ngành bảo hiểm xã hội, kết nối với Hệ thống đăng ký và quản lý hộ tịch của Bộ Tư pháp thơng qua Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia (NGSP) để liên thông thủ tục cấp giấy đăng ký khai sinh và thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi. Khi triển khai toàn quốc, số lượng hồ sơ xử lý liên thông đạt khoảng 8.000 hồ sơ/1 ngày. Kết quả này nhờ sự phối hợp

chặt chẽ giữa Bộ Tư pháp, Bộ Thông tin và Truyền thông (Bộ TTTT), Bảo hiểm xã hội Việt Nam với Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố, trong đó Bộ TTTT chịu trách nhiệm phối hợp, thúc đẩy triển khai và kết nối, liên thông.

Ứng dụng CNTT xây dựng chính quyền điện tử, chính phủ điện tử được Chính phủ, chính quyền các cấp quan tâm, thúc đẩy triển khai mạnh mẽ. Để phù hợp với xu thế phát triển nhanh chóng của cơng nghệ và các định hướng triển khai Chính phủ điện tử giai đoạn mới, thực hiện Nghị quyết số 17/NQ-CP, ngày 31/12/2019, Bộ trưởng Bộ TTTT đã ký ban hành Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, phiên bản 2.0 (tại Quyết định số 2323/QĐ-BTTTT). Đây là cơ sở để các bộ, ngành, địa phương cập nhật Khung Kiến trúc CPĐT Việt Nam từng bước triển khai ứng dụng CNTT, bảo đảm sự đồng bộ, kết nối, liên thông, chia sẻ hạ tầng, dữ liệu.

Các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu các ngành, lĩnh vực được xây dựng hỗ trợ công tác quản lý, điều hành, cung cấp dịch vụ công của cơ quan nhà nước hiệu quả; xây dựng và đưa vào vận hành Cơ sở dữ liệu quốc gia về Đăng ký doanh nghiệp, từng bước triển khai xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về Bảo hiểm, Cơ sở dữ liệu Đất đai quốc gia, Cơ sở dữ liệu quốc gia về Dân cư, nhiều hệ thống thông tin quan trọng của quốc gia được hình thành, hỗ trợ hiệu quả cơng tác quản lý, điều hành của chính phủ như hệ thống thơng tin về: tài chính, thuế, hải quan điện tử, bảo hiểm xã hội, đăng ký kinh doanh, khám chữa bệnh, v.v.. Đến năm 2018, theo đánh giá của Liên hợp quốc, Chỉ số phát triển Chính phủ điện tử của Việt Nam xếp hạng thứ 88/193 quốc gia (duy trì được việc tăng hạng liên tục trong giai đoạn 2014 - 2018 từ vị trí 99 lên vị trí 88). Theo Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07/3/2019, Việt Nam đặt mục tiêu trở thành một trong bốn quốc gia hàng đầu ASEAN về kết quả EGDI đến trước năm 2025.

Theo kết quả xếp hạng mức độ sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng CNTT- TT năm 2019 của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, ở nhóm 19 bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có dịch vụ cơng, 2 vị trí dẫn đầu về mức độ sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng CNTT-TT tiếp tục thuộc về Bộ Tài chính và Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Trong nhóm 5 cơ quan thuộc Chính phủ khơng có dịch vụ công, dẫn đầu là Thông

tấn xã Việt Nam, các vị trí tiếp theo trong bảng xếp hạng lần lượt thuộc về Đài Truyền hình Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học Cơng nghệ Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam và Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam. Ở khối các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, vị trí dẫn đầu tiếp tục thuộc về Đà Nẵng. Hai vị trí tiếp theo trong bảng xếp hạng Vietnam ICT Index 2019 của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là Bà Rịa - Vũng Tàu và Tiền Giang. Năm vị trí cuối cùng trong bảng xếp hạng Vietnam ICT Index 2019 là Sóc Trăng, Bắc Kạn, Cao Bằng, Kon Tum, Lai Châu. Kết quả xếp hạng cho thấy sự chưa đồng đều về trình độ phát triển và ứng dụng CNTT giữa các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Nguyên nhân chính là do lãnh đạo nhiều cơ quan, đơn vị chưa thực sự quyết liệt trong triển khai ứng dụng CNTT; kinh phí đầu tư cho phát triển và ứng dụng CNTT chưa đáp ứng nhu cầu.

Có thể nói, Chính phủ đã và đang quyết tâm triển khai xây dựng Chính phủ điện tử đồng bộ, toàn diện tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế xã hội giai đoạn từ nay đến 2025, đồng thời tạo thế chủ động sẵn sàng cho Nhà nước, doanh nghiệp và người dân tham gia Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Một phần của tài liệu THÚC ĐẨY CHUYỂN ĐỔI SỐ NỀN KINH TẾ TẠI VIỆT NAM: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP. (Trang 80 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w