1.2. Tổng quan về khu công nghệ cao
1.2.3. Nội dung thu hút đầu tư vào Khu Công nghệ cao
Điều mà các nhà đầu tư quan tâm nhất khi quyết định chọn địa điểm đầu tư là những ưu đãi, lợi ích mà họ được hưởng trong q trình đầu tư, các vấn đề liên quan đến việc thành lập, triển khai và vận hành dự án. Dựa vào những khía cạnh và nội dụng mà các nhà đầu tư quan tâm, nội dung của hoạt động thu hút đầu tư vào KCNC bao gồm các nội dung sau:
1.2.3.1. Công tác quy hoạch, định hướng phát triển Khu công nghệ cao
Xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển KCNC: Chiến lược phát triển KCNC thể hiện quan điểm mục tiêu định hướng và các chính sách cơ bản để phát triển KCNC trong một khoảng thời gian dài, ít nhất là 10 năm được xây dựng dựa trên cương lĩnh và đường lối phát triển của Đảng và Nhà nước. Để xây dựng Chiến lược phát triển KCNC phải dựa trên cơ sở chiến lược phát triển kinh tế xã hội của quốc gia, của vùng, lãnh thổ, chiến lược phát triển công nghiệp, công nghệ… Quy hoạch phát triển KCNC là một công cụ rất quan trọng trong chính sách KCNC và là một nhân tố quyết định sự thành công hay thất bại của các KCNC trong tương lai. HĐ này là bước cụ thể hóa của chiến lược phát triển KCNC theo thời gian và không
gian nhất định. Ở tầm vĩ mô, qui hoạch tổng thế phát triển KCNC là việc xác định số lượng KCNC, vị trí và qui mơ từng khu, lĩnh vực dự kiến thu hút đầu tư trong từng thời kì nhất định.
1.2.3.2. Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng phát triển Khu công nghệ cao
Xây dựng cơ sở hạ tầng KCNC: Các nhà đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng KCNC sẽ xây dựng cơ sở hạ tầng KCNC. Dựa trên quy hoạch về phát triển KCNC đã được duyệt, các nhà đầu tư này sẽ thuê lại đất của nhà nước, tiến hành xây dựng cơ sở hạ tầng KCNC. Nhà đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng KCNC ngay sau khi xây dựng xong CSHT và sẽ cho các nhà đầu tư thứ cấp khác thuê lại mặt bằng hoặc thuê nhà xưởng có sẵn để họ bắt đầu sản xuất kinh doanh.
CSHT đã được xây dựng đồng bộ và hiện đại chính là lợi thế của KCNC, đã và đang đáp ứng đầy đủ các yêu cầu để tiến hành hoạt động xây dựng nhà xưởng. Các nhà đầu tư thứ cấp sẽ không mất nhiều thời gian vào các cơng việc như: giải phóng và chuẩn bị mặt bằng xây dựng, duy tu và sửa chữa CSHT…cũng như được sử dụng các dịch vụ tiện ích khác. Lợi thế này giúp cho KCNC tăng khả năng cạnh tranh thu hút đầu tư với các khu vực ngoài KCNC.
1.2.3.3. Công tác xúc tiến đầu tư
Mục tiêu thu hút đầu tư vào KCNC là tận dụng nguồn vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý của nước ngoài (đối với dự án FDI) để phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia mình; phát huy tiềm lực KHCN nội tại đối với những dự án trong nước. Tuy nhiên, các mục tiêu trên ở từng giai đoạn phát triển lại có thự tự ưu tiên khác nhau. Như vậy, công việc đầu tiên trong hoạt động thu hút đầu tư của KCNC là phải xác định rõ mục tiêu thu hút đầu tư: bao gồm những mục tiêu nào, mức độ ưu tiên giữa các mục tiêu, đâu là mục tiêu chính, đâu là mục tiêu thứ yếu. Việc xác định mục tiêu thu hút đầu tư là cơng việc mang tính định hướng cho cơng tác thu hút đầu tư, là căn cứ để xét duyệt các dự án đầu tư, tránh tình trạng thu hút đầu tư một cách tràn lan.
