0
Tải bản đầy đủ (.docx) (67 trang)

Thống kê số lỗi tại công đoạn may từ 3 tháng đầu năm 2020

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG SƠ ĐỒ CHUỖI GIÁ TRỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT TẠI NHÀ MÁY – CÔNG TY ABC (Trang 40 -44 )

Méo gót

Vệ sinh dơ, dính keo Chỉ dư

Nối chỉ

Dập, gấp biên không đều

Mũ giày bị trầy xước Lót nhăn đùn

Đỉnh gót cao thấp Tổng

26

Theo như bảng thống kê, thành phẩm bị lỗi nhiều nhất là bị méo gót với 313 lỗi (chiếm 31.94% tổng số lỗi), theo sau đó là vệ sinh dơ, dính keo với 197 lỗi (chiếm 20.10% tổng số lỗi).

Theo dữ liệu thống kê của hình 1.9, 4 lỗi chiếm đến 80.76% tổng số lỗi tại công

Hình 1. 9. Biểu đồ Pareto số lỗi ở công đoạn may 3 tháng đầu năm 2020

đoạn may ở tháng đầu năm 2020 là méo gót, vệ sinh dơ, dính keo, chỉ dư và nối chỉ. Trong đó, lỗi méo gót chiếm đến 31.94% là tỷ lệ đáng báo động. Đây chính là những yếu tố chính gây ra lãng phí sản phẩm khuyết tật tại nhà máy công ty ABC, các sản phẩm lỗi này sẽ bị loại bỏ và phải tiến hành sản xuất lại, làm tiêu tốn rất nhiều đến chi phí, ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của công ty.

• Nguyên nhân

27

Hình 1. 10. Biểu đồ xương cá các nguyên nhân dẫn đến khuyết tật sản phẩm

Việc trong thoả thuận hợp đồng có kèm theo các yêu cầu cao về mặt kỹ thuật, thành phẩm sau quá sản xuất sẽ có tỷ lệ mắc các lỗi về kết cấu, kỹ thuật dù là ít hay nhiều. Các đôi giày bị lỗi này có thể xuất hiện ở bất kỳ giai đoạn nào trong suốt quá trình gia công, nhất là ở công đoạn chặt và may mũ giày. Nếu tại mỗi công đoạn mà ở đó công nhân làm việc không đúng với năng lực, hay máy móc thiết bị trục trặc hư hỏng do không được thường xuyên bảo trì thì khả năng cao sẽ xuất hiện sai hỏng dẫn đến lãng phí cho công ty.

Nhóm tác giả sử dụng biểu đồ xương cá 4M để phân tích các nguyên nhân gây ra lỗi sản phẩm nhằm góp phần tìm ra hướng giải quyết vấn đề, khắc phục tình trạng xấu từ gốc rễ, làm giảm lãng phí do sản phẩm lỗi cho công ty ABC.

Yếu tố con người – Man: Trong quá trình chạy trên dây chuyền sản xuất, các sai

sót do nhân công tại chuyền chưa chú ý, không chỉnh lại mép giày dẫn đến bán thành phẩm lọt qua công đoạn may mà chưa được đảm bảo tính cân bằng. Khi tiến hành may sẽ làm lệch biên giày, ảnh hưởng đến tính thẩm mĩ của giày. Sản phẩm sau khi hoàn tất không được bảo quản chu đáo, bụi bẩn có thể bám vào giày hoặc trong quá trình sản xuất vẫn còn dính keo nhưng nhân công không phát hiện.

Yếu tố phương pháp – Method: Việc căn chỉnh trong khâu thiết kế bị thiếu sót và

không được điều chỉnh kịp thời dẫn đến gót giày bị méo, sai thiết kế ban đầu, không đúng chất lượng nên những thành phẩm này sẽ bị loại bỏ, gây ra lãng phí.

28

Yếu tố nguyên vật liệu – Material: Nguyên vật liệu đầu vào không chất lượng sẽ khiến các thành phẩm sau khi làm ra cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Các loại vải và nhựa kém chất lượng dễ bị tác động từ ngoại cảnh, làm biến dạng, trầy xước giày khi va quẹt nhẹ. Chất liệu để làm tấm lót giày cũng là vấn đề được khách hàng rất quan tâm.

Yếu tố máy móc thiết bị – Machine: Các máy may ở công đoạn may quyết định

phần lớn chất lượng khi khách hàng sẽ nhìn thấy đường may đầu tiên khi cầm đôi giày để kiểm tra. Các lỗi như dư chỉ hay đường chỉ rố, những sản phẩm này nếu tuông ra thị trường sẽ khiến trải nghiệm của khách hàng cảm thấy không hài lòng, ảnh hưởng đến uy tín công ty. Còn nếu phát hiện trước khi đưa lên kệ thì những đôi giày này sẽ bị loại bỏ,dẫn đến lãng phí không nhỏ.

Vì khách hàng rất khó tính trong việc đảm bảo chất lượng sản phẩm nhận được, nên từng đường kim mũi chỉ, kiểu dáng, hay quá trình bảo quản cũng được họ đưa lên làm tiêu chí hàng đầu trong hợp đồng giữa đôi bên.

1.4.3. Lãng phí do chờ đợi

Lãng phí do chờ đợi xuất phát từ vấn đề thiếu vật tư. Tại nhà máy áp dụng phương thức sản xuất đẩy nên không xảy ra tình trạng công đoạn sau chờ công đoạn trước. Đối với trường hợp thiếu vật tư, bộ phận kế hoạch sẽ chuyển sang sản xuất mã giày khác hoặc cho công nhân nghỉ để chờ vật tư về. Các trường hợp vật tư về trễ do không mua được vật tư, bộ phận đầu vào lập kế hoạch bổ sung vật tư trễ hoặc do quá trình vận chuyển gặp trục trặc. Thời gian vật tư về kho nhà máy trễ không quá 1 ngày so với kế hoạch.

Thành phẩm được tạo ra sau khi nguyên vật liệu trải qua nhiều công đoạn khác nhau từ chặt, lạng, in ép, đồng bộ, may, gò, kiểm tra, đóng gói.

Nguyên vật liệu lấy ra từ tổng kho sau khi được đo đếm sẽ chuyển đến bộ phận chặt, tại đây lượng vật tư này phải chờ đợi một thời gian trước khi được đưa vào chặt do tiến độ làm việc tại các bộ phận sau đó chưa phù hợp. Việc sắp xếp thời gian làm việc của các công đoạn không nhất quán, thiếu tính toán đã dẫn đến các máy móc thiết bị ở các công đoạn sau phải chờ đợi dù đã hoàn thành công việc, tiêu tốn thời gian và nhiên liệu vận hành máy.

• Hiện trạng

29

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG SƠ ĐỒ CHUỖI GIÁ TRỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT TẠI NHÀ MÁY – CÔNG TY ABC (Trang 40 -44 )

×