Thương mại điện tử

Một phần của tài liệu THÚC ĐẨY CHUYỂN ĐỔI SỐ NỀN KINH TẾ TẠI VIỆT NAM: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP. (Trang 77 - 80)

CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG CHUYỂN ĐỔI SỐ NỀN KINH TẾ

2.3. Các yếu tố cơ bản tác động đến Chuyển đổi số nền kinh tế

2.3.11. Thương mại điện tử

Dự đốn tốc độ tăng trưởng trung bình giai đoạn 2020-2025 của thương mại điện tử Việt Nam là 29% và tới năm 2025 quy mô ước đạt 52 tỷ USD.

Con số được đưa ra tại Báo cáo chỉ số thương mại điện tử Việt Nam 2021 của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) vừa đưa ra tại sự kiện Diễn đàn.

Theo Báo cáo chỉ số thương mại điện tử Việt Nam 2021 của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM), giai đoạn 2016-2019 tốc độ tăng trưởng trung bình trong lĩnh vực thương mại điện tử của Việt Nam rất cao, đạt khoảng 30%.

Báo cáo cho biết, tốc độ tăng trưởng trung bình của thương mại điện tử giai đoạn 2016-2019 hoảng 30%. Quy mơ thương mại điện tử bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng tăng từ 4 tỷ USD năm 2015 lên khoảng 11,5 tỷ USD năm 2019. Báo cáo dự đoán tốc độ tăng trưởng của năm 2020 tiếp tục duy trì ở mức trên 30% và đạt quy mơ 15 tỷ USD.

Kết quả khảo sát nhanh của VECOM vào tháng 5/2020 tiếp tục được củng cố cho cả năm 2020 và đầu năm 2021, cho biết một mặt các doanh nghiệp đã năng động, thích nghi và quan tâm hơn tới kinh doanh trực tuyến, mặt khác công cồng người tiêu dùng mua săm trực tuyến tăng nhanh.

Kết hợp cả hai yếu tố trên dẫn tới nhiều lĩnh vực kinh doanh trực tuyến duy trì được sự ổn định và tăng trưởng tốt, bao gồm bản lẻ hàng hóa trực tuyến, gọi và và đồ ăn, giải trí trực tuyến, tiếp thị trực tuyến, thanh tốn trực tuyến, đào tạo trực tuyến. Ước tính chung năm 2020 thương mại điện tử nước ta tăng trưởng khoảng

15% và đạt quy mô khoảng 13,2 tỷ USD.

Báo cáo chỉ số thương mại điện tử Việt Nam 2021 của VECOM cũng dẫn báo cáo Thương mại điện tử Đông Nam Á 2020 của Google, Temasek và Bain&Company, thương mại điện tử Việt Nam năm 2020 tăng 16% và đạt quy mơ trên 14 tỷ USD. Trong đó lĩnh vực bán lẻ hàng hóa trực tuyến tăng 46%, gọi xe và đồ ăn cơng nghệ tăng 34%, tiếp thị, giải trí và trị chơi trực tuyến tăng 18%, riêng lĩnh vực du lịch trực tuyến giảm 28%.

Báo cáo này cũng dự đốn tốc độ tăng trưởng trung bình giai đoạn 2020- 2025 là 29% và tới năm 2025 quy mơ thương mại điện tử của Việt Nam có thể đạt 52 tỷ USD.

Báo cáo trên cũng cho biết, trong đại dịch Covid-19 lĩnh vực thanh toán trực tuyến tiếp tục tăng trưởng mạnh. Theo Hội thẻ Ngân hàng VIệt Nam trong 6 tháng đầu năm 2020 các ngân hàng đã phát hành mới tới 10,3 triệu thẻ các loại, nâng tổng số thẻ ở VIệt Nam lên 103,4 triệu. Trong đó, số thẻ quốc tế là 15 triệu và thẻ nội địa là 88,4 triệu. Doanh số thanh toán chi tiêu theo kênh thương mại điện tử sáu tháng đầu năm 2020 tăng trưởng 17%.

Trong đó, doanh số thanh tốn chi tiêu thẻ nội địa theo kênh thương mại điện tử tăng tới 81%. Ngược lại, chi tiêu thẻ quốc tế tại kênh thương mại điện tử giảm 16%. Điều này phản ảnh sự suy giảm mạnh mẽ của du khách quốc tế cũng như khó khăn khi mua hàng trực tuyến từ nước ngoài về Việt Nam.

