Tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp hệ đào tạo trực tuyến tại Bắc Mỹ, 2014 đến 2030

Một phần của tài liệu THÚC ĐẨY CHUYỂN ĐỔI SỐ NỀN KINH TẾ TẠI VIỆT NAM: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP. (Trang 35 - 109)

Mỹ, 2014 đến 2030

Hiện nay các website nổi tiếng như edX, Coursera, Khan Academy, Udemy đã và đang cung cấp cho người học lượng kiến thức khổng lồ từ mọi lĩnh vực với mức giá miễn phí hoặc chi phí cực thấp so với đi học tại trường hoặc các trung tâm. Việc tham gia các khóa học trực tuyến của các trường đại học hàng đầu thế giới như Harvard, Stanford là hoàn toàn dễ dàng qua các nền tảng MOOC (Massive Open Online Courses).

Tại Mỹ, Kế hoạch công nghệ giáo dục quốc gia đã được ban hành từ năm 2010, theo đó, đã giải thích việc giáo dục cá nhân hóa là việc đặt sinh viên làm trung tâm, trao quyền cho sinh viên trong việc tự kiểm sốt việc học tập của mình bằng cách cung cấp sự linh hoạt trong nhiều khía cạnh khác nhau.

c.Đột phá trong lĩnh vực y tế

Công nghệ kỹ thuật số, công nghệ về y tế mới như công nghệ thiết bị đeo, các cảm biến sinh học và patient-doctor video conferencing đang bắt đầu cho phép mọi người nhận chẩn đốn các vấn đề y tế từ xa và có thể dễ dàng áp dụng ở các nước đang phát triển nơi họ có thể cắt giảm chi phí khi cho các thủ tục khám chữa bệnh. Các công nghệ thực tế ảo tăng cường cho phép đào tạo từ xa, một số bác sỹ có thể sử dụng điện thoại di động để được đào tạo. Điều này đáp ứng việc đào tạo đủ số lượng y bác sỹ cần thiết. Đồng thời, khả năng chẩn đoán và kê toa thuốc từ xa cũng giúp cho nhân viên y tế và bệnh nhân tự do được điều trị đúng cách thuận tiện hơn, tiết kiệm cho họ rất nhiều tiền và hồi phục nhanh hơn.

Một trong những thay đổi về chăm sóc sức khỏe là việc các thiết bị đeo giám sát ngày càng trở nên phổ biến và giờ đây đạt mức tăng trưởng ba con số, cho phép mọi người theo dõi sức khỏe. Tại các quốc gia kém phát triển và đang phát triển, một số nhân viên y tế đang bắt đầu sử dụng các chương trình dựa trên thiết bị di động để tìm hiểu cách quản lý các phương pháp điều trị mới - tiết kiệm thời gian và tiền bạc.

d.Đột phá về lĩnh vực tài nguyên, môi trường

Trong ngành môi trường, với sự phát triển của các thiết bị cảm biến, việc kiểm soát mức độ ơ nhiễm đang có những bước tiến quan trọng. Cụ thể như Bắc Kinh – Trung Quốc đã áp dụng AI vào việc xử lý thơng tin lượng khí CO2 và tình hình thời tiết, từ đó đưa ra quyết định lựa chọn nhà máy để cho tạm dừng hoạt động nhằm đảm bảo tình trạng ơ nhiễm khơng diễn ra nghiêm trọng.

e.Chuyển đổi số trong cơ quan nhà nước

Ở nhiều nước, việc chuyển đổi số các hoạt động của cơ quan nhà nước được thúc đẩy mạnh mẽ. Theo một báo cáo nghiên cứu Deloitte chỉ ra rằng với sự hỗ trợ của các ứng dụng tự động và AI, nhà nước có thể kỳ vọng việc tiết kiệm thời gian lên đến 27% - 30% trong vòng 5 đến 7 năm. Báo cáo nghiên cứu chung giữa

Deloitte-UK và Đại học Oxford cũng đưa ra dự đốn khoảng 18% các cơng việc trong khu vực công của UK sẽ có thể được tự động đến năm 2030 dựa trên các công nghệ nền tảng AI.