Mơi trường đầu tư là các điều kiện, các yếu tố về kinh tế, xã hội, pháp lý, tài chính, hạ tầng cơ sở và các yếu tố liên quan khác mà trong đó các q trình HĐ đầu tư được tiến hành. Mơi trường đầu tư có thể được chia ra thành môi trường cứng và môi trường mềm. Môi trường cứng liên quan đến các yếu tố thuộc CSHT kĩ thuật
phục vụ cho việc phát triển kinh tế bao gồm: CSHT giao thông (đường xá, sân bay, cảng biển…), CSHT công nghệ thông tin, năng lượng…Môi trường mềm bao gồm các yếu tố liên quan đến: thủ tục hành chính, pháp lý liên quan đến hoạt động đầu tư, hệ thống dịch vụ tài chính - ngân hàng, lao động, các yếu tố của nền kinh tế, văn hóa - xã hội…
Tác động trực tiếp đến mọi HĐ đầu tư của nhà đầu tư chính là nhân tố mơi trường đầu tư. Mọi HĐ đầu tư suy cho cùng là để thu lợi nhuận. Vì vậy, mơi trường có hiệu quả đầu tư cao, mức độ rủi ro thấp chính là mơi trường đầu tư hấp hẫn. Điều này lại phải chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố như: chính sách, cơ chế ưu đãi đầu tư của các KCNC, …Các nhân tố trên có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau và có ảnh hưởng lớn đến quyết định đầu tư của các nhà đầu tư. Chính vì vậy, cơng việc mang tính then chốt trong hoạt động thu hút đầu tư chính là cơng việc xây dựng và hồn thiện mơi trường đầu tư.
* Xây dựng mục tiêu, lĩnh vực thu hút đầu tư
Phụ thuộc vào thời điểm, các Ban quản lý KCNC sẽ sắp xếp các ngành theo thứ tự ưu tiên trong việc thu hút đầu tư. Luật Công nghệ cao đề xuất các lĩnh vực CNC ưu tiên thu hút đầu tư trong điều kiện phát triển kinh tế và KHCN của Việt Nam như hiện nay:
- CNTT, công nghệ phần mềm tin học;
- CNSH phục vụ nông nghiệp, thủy sản và y tế;
- Cơng nghệ vi điện tử, cơ khí chính xác, cơ - điện tử, quang - điện tử và tự động hóa;
- Cơng nghệ vật liệu mới, cơng nghệ nano;
- Công nghệ môi trường, công nghệ năng lượng mới; - Một số công nghệ đặc biệt khác.
Đây cũng là những lĩnh vực đã được xác định trong các văn bản của Đảng và Nhà nước, cũng như đã có quá trình phát triển và ứng dụng trong thực tiễn ở nước ta. Bên cạnh đó, tùy vào tình hình thực tế, Ban quản lý các KCNC công bố danh mục các dự án cụ thể được khuyến khích đầu tư vào KCNC thuộc các lĩnh vực: sản xuất sản phẩm CNC, dịch vụ CNC và NC&PT như:
- Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm CNC;
- Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, đào tạo nhân lực CNC; - Ươm tạo CNC, doanh nghiệp CNC và xúc tiến thương mại CNC; - Cung cấp các dịch vụ.
Việc xác định lĩnh vực công nghệ nào thuộc lĩnh vực CNC và số lượng các lĩnh vực này là bao nhiêu phụ thuộc vào xu thế chung phát triển kinh tế và KH&CN thế giới, đồng thời phụ thuộc vào nhu cầu phát triển của từng quốc gia, số lượng này thay đổi theo thời gian. Đại đa số các nước lựa chọn từ 3 đến 11 lĩnh vực, ví dụ như: Hoa Kỳ (11 lĩnh vực), Nhật Bản, Trung Quốc (10 lĩnh vực), Đức (6 lĩnh vực).
* Xây dựng kế hoạch và tổ chức các hoạt động XTĐT vào Khu CNC
Xúc tiến đầu tư vào KCNC là một hoạt động quan trọng nhằm giới thiệu, quảng bá về KCNC, các dự án tiếp nhận đầu tư trong KCNC, cung cấp các thông tin liên quan đến các dịch vụ đầu tư cho các nhà đầu tư. Nội dung chính của hoạt động XTĐT vào KCNC bao gồm các công việc cụ thể sau:
- Thành lập các cơ quan chuyên trách về XTĐT vào KCNC ở các cấp. Việc thành lập các cơ quan chuyên trách về XTĐT vào KCNC là rất cần thiết,
đảm bảo được năng lực, hiệu quả và sự chuyên nghiệp trong hoạt động XTĐT. Hiện nay, các KCNC đang tận dung kênh đại diện KHCN của Bộ KHCN ở các nước để XTĐT các doanh nghiệp nước ngoài.
- Xây dựng danh mục thu hút đầu tư vào KCNC. Danh mục này cho biết các
ngành nghề, các lĩnh vực trong KCNC được Chính phủ và Ban quản lý các KCNC khuyến khích đầu tư, khơng khuyến khích đầu tư hay cấm đầu tư. Dựa trên danh mục này, các nhà đầu tư sẽ lựa chọn các ngành nghề, lĩnh vực đầu tư thích hợp với mình. Ngồi ra, danh mục này cũng nhằm đảm bảo thực hiện được các mục tiêu thu hút đầu tư của Ban Quản lý.