Trong năm 2020, sản lượng giao dịch thanh toán trực tuyến thẻ nội địa qua hệ thống của Cơng ty Cổ phần Thanh tốn Quốc gia Việt nam (NAPAS) tăng trưởng khá tốt so với năm 2019 với sản lưởng giao dịch tăng khoảng 185% và giá trị giao dịch tăng khoảng 200%.

2.3.12. Đổi mới sáng tạo

Trong Báo cáo 2018 về mức độ sẵn sàng cho tương lai của ngành sản xuất WEF, Việt Nam xếp thứ 48/100 về cấu trúc của nền sản xuất, và thứ 53/100 về Các yếu tố dẫn dắt sản xuất. Trong phân loại các nhóm quốc gia, Việt Nam được xếp vào nhóm Sơ khởi, là những nước có Cấu trúc sản xuất đơn giản và Các yếu tố dẫn dắt sản xuất không mấy thuận lợi, nhưng lại gần sát nhóm Tiềm năng cao. Việc có cấu trúc sản xuất đơn giản nhưng Các yếu tố dẫn dắt sản xuất gần nhóm Tiềm năng

cao có nghĩa là Việt Nam có thể được hưởng lợi từ việc đi sau, khơng bị trói buộc quá lớn vào hệ thống sản xuất hiện có (do ta có cấu trúc sản xuất đơn giản).

Trong sáu yếu tố cấu thành của Yếu tố dẫn dắt sản xuất của Việt Nam, hai yếu tố tốt nhất là Thương mại và Đầu tư toàn cầu, đạt 7,0/10 điểm, xếp hạng 13/100; Môi trường nhu cầu đạt 5,2 điểm, xếp hạng 39/100; hai yếu tố còn kém là Công nghệ và Đổi mới đạt 3,1 điểm, xếp hạng 90/100; Nguồn lực bền vững đạt 4,6 điểm, xếp hạng 87/100.

Chỉ sốĐiểm sốXếp hạng

Cấu trúc

1. Tính phức tạp (điểm 1-10) 4,4 72

2. Quy mô (điểm 1-10) 5,8 17

Yếu tố dẫn dắt

1. Công nghệ và đổi mới (điểm 0-10) 3,1 90

2. Vốn con người (điểm 0-10) 4,5 70

3. Thương mại toàn cầu và Đầu tư (điểm 0-10) 7,0 13

4. Khuôn khổ thể chế (điểm 0-10) 5,0 53

5. Nguồn lực bền vững (điểm 0-10) 4,6 87

6. Môi trường nhu cầu (điểm 0-10) 5,2 39

Bảng 10: Điểm số và thứ hạng các yếu tố cơ bản của Việt Nam

Trong đó, yếu tố Cơng nghệ và đổi mới sáng tạo (ĐMST) được WEF đánh giá theo hai vấn đề: (i) Cơ sở hạ tầng ICT (đánh giá xem cơ sở hạ tầng ICT của một quốc gia/nền kinh tế được sử dụng cho việc áp dụng, thích nghi các cơng nghệ sản xuất có mức độ tiến bộ, an toàn và kết nối là như thế nào); và (ii) Năng lực ĐMST (đánh giá việc ni dưỡng và thương mại hóa các đổi mới sáng tạo có tiềm năng áp dụng trong sản xuất). Trong hai vấn đề này, cơ sở hạ tầng kỹ thuật số của Việt Nam được đánh giá kém hơn, xếp hạng 92/100, còn năng lực đổi mới sáng tạo xếp hạng 77/100, khiến thứ hạng chung của yếu tố công nghệ và đổi mới sáng tạo ở mức thấp là 90/100.

Trong các chỉ số thành phần về năng lực đổi mới sáng tạo, các chỉ số còn kém là chi tiêu cho nghiên cứu và phát triển (R&D) so với GDP (xếp hạng 84/100),

số lượng công bố về khoa học và kỹ thuật (xếp hạng 74/100). Đây là những vấn đề được xác định còn hạn chế của Việt Nam trong nhiều đánh giá như đánh giá về Năng lực đổi mới sáng tạo toàn cầu của WIPO, Năng lực cạnh tranh toàn cầu của WEF.

Một phần của tài liệu THÚC ĐẨY CHUYỂN ĐỔI SỐ NỀN KINH TẾ TẠI VIỆT NAM: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP. (Trang 77 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w