Tình hình đầu tư xây dựng các khu công nghiệp

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư tại các khu công nghiệp của tỉnh Hà Nam. (Trang 36 - 40)

2.1. Tình hình đầu tư tại các khu công nghiệp của tỉnh Hà Nam giai đoạn 2017-

2.1.1. Tình hình đầu tư xây dựng các khu công nghiệp

Dựa trên cơ sở lợi thế của tỉnh Hà Nam về điều kiện vị trí địa lý, kinh tế - xã hội, con người, nhằm phát triển các ngành cơng nghiệp có lợi thế, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp, tỉnh Hà Nam đã tiến hành quy hoạch và xây dựng các KCN tập trung tại các vị trí thuận lợi để thu hút các doanh nghiệp đến đầu tư sản xuất kinh doanh. Hà Nam đã có 08 KCN tập trung được Thủ tướng Chính phủ cho phép thành lập. Đến tháng 6/2019, tỉnh Hà Nam đã có 08KCN/08KCN theo quy hoạch đã được triển khai đầu tư cơ sở hạ tầng (KCN Đồng Văn I, KCN Đồng Văn II, KCN Châu Sơn, KCN Hoà Mạc, KCN hỗ trợ Đồng Văn III giai đoạn I,II, KCN Đồng Văn IV, KCN Thanh Liêm giai đoạn I,II, KCN Thái Hà) cơ bản đồng bộ trên diện tích 2.143 ha, trong đó diện tích đất công nghiệp là 1.534 ha.

KCN Đồng Văn I là KCN đầu tiên ở Hà Nam nằm trên địa phận thị trấn Đồng Văn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam cách trung tâm Thủ đô Hà Nội 40 km; cách Sân bay quốc tế Nội Bài 70 km; cách cảng biển Hải Phòng 90 km. KCN Đồng Văn I nằm trong khu vực có cảnh quan đẹp, địa hình KCN bằng phẳng, nằm giáp các tuyến đường quan trọng như Quốc lộ 1A từ Hà Nội qua Hà Nam đi vào các tỉnh Miền Trung, tuyến Đường Quốc lô 38 đi Hưng Yên, cao tốc cầu rẽ Ninh Bình... và được đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật như: đường giao thơng, hệ thống thốt nước mưa, nước thải, hệ thống điện... ngoài ra trong KCN được cung cấp đầy đủ dịch vụ về Ngân hàng, Bưu chính viễn thơng, trung tâm khám sức khỏe. Chính vì vậy KCN đã được

các doanh nghiệp trong và ngồi nước vào đầu tư nhanh chóng. KCN Đồng Văn I có tổng diện tích là 221 ha, trong đó các ngành nghề sản xuất như : sản xuất hóa-mỹ phẩm, cơ khí, dệt may, sản xuất thức ăn chăn nuôi, sản xuất đồ trang sức mỹ nghệ, mỹ ký, chế biến nông sản, chế tạo các thiết bị đèn Led....

KCN Đồng Văn II có Quyết định thành lập tại Văn bản số: 313/TTg- CN, ngày 21/02/2005 do Công ty cổ phần phát triển Hà Nam làm chủ đầu tư , được quy hoạch nằm cạnh KCN Đồng Văn I cũng đã được đầu tư xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng kỹ thuật có tổng diện tích là 321 ha, với các ngành nghề như: sản xuất các linh kiện điện tử, thức ăn chăn nuôi, dệt nhuộm, sản xuất các linh kiện nhựa, sản phẩm nhựa, Sx khóa và ổ chìa khóa, SX dây dẫn điện sử dụng trong ôtô, xe máy....

KCN Đồng Văn III thuộc phường Hồng Đơng, phường Tiên Nội, phường Đồng Văn – thị xã Duy Tiên – tỉnh Hà Nam; chủ đầu tư là Công ty cổ phần đầu tư phát triển hạ tầng KCN Đồng Văn III (300ha), Công ty cổ phần phát triển Hà Nam (223ha). Phần lớn diện tích của KCN này dành riêng cho các nhà đầu tư Nhật Bản, còn lại là các nhà đầu tư Đài Loan, trong nước với các ngành nghề: điện, điện tử, cơ khí…

KCN Đồng Văn IV có diện tích quy hoạch 300ha, thuộc xã Đại Cương, xã Đồng Hoá và thị trấn Nhật Tân – huyện Kim Bảng – tỉnh Hà Nam. Chủ đầu tư của KCN này là Tổng công ty Viglecera – CTCP. Các doanh nghiệp chủ yếu ở KCN này là doanh nghiệp Hàn Quốc, Đài Loan và trong nước với các ngành nghề: thức ăn gia súc, thực phẩm, điện tử…

KCN Hòa Mạc được Chính phủ cho phép thành lập tại Văn bản số: 2003/TTg- CN, ngày25/01/2007 với Quy mô 203 ha. Trong đó diện tích giai đoạn I là 131ha do Cơng ty TNHH quản lý và khai thác KCN Hịa Mạc (Thuộc tập đồn Hòa Phát) làm chủ đầu tư. KCN Hòa Mạc nằm tại thị trấn Hòa Mạc – huyện Duy Tiên – tỉnh Hà Nam cách trung tâm Thủ đô Hà Nội: 60 km; cách Sân bay quốc tế Nội Bài 85 km; cách cảng biển Hải Phòng 100 km. Cơ sở hạ tầng đã được xây dựng đồng bộ, với các ngành nghề như sản xuất dao cạo râu, sản xuất, lắp ráp linh kiện điện tử, sản xuất pin, sản xuất thức ăn chăn nuôi, may mặc, sản xuất trang sức mỹ nghệ cao cấp....