-Xây dựng kế hoạch và tổ chức các chương trình XTĐT. Bám sát các chương
trình, kế hoạch XTĐT của các Bộ, ngành trong nước; Hiệp hội các KCNC Châu Á, Hiệp hội các KCNC thế giới nhằm xây dựng xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình XTĐT đa dạng như: tổ chức các diễn đàn XTĐT kết hợp với các chuyến thăm cấp cao của các nhà lãnh đạo đứng đầu nhà nước, tổ chức hội thảo giới thiệu về cơ hội đầu tư ở trong và ngoài nước, xây dựng các trang thông tin chuyên
về hoạt động XTĐT, phát hành các ấn bản về đầu tư giới thiệu về: sức hấp dẫn của môi trường đầu tư, các thành tựu đã đạt được, các chính sách ưu đãi đầu tư...Để hoạt động này đạt hiệu quả cao thì cần có một chiến lược về XTĐT, sự hợp tác giữa các cơ quan của Chính phủ, các bộ ngành, địa phương và của từng KCNC.
* Thanh tra, kiểm tra hoạt động thu hút đầu tư:
Đây là một nội dung quan trọng của quản lý thu hút đầu tư vào Khu Công nghệ cao. Công tác này nhằm đảm bảo hoạt động thu hút đầu tư và hoạt động đầu tư được thực hiện đúng quy định của pháp luật, các chính sách liên quan của Nhà nước.
1.2.3.4. Các chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư
Hệ thống biện pháp ưu đãi về kinh tế cũng là một yếu tố quan trọng để tạo ra lợi thế thu hút đầu tư vào KCNC. Hệ thống biện pháp này phải thể hiện được tính cạnh tranh so với những khu vực ngồi KCNC và phải được thể chế hóa về mặt pháp lý. Mục tiêu cao nhất của các nhà đầu tư là lợi nhuận. Có nhiều yếu tố tác động đến lợi nhuận của doanh nghiệp, song yếu tố tác động trực tiếp nhất là các loại thuế như thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngồi, thuế xuất nhập khẩu. Như vậy, chính sách ưu đãi của Nhà nước cũng chủ yếu tập trung vào các loại thuế này.
- Xây dựng cơ chế đầu tư và tổ chức quản lý KCNC: Quản lý nhà nước đối
với KCNC cần phải có sự phân chia rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn giữa các cơ quản quản lý nhằm làm cho bộ máy đó vận hành một cách thơng suốt để quản lý hiệu quả đối với hoạt động của KCNC. Bộ máy tổ chức quản lý KCNC cần phải gọn nhẹ, tinh giảm, hạn chế đến mức thấp nhất tệ quan liêu, giấy tờ, phiền nhiễu và tránh tình trạng cơ quan nhà nước can thiệp trực tiếp vào công việc của chủ đầu tư.
- Xây dựng cơ chế đầu tư hiệu quả, thơng thống và nhanh gọn: Cơ chế đầu
tư chủ yếu liên quan đến công tác: thẩm tra dự án, cấp mới, điều chỉnh, thu hồi các loại giấy chứng nhận đầu tư.
- Xây dựng chính sách pháp luật đối với KCNC: Chính sách và pháp luật đối
với KCNC chính là cơng cụ quản lý KCNC của nhà nước và là cơ sở pháp lý bảo đảm cho hoạt động của nhà đầu tư. Việc xây dựng chính sách pháp luật đối với KCNC vừa phải đảm bảo sự thông thống, khuyến khích được các nhà đầu tư. Một
hệ thống pháp luật có tính pháp lý cao, các thủ tục hành chính đơn giản, nhanh gọn sẽ là nhân tố hấp dẫn các nhà đầu tư.
1.2.3.5. Cơng tác cải cách hành chính trong thu hút đầu tư
Xác định cải cách hành chính, đặc biệt là cải cách thủ tục hành chính là chìa khóa quan trọng để “mở cửa” thu hút đầu tư FDI. Cơng tác cải cách hành chính trong thu hút đầu tư là một trong những ưu tiên hàng đầu, là khâu đột phá trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội tại các khu cơng nghệ. Cải cách hành chính trong thu hút đầu tư tạo mơi trường, hành lang thơng thống trong thu hút đầu tư, hỗ trợ tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp phát triển dự án đầu tư, sản xuất, kinh doanh hiệu quả, góp phần đưa kinh tế - xã hội ngày càng phát triển.
Nhờ thông tin minh bạch, thủ tục đầu tư thơng thống, thực hiện tốt cơ chế “một cửa” và “một cửa liên thông” đã tạo sức hút mạnh mẽ thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đến từ quốc gia và vùng lãnh thổ Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Đài Loan (Trung Quốc), Hồng Kông (Trung Quốc), Slovakia, Italia…; các Tập đồn, Tổng cơng ty lớn trong nước như FLC, Vingroup, Sun Group, Sông Hồng Thủ Đô, TH True milk... đến tìm hiểu cơ hội đầu tư tại các khu công nghệ.