Tình hình lao động và việc làm của các hộ dân đã điều tra

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác bồi thường giải phóng mặt bằng và tác động đến đời sống người dân trong dự án đường hồ núi cốc đoạn qua xã phúc xuân, thành phố thái nguyên (Trang 64 - 78)

STT Thành phần nghề nghiệp Trước dự án Sau dự án Số lao động Tỉ lệ % Số lao động Tỉ lệ % I Số hộ điều tra 40 100 40 100

II Số người trong độ tuổi lao động 80 100 80 100

2 Lao động nông nghiệp 33 41,25 20 25

3 Buôn bán 13 16,25 16 20

4 Làm thuê 16 20 21 26,25

5 Công nhân trong các nhà máy 8 10 13 16,25

6 Công nhân viên chức, cán bộ 4 5 4 5

7 Hưu trí, không còn khả năng lao động

6 7,5 6 7,5

(Nguồn: Số liệu điều tra)

Nhìn chung, cả trước và sau dự án thì số lao động nông nghiệp vẫn chiếm nhiều nhất lần lượt là 41,25% và 25% tuy nhiên so với trước khi triển khai dự án thì sau dự án thì số lao động này đã giảm xuống đáng kể, cụ thể là gần 1 nửa số lao động nông nghiệp đã giảm và phân bổ sang các ngành nghề khác như buôn bán, công nhân trong các nhà máy hay làm thuê. Số công nhân viên chức, cán bộ và hưu trí không chịu nhiều về sự ảnh hưởng trực tiếp tới nghề nghiệp của dự án nên không có sự thay đổi.

4.3.2.Đánh giá chung về tình trạng cuộc sống hiện tại so với trước khi có dự án dự án

Bảng 4.14. Đánh giá chung về tình trạng cuộc sống hiện tại so với trước khi có dự án

STT Mức thu nhập Số lượng (hộ) Tỷ lệ

(%)

1 Có thu nhập tốt hơn trước 4 10

2 Có thu nhập như cũ 18 45

3 Có thu nhập kém đi 18 45

Tổng 40 100

(Nguồn: Số liệu điều tra)

Qua bảng 4.14 ta thấy được số hộ đánh giá về mức thu nhập kém đi khá cao, những hộ này chủ yếu là nông hộ và thu nhập chủ yếu từ nông nghiệp, chiếm 45% số phiếu.

Bằng với số phiếu đánh giá thu nhập kém đi là 18 phiếu, số hộ có thu nhập như cũ là số hộ có nghề nghiệp ít lien quan đến nông nghiệp hoặc có thể là nông hộ đã tìm được việc làm khắc tốt hơn.

Số hộ có mức thu nhập tốt hơn khá ít với 4 phiếu chiếm tỉ lệ 10%.

Đối với khu vực thực hiện dự án phần đất bị thu hồi, phần lớn người dân đã có cuộc sống khá hơn trước. Tuy nhiên, có một số ít bộ phận người dân gặp khó khăn khi mất đất sản xuất nông nghiệp, hoặc sự ảnh hưởng của thị trường, giá cả của các loại hàng hoá tăng ảnh hưởng đến cuộc sống của họ, không có kinh nghiệm trong công việc mới. Đây cũng là một vấn đề quan trọng cần được giải quyết.

Vấn đề thu nhập và cuộc sống của người dân rất đáng quan tâm, do chủ yếu hộ dân ở đây đều sinh sống chủ yếu bằng nghề nông. Tiền bồi thường chỉ tạm thời giải quyết được trong một thời gian. Về mặt lâu dài, người dân cảm thấy lo sợ vì phần lớn đất canh tác đã bị thu hồi, có thể bị tái nghèo trở lại…

Vì vậy, ngoài việc bồi thường hỗ trợ bằng tiền, Nhà nước cần phải giúp người dân chuyển đổi nghề nghiệp để cho người dân có thể tạo ra thu nhập

khi họ bị mất đất sản xuất để tạo lòng tin, sự hưởng ứng của người dân khi Nhà nước thực hiện công tác bồi thường GPMB.