KCN Châu Sơn được Chính phủ cho phép thành lập tại Quyết định số: 1107/QĐ-TTg, ngày 21/8/2006 có tổng diện tích 324 ha. Trong đó diện tích giai đoạn I là do Công ty PTHT các KCN thuộc Ban quản lý các KCN Hà Nam làm chủ đầu tư, Giai đoạn II với diện tích 115 ha do Cơng ty cổ phần phát triển hạ tầng Vĩnh Phúc

Năm 2017Năm 2018Năm 2019Năm 2020Năm 2021 278 461 414 440 486 TỔNG SỐ LƯỢNG DỰ ÁN

làm chủ đầu tư. KCN Châu Sơn nằm trên địa bàn thành phố Phủ Lý tỉnh Hà Nam cách trung tâm Thủ đô Hà Nội 55 km; cách Sân bay quốc tế Nội Bài 85 km; cách cảng biển Hải Phòng 135 km, cách cảng Cái Lân – Quảng Ninh 150Km. Khởi công từ năm 2006, đến nay, cơ sở hạ tầng đang được xây dựng, đã có các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến thuê đất để xây dựng nhà máy, với các ngành nghề sản xuất như: sản xuất hàng may mặc, sản xuát bao bì nhựa, sản xuất thức ăn chăn ni, sản xuất đồ chơi trẻ em.

KCN Thanh Liêm với diện tích quy hoạch 293ha, nằm tại thị trấn Kiện Khê, xã Thanh Thuỷ, huyên Thanh Liêm và phường Thanh Tuyền thành phố Phủ Lý. Chủ đầu tư của KCN này là Công ty cổ phần bất động sản Capella. Các doanh nghiệp chủ yếu ở KCN này là các doanh nghiệp trong nước với các ngành nghề: đồ uống, thực phẩm, cơ khí, điện tử…

KCN Thái Hà nằm tại xã Chân Lý, Trần Hưng Đạo, Bắc Lý, huyện Lý Nhân với tổng diện tích quy hoạch là 200ha; chủ đầu tư của KCN này là Công ty cổ phần đầu tư KCN và đơ thị Thái Hà.

Luỹ kế đến tháng 12/2021, đã có 406/486 dự án đi vào hoạt động, các doanh nghiệp đã thực hiện đầu tư xây dựng lắp đặt máy móc thiết bị theo đúng tiến độ, đảm bảo theo đúng quy hoạch đã được phê duyệt, 80 dự án còn lại đang trong quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng. Vốn đầu tư thực hiện của các doanh nghiệp KCN ước tính đạt 800 tỷ đồng và 350 triệu USD.

Hình 2.1. Số lượng dự án đầu tư tại các KCN tỉnh Hà Nam giai đoạn 2017-2021

Từ năm 2017 đến hết tháng 12/2021, các KCN của tỉnh đã thu hút được 262 dự án đầu tư, trong đó có 175 dự án FDI và 87 dự án trong nước với tổng vốn đầu tư đăng ký là 2.307 triệu USD và 16.092 tỷ đồng với tổng diện tích đất là 564 ha; nâng tổng số lượng dự án đầu tư trong và ngoài nước năm 2021 lên 486 dự án, tăng 10,5% so với năm 2020, tăng 11,7% so với năm 2019.

Tình hình thu hút đầu tư cụ thể qua các năm như sau:

Bảng 2.1. Tình hình thu hút đầu tư tại KCN (2016-2021)

Năm Số dự án đầu Dự án FDI Dự án trong nước Vốn FDI (triệu USD) Vốn trong nước (tỷ VNĐ) Diện tích (ha) 2016 33 26 7 590.8 4925.3 86.053 2017 35 17 18 79.1 2830.5 51.95 2018 62 41 21 326.6 1770.6 112.38 2019 74 55 19 699.442 2601.96 164.22 2020 45 30 15 548.463 2033.66 112.38 2021 34 19 15 386.958 9405.326 110 Tổng từ 2016 – 2021 283 188 95 2631.363 23567.346 636.98

(Nguồn: Ban quản lý các KCN tỉnh Hà Nam)

Do tình hình dịch Covid 19 ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế trong và ngoài nước, số lượng các dự án đầu tư thu hút trong năm 2020 và 2021 giảm so với năm 2019. Trong năm 2021, các KCN của tỉnh đã thu hút thêm được 34 dự án đăng ký mới trong đó có 19 dự án FDI và 15 dự án đầu tư trong nước, điều chỉnh 170 lượt dự án (25 lượt điều chỉnh vốn đầu tư), với tổng vốn đầu tư cấp mới và tăng thêm là 386,958 triệu USD và 9.405,326 tỷ đồng; nâng tổng số dự án trong các KCN lên

thành 486 dự án đầu tư, trong đó có 298 dự án FDI và 188 dự án trong nước với tổng vốn đầu tư đăng ký là 4.256,48 triệu USD và 39.015,16 tỷ đồng.

Toàn bộ 19 dự án FDI thu hút được trong năm 2021 đều là của các nhà đầu tư khu vực Châu Á (trong đó có 05 dự án Hàn Quốc, 07 dự án Nhật Bản, 06 dự án Đài Loan, 01 dự án Trung Quốc), luỹ kế đến tháng 12/2021, có 129 dự án FDI của nhà đầu tư Hàn Quốc, 104 dự án Nhật Bản, 28 dự án Đài Loan, 11 dự án Hồng Kông, 10 dự án Trung Quốc, 05 dự án Mỹ, 04 dự án Australia, 02 dự án của Đức, 02 dự án Singapore, 01 dự án Anh Quốc, 01 dự án Hà Lan, 01 dự án Pháp.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư tại các khu công nghiệp của tỉnh Hà Nam. (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(90 trang)
w