Biểu hiện của thiếu khả năng làm chủ bản thân Jason L., chuyên gia tư vấn công nghệ thông tin

Một phần của tài liệu Ebook Thông minh cảm xúc 2.0 - Nâng cao EQ để hạnh phúc & thành công: Phần 1 (Trang 36 - 38)

Jason L., chuyên gia tư vấn công nghệ thông tin

Điểm làm chủ bản thân = 59 Đồng sự nói gì về anh:

“Trong những tình huống căng thẳng hoặc khi có vấn đề xảy ra, Jason thường phản ứng quá nóng vội, quá gay gắt hoặc không đúng chỗ. Giá như Jason dành thời gian để bình tâm và chậm lại một chút trước khi phản ứng. Anh ấy quá cảm tính. Tôi đã chứng kiến các đồng nghiệp của anh cư xử đầy hoài nghi bởi cái cách anh giao tiếp với họ. Jason là người tốt nhưng có thể trở nên hốt hoảng khi bị căng thẳng. Phản ứng của anh khiến những đồng sự phiền lòng.”

“Jason cần chú ý hơn về những lời nói bộc phát, và phải biết những chuyện như vậy ảnh hưởng như thế nào đối với khách hàng lẫn đồng nghiệp. Anh ấy không phải là người xấu tính; anh cũng rất quan tâm đến người khác nhưng vẫn có những câu nói lỡ lời – anh phải suy nghĩ thấu đáo trước khi để cho cảm xúc bộc phát. Khi anh ấy căng thẳng, vấn đề này càng xảy ra thường xuyên hơn… Như người ta thường nói, đừng để giận mất khôn.”

“Jason để cho cảm xúc điều khiển hành vi của anh. Đôi khi anh ấy hành động và phát ngôn quá vội vàng. Giá như anh ấy kiên nhẫn một chút để xem sự thể ra sao rồi hẵng phản ứng. Rất nhiều lần mọi việc tự nhiên ổn thỏa hoặc không quá khẩn cấp như anh ấy tưởng, nhưng chưa gì thì anh ấy đã khiến mọi thứ rối tung lên bởi hàng loạt câu nói.”

Mei S., Giám đốc Bán hàng Khu vực Điểm làm chủ bản thân = 61 Đồng sự nói gì về cô:

“Mei không cần phải bộc tuệch đến thế. Nhân viên của cô không cần phải biết đến tận chân tơ kẽ tóc về những khó khăn trong công ty. Nếu có chuyện gì đó khiến cô lo nghĩ, cô cần học cách giữ điều đó trong lòng. Khi cô ấy không vui, cô khiến cả nhóm rầu rĩ theo. Mei có xu hướng bộc lộ sự căng thẳng trong một số tình huống nhất định, và bởi cô là lãnh đạo, nên điều đó gây tác động tiêu cực lên nhóm của cô, nó gây ra sự căng thẳng và cảm xúc tiêu cực hơn là giải tỏa.”

“Mei có vẻ khó lòng mở miệng chúc mừng đồng nghiệp khi họ hoàn thành công việc, giống như cô ấy ganh tị. Cứ như tôi đang ganh đua với

cô ấy chứ không phải cô ấy mong tôi thành công. Tôi nghĩ Mei là một chuyên gia bán hàng tuyệt vời và cô ấy đối xử với khách hàng rất tốt. Tôi mong cô ấy cũng đối xử với nhân viên của mình như thế.”

“Mei cần trở nên chủ động thay vì chỉ biết phản ứng lại. Trong những thời điểm khủng hoảng, cô không nên lộ ra cho mọi người thấy cô căng thẳng như thế nào. Cô ấy cứ chăm chăm vào thành tích cá nhân, thế nên tôi nghĩ cô ấy nghĩ cho bản thân mình quá nhiều. Cô ấy phải đảm nhận một khối lượng lớn công việc khi điều hành đội West Coast, nhưng cô ấy cần kiềm chế cảm xúc của mình khi người khác nêu ra những vấn đề của họ trong các buổi họp.”

Một phần của tài liệu Ebook Thông minh cảm xúc 2.0 - Nâng cao EQ để hạnh phúc & thành công: Phần 1 (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)