Đồng thời, để việc kiểm tra, giám sát được hiệu quả hơn, việc sử dụng những thông tin mà người dân cung cấp qua các mạng xã hội là điều cần quan tâm. Cụ thể như tại Las Vegas, Sở Y tế đã thử nghiệm phần mềm thu thập và phân tích thơng tin đăng tải của người dân (tweets trên Twister) để xác định ra nhà hàng có nguy cơ mất vệ sinh an toàn thực phẩm để tiến hành kiểm tra.

f.Tạo lập xã hội thanh toán điện tử

Để tạo lập một xã hội số, việc thanh toán điện tử cần được thúc đẩy mạnh mẽ. Trong các nước ASEAN, Singapore hiện là thị trường thanh toán điện tử (TTĐT) phát triển mạnh nhất với tỷ lệ dân số sử dụng Internet khoảng 80% và năm 2015, chỉ số thanh toán điện tử của nước này ở khoảng 56%-57%. Tuy nhiên, cũng giống với Việt Nam, hầu hết người dân Singapore đều có điện thoại thơng minh, nhưng cứ 10 người thì lại có 9 người vẫn muốn trả tiền cho các giao dịch hằng ngày theo cách cũ bằng tiền mặt.

Để khắc phục điều này, bên cạnh hệ thống máy POS (máy thanh tốn thẻ), Chính phủ Singapore đang lập kế hoạch phát triển một hệ thống thanh toán nhanh, sử dụng một mã QR (một dạng mã có thể được quét bằng điện thoại thơng minh) để thực hiện TTĐT trên tồn quốc.

Đối với giao dịch thương mại điện tử, một trong những quốc gia phát triển mạnh mẽ là Trung Quốc. Kể từ năm 2015, Trung Quốc đã vươn lên dẫn đầu thương mại điện tử trên toàn thế giới. Theo Báo cáo năm 2017 của Viện Nghiên cứu toàn cầu McKinsey, lượng giao dịch thương mại điện tử của Trung Quốc hiện lớn hơn con số cộng gộp của năm nền kinh tế hàng đầu thế giới gồm Pháp, Đức, Nhật Bản, Anh và Mỹ. Tổng giá trị thanh toán di động tiêu dùng cá nhân của Trung Quốc trong năm 2016 đạt tới 790 tỷ USD, gấp 11 lần con số này tại thị trường Mỹ. Ba công ty công nghệ hàng đầu của Trung Quốc là Baidu, Alibaba và Tencent đã phát triển đến trình độ có thể cạnh tranh với các ơng lớn về công nghệ ở Mỹ là Amazon, Apple, Facebook, Google và Netflix. Từ 3 doanh nghiệp nền móng đóng vai trị hạt nhân, Trung Quốc dần tạo ra một hệ sinh thái các sản phẩm công nghệ số.

Trung Quốc hiện được coi là một trong những thị trường thanh toán di động tiên tiến nhất thế giới với sự phủ sóng rộng khắp của WeChat Pay và Alipay. Chính phủ Trung Quốc khuyến khích người dân tiêu dùng trực tuyến. Tới cuối năm 2020, hoạt động tiêu dùng trực tuyến tại nước này có tổng doanh thu vào khoảng 900 tỷ USD.

Tại Thâm Quyến, công ty điều hành tàu điện ngầm địa phương đang thử nghiệm nhiều công nghệ tiên tiến được hỗ trợ bởi mạng 5G, trong đó có thanh tốn tiền vé bằng nhận diện gương mặt. Tại ga Futian, thay vì trình vé hay quét mã QR trên smartphone, hành khách có thể qt gương mặt trên màn hình cỡ lớn như tablet gắn trên cổng ra vào, tiền vé tự động được trừ từ tài khoản liên kết. Việc giới thiệu dịch vụ thanh toán bằng nhận diện gương mặt cho hệ thống giao thông công cộng đánh dấu bước tiến tiếp theo của Trung Quốc trong tích hợp nhận diện gương mặt và cơng nghệ trí tuệ nhân tạo khác trong cuộc sống thường nhật của đất nước đông dân nhất thế giới. Hiện tại, khách hàng đã có thể mua gà KFC bằng hệ thống nhận diện gương mặt “Smile to Pay”, được giới thiệu lần đầu tại Hàng Châu tháng 1/2017.

