Biểu hiện của thiếu nhận thức xã hội Craig C., luật sư

Một phần của tài liệu Ebook Thông minh cảm xúc 2.0 - Nâng cao EQ để hạnh phúc & thành công: Phần 1 (Trang 41 - 43)

Craig C., luật sư

Điểm nhận thức xã hội = 55 Đồng sự nói gì về anh:

“Craig cần làm cho người ta cảm thấy dễ chịu khi đề xuất ý kiến, ngay cả khi anh có những ý tưởng hay hơn. Anh cũng cần tỏ ra kiên nhẫn hơn và phải chấp nhận rằng những kế hoạch của người khác hiệu quả không kém gì của anh, mặc dù chúng không giống nhau. Tôi thấy anh ấy nên tìm hiểu xem người khác đang nghĩ gì và cảm thấy ra sao, đồng thời anh nên xem xét hoàn cảnh trước khi đưa ra ý kiến của mình hoặc đề xuất giải pháp.”

“Craig cần học cách lắng nghe nhiều hơn. Anh nên chú tâm đến những gì người ta nói thay vì mải nghĩ ngợi về những điều anh muốn nói. Ngôn ngữ cơ thể tố cáo rằng anh chẳng buồn nghe, khiến mọi người chẳng ai muốn nói nữa. Tôi cũng ước gì anh ấy diễn đạt ý kiến người khác chính xác hơn.”

“Craig không phải là người hòa nhập với xã hội. Anh ấy quá tập trung vào công việc và đôi khi anh ấy dường như chẳng quan tâm gì đến những chuyện xảy ra với người khác. Khi anh có một ý kiến mới (hoặc ý tưởng lấy từ công ty cũ của anh), anh gặp khó khăn trong việc giải thích những ý tưởng ấy cho các đồng nghiệp để họ chấp nhận chúng. Craig cần học cách lắng nghe người khác bằng đôi tai và cả trái tim. Craig có vẻ như quá giữ vững lập trường và điều này khiến anh khó lòng chấp nhận quan điểm của người khác hay chấp nhận sự đóng góp ý kiến của họ trong quyết định của mình.”

Rachel M., quản lý dự án Điểm nhận thức xã hội = 62 Đồng sự nói gì về cô:

“Trong các buổi họp, Rachel không có khả năng cảm nhận được những ý kiến ngoài chuyên môn. Tâm trạng và cách đề xuất ý tưởng của cô rất rối rắm. Rachel cần học cách hiểu khía cạnh phi chuyên môn, nhân văn của các buổi họp và trở thành người lắng nghe cảm xúc của người khác.” “Rachel thường vạch lá tìm sâu nên không nhìn ra tổng thể vấn đề. Điều này khiến chúng tôi, những người ở quanh cô, nản lòng ghê gớm. Đặc điểm của cô là không bận tâm đến phản ứng của chúng tôi. Cô ấy nên

hỏi một vòng những người tham gia họp hành xem họ có ý kiến gì không, trước khi mọi người trở nên lúng túng với những chi tiết trong dự án của cô. Tốt hơn cả, cô nên bắt đầu bằng việc nói khái quát chủ đề chứ đừng bắt mọi người ngay từ đầu đã đi vào tiểu tiết.”

“Rachel đôi khi bị những suy nghĩ cá nhân và những cuộc trao đổi tay đôi cuốn hút đến mức cô không thật sự lắng nghe những cuộc nói chuyện thẳng thắn hay ngấm ngầm đang diễn ra xung quanh. Điều đó khiến cô làm việc kém hiệu quả bởi cô không tích cực tham gia bàn luận và đánh mất cơ hội tác động đến hướng đi của cuộc họp. Rachel phải học cách xem xét các vấn đề hoặc quan điểm người khác, để cô còn biết cách gây ảnh hưởng, hoặc chí ít, cũng đưa ra nhận xét thẳng thắn về các quan điểm đó. Điều này còn giúp cô biết cách nói chuyện ngắn gọn và có trọng tâm nhất. Người ta có thể mất hứng hoặc bối rối bởi những lời giải thích vòng vo, hoặc họ chẳng hiểu cô muốn nói cái gì.”

Một phần của tài liệu Ebook Thông minh cảm xúc 2.0 - Nâng cao EQ để hạnh phúc & thành công: Phần 1 (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)