4.3.3.Tác động đến việc phát triển các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội

Bảng 4.15. Đánh giá về tình hình tiếp cận cơ sở hạ tầng, phúc lợi xã hội của các hộ dân sau khi bị thu hồi đất

STT Chỉ tiêu Kết quả

Tổng số (hộ) Tỷ lệ (%)

1 Số hộ đánh giá tốt hơn 18 45

2 Số hộ đánh giá không thay đổi 9 22,5

3 Số hộ đánh giá kém đi 13 32,5

Tổng số hộ đánh giá 40 100

(Nguồn: Số liệu điều tra)

Đa số các hộ đều đánh giá tốt việc thực hiện dự án và ảnh hưởng của nó tới cuộc sống hiện tại chiếm 45%, những hộ này cảm thấy được đền bù thỏa đáng và được nhà nước hỗ trợ tốt.

Số hộ đánh giá không thay đổi là những hộ chỉ bị thu hồi đất 1 phần và không có ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống hàng ngày, chiếm 9 phiếu với 22,5%.

Số hộ đánh giá kém đi cảm thấy không được đền bù thỏa đáng, những hộ dân mất hết đất và chưa tìm được chỗ ở chiếm 13 phiếu với 20%.

Trên thực tế công tác xây dựng nhà tái định cư còn đang gặp nhiều vướng mắc và tốc độ triển khai chưa cao nên người dân mất đất phải đi thuê nhà để ở khá nhiều.

4.3.4.Tác động đến sự phát triển và điều kiện trong gia đình

Bảng 4.16. Đánh giá về tác động của dự án đến sự phát triển và điều kiện trong gia đình của các hộ dân sau khi bị thu hồi đất

STT Chỉ tiêu Kết quả

Tổng số (hộ) Tỷ lệ (%)

1 Số hộ đánh giá tốt hơn 23 57,5

2 Số hộ đánh giá không thay đổi 11 27,5

3 Số hộ đánh giá kém đi 6 15

Tổng số hộ đánh giá 40 100

(Nguồn: Số liệu điều tra)

Qua bảng 4.16 ta thấy được số hộ đánh giá tốt hơn chiếm đa số, tiếp theo là không thay đổi và kém đi với tỉ lệ phần trăm lần lượt là 57,5%, 27,5% và 15%. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi mối quan hện trong gia đình có thể là do thay đổi chỗ ở, thay đổi mức chi phí sinh hoạt, thay đổi về thu nhập,…

4.3.5.Đánh giá tác động chung đến xã hội của khu vực

-Tích cực:

+Về cơ cấu nghề nghiệp có sựu chuyển đổi khá nhiều, điều này cũng góp phần tạo sự thay đổi tích cực đến xã hội của khu vực.

+ Dự án đường Bắc Sơn khi hoàn thành cùng với việc đưa khu dân số 1 vào sử dụng sẽ góp phần tạo diện mạo một đô thị hiện đại văn minh, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn và tỉnh Thái Nguyên nói chung. Bên cạnh đó, Dự án sẽ góp phần tạo công ăn việc làm và thu nhập ổn định cho hàng ngàn lao động là người địa phương...

-Tiêu cực:

+ Một số hộ dân mất toàn bộ đất cũng như nhà ở gắn bó lâu năm chưa thích nghi được hoàn cảnh mới.

4.4. Thành công, tồn tại và đề xuất phương án giải quyết, rút ra những bài học kinh nghiệm trong công tác bồi thường và giải phóng mặt bằng bài học kinh nghiệm trong công tác bồi thường và giải phóng mặt bằng của dự án

4.4.1. Những thành công

- Nhìn chung việc triển khai dự án đều được nhân dân đồng tình ủng hộ và được các cấp các ngành quan tâm nên cơ bản công tác GPMB đã bám sát được tiến độ đề ra.

- Công tác GPMB được xác định là nhiệm vụ trọng tâm nên luôn được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp từ tỉnh đến xã.

-Trình độ dân trí ngày càng nâng cao, nhất là sự hiểu biết pháp luật, chế độ, chính sách về bồi thường GPMB tạo điều kiện thuận lợi cho việc tuyên truyền, của việc vận động nhân dân trong việc triển khai thực hiện dự án.

- Hội đồng bồi thường GPMB thường xuyên chủ động phối hợp với chủ dự án và các phường, xã làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện bồi thường GPMB. Đôn đốc chủ đầu tư thực hiện công khai quy hoạch đến người dân, kết hợp giới thiệu dự án để nhân dân nắm được ý nghĩa, mục đích thực hiện dự án và nắm được chỉ giới quy hoạch, thu hồi đất. Đồng thời hội đồng bồi thường cùng với chủ đầu tư và UBND xã tổ chức các hội nghị phổ biến chế độ, chính sách bồi thường GPMB cho nhân dân, giải quyết thắc mắc và các vấn đề nhân dân quan tâm. Tập hợp các ý kiến không thuộc thẩm quyền trình cấp trên xem xét.