1.4.3. Phát triển các nền tảng phục vụ Chuyển đổi sốa. Phát triển hạ tầng băng rộng quốc gia a. Phát triển hạ tầng băng rộng quốc gia

Singapore đã đạt được nhiều tiến bộ trong việc phát triển nền kinh tế của mình nhờ cải thiện cơ sở hạ tầng số. Điều này được thực hiện bằng việc phát triển hệ thống cáp quang và mạng 4G, nhờ đó tăng đáng kể tốc độ truyền tải thơng tin. Nhờ mạng cáp quang mà tốc độ kết nối Internet trung bình của Singapore đã tăng từ 5,4 megabit mỗi giây (Mbps) năm 2012 lên 20 Mbps năm 2016, ngang với Nhật Bản và Phần Lan. Tương tự như vậy, Singapore cũng nằm trong nhóm đầu các quốc gia có tốc độ kết nối 4G nhanh nhất thế giới.

Tốc độ Internet nhanh hơn thúc đẩy các hộ gia đình Singapore chuyển dần nhiều hoạt động của mình vào khơng gian kỹ thuật số. Năm 2014, Thủ tướng Lý Hiển Long phát động sáng kiến Quốc gia thơng minh của Singapore, thành lập văn phịng Chương trình quốc gia thơng minh để điều phối các nỗ lực từ các cơ quan khác nhau của chính phủ hướng đến mục tiêu tham vọng trở thành quốc gia thông minh đầu tiên trên thế giới.

b. Phát triển hạ tầng và dữ liệu mở

Trong những năm vừa qua, dữ liệu mở đã được nhiều quốc gia trên thế giới chú trọng. Theo báo cáo Khảo sát về phát triển CPĐT 2016 của Liên Hợp quốc, so với năm 2014, số lượng các nước có danh mục dữ liệu chính phủ mở đã tăng gần gấp đôi (từ 46 nước trong năm 2014, lên đến 106 nước trong năm 2016).

Ở Trung Quốc; Bắc Kinh, Thượng Hải, Trùng Khánh và nhiều thành phố khác đã tạo lập cổng data.gov.cn để cho phép người dân tự do truy cập dữ liệu chính phủ. Ví dụ dữ liệu của Bắc Kinh lên đến 400 datasets bao gồm du lịch, giáo dục, giao thông, sử dụng đất, chữa trị ý tế. Website này cũng cung cấp một mục đặc biệt “APP” để cho phép mọi người có thể đăng tải ứng dụng được viết dựa trên các dữ liệu chính phủ mở này, nhằm giúp mọi người có thể tải và sử dụng.

c. Mơi trường chính sách hỗ trợ đổi mới sáng tạo

Để phát triển mạnh mẽ kinh tế số, Chính phủ Trung Quốc hậu thuẫn mạnh mẽ cho nền kinh tế số với hệ thống các chính sách được thiết kế như một cơng cụ thúc đẩy phát triển. Nhìn từ góc độ hỗ trợ của Chính phủ, Trung Quốc khơng chỉ ban hành chính sách mà cịn đóng vai nhà đầu tư, sáng tạo và người tiêu dùng trong nỗ lực để hỗ trợ số hóa.

Năm 2016, Ủy ban Phát triển và Cải cách Quốc gia Trung Quốc đã công bố "Kế hoạch hành động 3 năm phát triển Internet kết hợp với trí tuệ nhân tạo" với tham vọng xây dựng một thị trường ứng dụng AI trị giá 15 tỉ USD. Điều này được thực hiện bằng cách phát triển 9 hệ sinh thái AI lớn, bao gồm các thiết bị gia dụng cho ngôi nhà thông minh, ô tô thông minh, thiết bị đeo thông minh, và thiết bị đầu cuối thông minh, v.v..

