hàng thương mại
1.3.1. Nhân tố chủ quan
Nguồn lực tài chính: Để xây dựng, phát triển và đưa vào vận hành hệ thống dịch vụ NHĐT đòi hỏi phải đầu tư nguồn vốn lớn, trong đó chi phí vốn cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ thơng tin là hết sức cần thiết và mang tính quyết định cho khả năng phát triển dịch vụ NHĐT của mỗi ngân hàng. Việc đầu tư vốn xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin tùy thuộc vào quy mơ và khả năng tài chính của mỗi ngân hàng. Đó là khó khăn đầu tiên trong việc hoạch định chiến lược xây dựng và
phát triển dịch vụ NHĐT và ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của dịch vụ NHĐT mà ngân hàng sẽ cung cấp sau này.
Chất lượng nguồn nhân lực: Do đặc thù các sản phẩm NHĐT chứa hàm lượng chất xám cao, các hệ thống thanh tốn điện tử địi hỏi một lực lượng lớn lao động được đào tạo tốt về công nghệ thông tin và truyền thông để cung cấp các ứng dụng cần thiết, đáp ứng yêu cầu hỗ trợ và chuyển giao các tri thức kỹ thuật thích hợp. Các kỹ năng để làm việc trên internet, khả năng sử dụng Tiếng Anh - ngôn ngữ căn bản của internet là những yêu cầu căn bản đối với từng cán bộ ngân hàng để nâng cao năng lực phục vụ, tạo ra sự khác biệt so với những ngân hàng khác.
Trong nền kinh tế tri thức, con người luôn được đặt ở trung tâm của sự phát triển, là nhân tố quyết định sự thành công trong bất kỳ hoạt động kinh doanh nào. Các ngân hàng cần phải hiểu rõ tầm quan trọng của việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của ngân hàng mình để từ đó đưa ra chiến lược kinh doanh nói chung và chiến lược phát triển dịch vụ NHĐT nói riêng.
Chính sách của Ngân hàng: Củng cố lịng tin, sự trung thành và cũng khẳng định được thương hiệu của chính ngân hàng đó đối với người sử dụng dịch vụ là một trong những yếu tố quan trọng giúp khách hàng thay đổi nhận thức và tiếp cận với dịch vụ tiềm ẩn nhiều rủi ro này. Là loại sản phẩm thuộc cơng nghệ mới, chính sách của ngân hàng cũng như vai trò marketing và truyền thơng về cơng dụng, tính an tồn, tiện ích và sự phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế đóng một vai trị quan trọng, giúp cho người dân có một cái nhìn và sự hiểu biết tồn diện về loại hình dịch vụ này. Mạng lưới kênh phân phối: Việc xây dựng mạng lưới hoạt động phù hợp sẽ có ý nghĩa rất lớn đối với hoạt động kinh doanh của NHTM. Với mạng lưới hoạt động rộng khắp, các ngân hàng có thể phát huy tối đa việc phân phối dịch vụ NHĐT. Mạng lưới hoạt động sẽ được mở rộng thêm khi ngân hàng sử dụng các phương tiện cung ứng dịch vụ NHĐT như ATM, hệ thống điểm chấp nhận thanh toán thẻ POS, Internet. Việc đầu tư vào các trang thiết bị để phát triển dịch vụ NHĐT chắc chắn sẽ giúp các ngân hàng đạt được những lợi ích kinh tế nhất định.
Quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh Dịch vụ ngân hàng điện tử: Việc phát triển dịch vụ NHĐT phải đi đơi với việc phịng ngừa rủi ro. Do đó, việc quản trị rủi ro phải gắn liền với quá trình phát triển, hoạt động của NHĐT, là quá trình đổi mới phương pháp quản lý, quản trị ngân hàng, hệ thống bộ máy tổ chức và cơ cấu hoạt động, quản trị rủi ro, kiểm sốt và các biện pháp phịng ngừa.