Báo cáo đề xuất tham mưu cho UBND thành phố để có các biện pháp giải quyết, xử lý các vấn đề bức xúc, để ổn định tư tưởng cho các hộ có đất bị thu hồi.

- Do làm tốt các công tác tuyên truyền, vận động nhân dân nên cơ bản các hộ năm trong chỉ giới thu hồi đều nghiêm túc thực hiện kê khai, kiểm kê theo chỉ đạo hướng dẫn của hội đồng bồi thường.

4.4.2. Những tồn tại

-Từ thực tiễn của công tác bồi thường GPMB các dự án trên địa bàn thành phố nói chung và dự án đường Bắc Sơn kéo dài nói riêng cho thấy khi dự án được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và công khai thì hầu hết đều được đại bộ phận nhân dân trong vùng quy hoạch ủng hộ nhiệt tình, nhưng trong quá trình thực hiện vẫn gặp phải những khó khăn, vướng mắc cụ thể như:

-Việc bồi thường thiệt hại về đất ở theo quy định của UBND tỉnh còn thấp hơn nhiều so với giá thị trường nên người dân mất đất phải chịu thiệt giá bồi thường đất ở chênh lệch thấp hơn so với giá chuyển nhượng thực tế trên thị trường khá nhiều. Giá bồi thường tài sản vật kiến trúc cũng chưa phù hợp với giá nguyên vật liệu và nhân công tại cùng thời điểm.

- Những biến động về quyền sử dụng đất và bản đồ thu hồi đất chỉnh lý còn chậm gây ảnh hưởng đến công tác kiểm đếm và thu hồi đất.

- Bên cạnh đó công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân liên quan đến công tác bồi thường thiệt hại GPMB chưa kịp thời, dứt điểm dẫn đến tình trạng kéo dài gây bất bình trong nhân dân

4.4.3. Đề xuất phương án giải quyết và rút ra những bài học kinh nghiệm cho công tác bồi thường giải phóng mặt bằng cho công tác bồi thường giải phóng mặt bằng

a, Đề xuất phương án giải quyết -Về quản lý đất đai

Công tác giải phóng mặt bằng là một trong những công tác khó khăn, nhậy cảm. Chính vì vậy, công tác quản lý đất đai phải thực hiện tốt để có thể dễ dàng xác định được nguồn gốc đất phục vụ công tác bồi thường GPMB. UBND phường cùng cán bộ địa chính cần kiểm tra rà soát việc sử dụng đất không đúng mục đích của nhân dân để khi bồi thường GPMB không bị vướng mắc gây chậm tiến độ.

+ Cần thực hiện chính sách bồi thường hợp lý, phù hợp với giá trị thiệt hại thực tế của người bị thu hồi đất.

+ Cần có phương án điều chỉnh giá bồi thường sát với thực tế tiến tới hài hòa giữa quyền lợi giữa người bị thu hồi đất và người được giao đất, giữa người dân có đất bị thu hồi và Nhà nước.

- Cần có những chính sách hỗ trợ có tính thuyết phục đối với người dân giúp họ giảm bớt thiệt hại khi thu hồi đất.

- Về tái định cư.

+ Lắng nghe tâm tư nguyện vọng của người dân để từ đó đưa ra các giải pháp xử lý sát với thực tế, phù hợp với tâm tư nguyện vọng của họ.

+ Quy hoạch tái định cư phải được chuẩn bị trước một bước. Khu tái định cư cần sẵn sàng và chuẩn bị tốt để bố trí tái định cư cho dân ổn định đời sống sản xuất. + Về công tác tái định cư, theo kinh nghiệm của thành phố Thái Nguyên mỗi dự án khi GPMB trước hết phải làm tốt khâu tái định cư. Lo cho người dân chỗ ở mới khang trang hơn, sạch đẹp hơn, nhanh chóng ổn định hơn nên được hoan nghênh và không gặp trở ngại lớn. Rất nhiều người dân mong muốn được GPMB để được đổi đời, được ổn định ở chỗ ở mới.Song những điển hình tốt như vậy không nhiều. Không ít các dự án, đặc biệt là các dự án ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh đã xẩy ra hiện tượng như: Định giá tài sản không đúng, thường thì quá thiệt hại cho người dân, hoặc định giá đúng nhưng khi đền bù thì tiền lại không đủ cho người dân bị thu hồi đất mà bị rò rỉ qua một số lỗ hổng tiêu cực khác.

b, Một số bài học kinh nghiệm

Cần phải có sự lãnh đạo tập trung, thống nhất, đồng bộ, chặt chẽ của các cấp các ngành có liên quan, UBND tỉnh, UBND thành phố Thái Nguyên đã chỉ đạo các ngành chức năng tăng cường phối hợp với các UBND phường tránh tình trạng coi công tác bồi thường GPMB là việc riêng của hội đông bồi thường, ban giải phóng mặt bằng và của dự án.