Theo kế hoạch này, các cơ quan chính phủ có thể cung cấp kinh phí cho các dự án cụ thể từ ngân sách trung ương và ngân sách địa phương. Bên cạnh đó, chính phủ cũng cung cấp kinh phí cho các doanh nghiệp Internet mới. Trung quốc cũng khuyến khích người dân tham gia khởi nghiệp thơng qua các biện pháp hỗ trợ như miễn giảm thuế và các quỹ đầu tư.

Trong khi đó, để phát triển mạnh mẽ hơn nữa các công nghệ mới, Hàn Quốc đã xác định trọng tâm của i-Korea 4.0 là DNA (công nghệ Big Data, nền tảng hệ thống mạng và trí tuệ nhân tạo) và R&D (đầu tư nghiên cứu các dự án khoa học

trọng điểm, phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp để đưa các dự án vào ứng dụng trong thực tiễn).

Trong những năm gần đây, thị trường tài chính tồn cầu đã chứng kiến sự ra đời và xâm nhập mạnh mẽ của các tổ chức phi ngân hàng, cung cấp các giải pháp cơng nghệ tài chính (Fintech). Để bắt kịp với sự thay đổi này, một số quốc gia trên thế giới đã xây dựng và áp dụng cơ chế thử nghiệm cho hoạt động của các công ty Fintech gọi là "Regulatory Sandbox" (cơ chế quản lý thử nghiệm có kiểm sốt, gọi tắt là Sandbox). Đây là một cơ chế thử nghiệm được thiết lập bởi cơ quan quản lý, trong đó cho phép các công ty khởi nghiệp Fintech và tổ chức đổi mới sáng tạo khác được thử nghiệm trực tiếp các sản phẩm, dịch vụ Fintech trong một mơi trường được kiểm sốt và giám sát chặt chẽ của cơ quan quản lý.

Kể từ khi quốc gia đầu tiên trên thế giới là Vương quốc Anh ban hành Sandbox vào tháng 11/2015 (chính thức triển khai vào cuối năm 2016), rất nhiều các quốc gia khác trên thế giới đã có cách tiếp cận tương tự; hiện tại Sandbox đã được triển khai ở hầu hết các trung tâm tài chính khu vực và trên tồn cầu bao gồm Vương quốc Anh, Abu Dhabi, Australia, Canada, Hàn Quốc, Hồng Kông, Malaysia, Singapore, Thụy Sĩ, Đài Loan, v.v.. Tính tới thời điểm hiện nay đã có gần 30 quốc gia ban hành Sandbox va danh sách này dự kiến sẽ được tiếp tục cập nhật thêm nhiều quốc gia nữa trong thời gian tới.

Vương quốc Anh được biết đến là quốc gia có hệ sinh thái Fintech phát triển hàng đầu trên thế giới và cũng là một quốc gia tiên phong trong việc nghiên cứu, ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực đổi mới sáng tạo ngành tài chính (trong đó có lĩnh vực Fintech). Chính phủ Anh ln ưu tiên và khuyến khích sự đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực tài chính thơng qua các chính sách hỗ trợ của mình. Năm 2011, David Cameron (Thủ tướng Anh Quốc giai đoạn 2010-2016) đã khởi phát một sáng kiến được gọi là StarUp Britain để hỗ trợ khu vực tư nhân và giúp thiết lập các doanh nghiệp khởi nghiệp. Nhờ sự hỗ trợ và giúp đỡ từ Chính phủ, Vương quốc Anh đã tăng tốc nhanh hơn để trở thành một hệ sinh thái hồn hảo cho khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo. Chính phủ Anh quan tâm lớn cho sự phát triển của các cơng ty khởi nghiệp, và nó giúp ngành cơng nghiệp phát triển nhanh chóng. Vào năm 2017, Bảng xếp hạng hệ sinh thái khởi nghiệp thế giới đã xếp hạng London ở vị trí thứ ba

trong các hệ sinh thái khởi nghiệp tốt nhất trên thế giới sau Thung lũng Silicon và thành phố New Yourk của Hoa Kỳ.

Trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng, Cơ quan Giám sát Tài chính Anh (UK's Financial Conduct Authority-FCA) với chức năng quản lý hoạt động tài chính tại Anh, là cơ quan quản lý tài chính chính thức đầu tiên trên thế giới giới thiệu và áp dụng Sandbox kể từ tháng 11/2015. Quá trình triển khai đã được FCA đánh giá sau 01 năm với những kết quả tích cực, khi đã xét duyệt cho 175 tổ chức tham gia vào khn khổ thử nghiệm, trong đó có nhiều tổ chức đã thử nghiệm thành cơng và cung ứng chính thức dịch vụ ra thị trường.

Trên cơ sở thành cơng đó, đầu năm 2018, FCA đã giới thiệu Khung pháp lý thử nghiệm Fintech toàn cầu (Global Fintech Sandbox) qua đó khẳng định vai trị "dẫn dắt" của Anh lĩnh vực thử nghiệm các sản phẩm, dịch vụ tài chính sáng tạo trên thế giới và vị thế của một cường quốc hàng đầu trên thế giới về Fintech. Đến nay FCA đã phối hợp với 11 cơ quan tài chính và các tổ chức có liên quan trên thế giới thành lập Mạng lưới Đổi mới Tài chính Tồn cầu (GFIN) qua đó cho phép các cơng ty khởi nghiệp tham gia thử nghiệm các giải pháp Fintech trên quy mô lớn hơn và kết nối với các trung tâm đổi mới sáng tạo Fintech của các quốc gia khác trên thế giới.

Ở khu vực Đông Nam Á, Singapore, Malaysia và Thái Lan là ba quốc gia đầu tiên ban hành Sandbox, trong đó Singapore ban hành tháng 6/2016; Malaysia ban hành tháng 10/2016 và Thái Lan ban hành tháng 12/2016; vào cuối năm 2017, NHTW Indonesia cũng ban hành Sandbox tại quốc gia này.

Tháng 8/2016, Cơ quan Quản lý Tiền tệ Singapore (MAS) đã xây dựng Phịng Thí nghiệm Sáng tạo FinTech. Đến tháng 11/2016, Singapore là quốc gia đầu tiên ở ku vực Châu Á và thứ 2 trên thế giới đã ban hành Hướng dẫn Cơ chế quản lý thử nghiệm Fintech cho các công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực Fintech, trong đó đặt ra mục tiêu và các nguyên tắc hướng dẫn cho các tổ chức tài chính đăng ký cung ứng dịch vụ Fintech sáng tạo.

Việc MAS ban hành Hướng dẫn Cơ chế quản lý thử nghiệm trong lĩnh vực Fintech đã tạo ra một môi trường pháp lý thuận lợi cho các công ty vào cơ sở hạ tầng tài chính và thu hút, trọng dụng nhân tài. Đồng thời, việc áp dụng cơ chế quản lý thử nghiệm cho Fintech giúp thị trường tài chính Singapore trở thành một trong những hệ

sinh thái Fintech và thị trường tài chính năng động, phù hợp mục tiêu của Chính phủ Singapore là biến nước này thành Trung tâm đổi mới – sáng tạo hàng đầu thế giới (tháng 2/2016, trong một nghiên cứu được ủy quyền bởi Chính phủ Anh, Ernst & Young LLP đã xếp hạng Singapore đứng thứ 4 trong số các trung tâm Fintech toàn cầu).

1.4.4. Kinh nghiệm thúc đẩy Chuyển đổi số của một số nước trên thếgiới

Một phần của tài liệu THÚC ĐẨY CHUYỂN ĐỔI SỐ NỀN KINH TẾ TẠI VIỆT NAM: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP. (Trang 35 - 109)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w