Việc giao dịch trên các phương tiện thơng tin điện tử địi hỏi cao về bảo mật và an toàn. Khi tương tác với các phương tiện điện tử như điện thoại, internet, máy rút tiền tự động ... nhiều khách hàng lo sợ thông tin dễ bị đánh cắp như mã số tài khoản cá nhân, mật khẩu ... Điều lo sợ đó là có căn cứ, vì số vụ tấn cơng vào internet hay các vụ làm và sử dụng thẻ giả rút tiền của người khác ngày càng gia tăng bởi nhiều thủ đoạn của tin tặc như bẻ mật khẩu, tạo virus máy tính, dập thẻ giả vì một số thẻ có chức năng mã vạch từ dễ bị làm giả,v.v... do đó cần có hệ thống an ninh điện tử để đảm bảo an toàn cho ngân hàng cũng như khách hàng khi sử dụng như: phần mềm mã khóa, phần mềm diệt virus được cập nhật thường xuyên và tự động, chữ ký điện tử,v.v ... Điều đó địi hỏi mỗi ngân hàng phải có bộ phận tin học giỏi, có khả năng quản trị và phịng ngừa rủi ro
1.3.2. Nhân tố khách quan
Môi trường pháp lý: Dịch vụ ngân hàng điện tử với việc sử dụng công nghệ mới địi hỏi khn khổ pháp lý mới. Các Dịch vụ ngân hàng điện tử chỉ có thể triển khai được hiệu quả và an tồn khi các dịch vụ này được cơng nhận về mặt pháp lý.
Văn bản đầu tiên điều chỉnh chuyên sâu về lĩnh vực này là Luật giao dịch điện tử số 51/2005/QH11 được Quốc hội ban hành ngày 29 tháng 11 năm 2005, đặt nền tảng pháp lý cơ bản cho các giao dịch điện tử trong xã hội qua việc thừa nhận giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu và quy định về chữ ký điện tử. Năm 2006 Quốc hội ban hành Luật công nghệ thông tin quy định tổng thể về hoạt động ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin, các biện pháp đảm bảo và phát triển công nghệ thông tin, quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin.
Việc ra đời của Luật giao dịch điện tử và Luật công nghệ thông tin đã tạo cơ sở để Chính phủ và các Bộ ngành ban hành các văn bản dưới Luật điều chỉnh những lĩnh vực cụ thể của giao dịch điện tử. Từ năm 2006 đến nay, bảy văn bản cấp nghị định đã được ban hành, bao gồm: Nghị định về thương mại điện tử, Nghị định về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số, Nghị định về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính, Nghị định về giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng, Nghị định về ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước, Nghị định về chống thư rác, Nghị định về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và cung cấp thông tin điện tử trên internet. Các Bộ ngành cũng đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn chi tiết triển khai các Nghị định trên.
Bên cạnh đó, khung chế tài cho việc xử lý vi phạm hành chính liên quan đến ứng dụng thương mại điện tử và công nghệ thông tin cũng dần được hoàn thiện với Nghị định số 63/2007/NĐ-CP ban hành năm 2007 quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực cơng nghệ thơng tin, Nghị định số 06/2008/NĐ-CP năm 2008 về xử phạt hành chính trong lĩnh vực thương mại và Nghị định số 28/2009/NĐ-CP năm 2009 quy định việc xử phạt hành chính trong lĩnh vực quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và cung cấp thông tin điện tử trên internet. Năm 2009, Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của bộ luật hình sự, bổ sung thêm một số tội danh và nâng cao hình phạt đối với tội phạm sử dụng cơng nghệ cao, trong đó có tội phạm trong lĩnh vực thương mại điện tử.
Môi trường Kinh tế - Xã hội: Nền kinh tế - xã hội phát triển đến một mức độ nhất định đòi hỏi ngành ngân hàng phải thay đổi dần phương thức giao dịch từ truyền thống sang hiện đại. Và dịch vụ NHĐT ra đời là tất yếu khách quan trong tiến trình phát triển của hoạt động ngân hàng. Dịch vụ NHĐT được xem như là một trong những tiến bộ trong ngành ngân hàng khi mà nó có thể thay thế cho nhiều hoạt động truyền thống của ngành.
Để có được sự phát triển đó địi hỏi nền kinh tế của quốc gia phải phát triển một cách vượt bậc mới đảm bảo cho sự ra đời của NHĐT. Vì vậy, các yếu tố như tốc
độ phát triển kinh tế xã hội, thay đổi cơ cấu kinh tế, các chính sách và chiến lược phát triển của nền kinh tế quốc gia,v.v ... sẽ làm thay đổi bộ mặt của xã hội, trong đó có mức sống của người dân và những tiến bộ của khoa học cơng nghệ. Ngồi ra, các yếu tố như: lối sống và tập quán sinh hoạt của người dân, trình độ dân trí, tơn giáo; thói quen sử dụng tiền mặt, mức thu nhập của người dân; sự hợp tác của các đơn vị cung cấp dịch vụ,v.v ... cũng tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của dịch vụ NHĐT.