Làm tốt công tác tuyên truyền, vận động làm cho người dân hiểu về tác dụng của việc bồi thường GPMB trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Cần chỉ đạo đảng viên có đất thu hồi gương mẫu thực hiện làm gương cho nhân dân noi theo và vân động nhân dân cùng thực hiện.

UBND tỉnh cần xem xét hạn mức giao đất mới để người có đất bị thu hồi được bồi thường thoả đáng, xem xét hỗ trợ các đối tượng sản xuất nông nghiệp ngoài độ tuổi lao động có nguồn sống chính là nông nghiệp khi bị nhà nước thu hồi đất sản xuất.

Làm tốt công tác quản lý đất đai, công tác quản lý sử dụng đất phải có sự kiểm tra, điều trỉnh biến động thường xuyên cho phù hợp với hiện trạng đất đai, giúp cho việc thu hồi đất và bồi thường thiệt hại được nhanh và chính xác. Bố trí đội ngũ cán bộ ở các cấp, các ngành cơ sở đủ năng lực trách nhiệm để thực thi công việc.

Tổ chức công khai quy hoạch dự án, công khai chế độ chính sách bồi thường, công khai kế hoạch di chuyển .

UBND tỉnh cần đẩy mạnh thực hiện công tác tái định cư để đảm bảo phục vụ tái định cư cho hộ bị thu hồi đất.

Nên nghiên cứu chuyển đổi nghề nghiệp cho các hộ dân bị thu hồi đất sao cho phù hợp với từng độ tuổi, từng địa phương như phát triển làng nghề các nghề thủ công mỹ nghệ.

Phần 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận

Qua thời gian nghiên cứu và đánh giá công tác BT&GPMB tại Dự án đường Bắc Sơn kéo dài đoạn qua xã Phúc Xuân tôi có một số nhận xét như sau: Hội đồng bồi thường giải phóng mặt bằng Dự án đường Bắc Sơn kéo dài đã bồi thường cho 95 hộ, trong đó 37 hộ được bồi thường đất ở, 53 hộ được bồi thường đất nông nghiệp, 5 hộ được bồi thường đất công ích và đất khác. Với tổng diện tích 48 ha, tổng số tiền bồi thường, hỗ trợ là 407,7 tỷ đồng Công tác BT&GPMB tại Dự án đường Bắc Sơn kéo dài đòi hỏi phải triển khai đúng tiến độ xong sớm nhất có thể.

GPMB của dự án đã hoàn thành đúng tiến độ với kết quả bồi thường như sau:

- Tổng diện tích đất thu hồi là: 48 ha - Bồi thường về đất: 351,5 tỉ đồng

- Bồi thường hỗ trợ tài sản, vật kiến trúc :47,9 tỉ đồng - Kinh phí hỗ trợ người dân : 8,3 tỉ đồng

Đảm bảo 100% kế hoạch bồi thường hoàn thành đúng tiến độ, bồi thường đầy đủ về tài chính cho người dân.

Về tác động đến đời sống người dân trong khu vực dự án, thông qua việc tổng hợp phiếu điều tra nhận thấy hầu hết các họ dân đều có đánh giá tích cực về dự án và các tác động của dự án đến đời sống người dân. Về vấ đề việc làm của người dân sau dự án, thành phần lao động nông nghiệp chịu ảnh hưởng lớn nhất vì bị mất đất sản xuất đồng thời cũng có sự chuyển đổi đáng kể từ lao động nông nghiệp sang các thành phần lao động khác làm thay đổi diện mạo về cơ cấu nông nghiệp của xã Phúc Xuân.

5.2. Kiến nghị

- Trong công tác xây dựng giá đất hàng năm cần bám sát với giá đất thị trường, đảm bảo lợi ích của người bị thu hồi đất.

- Đề nghị khu tái định cư được ưu tiên xây dựng trước phục vụ cho các hộ có đất ở bị thu hồi kịp thời di chuyển, ổn định đời sống.

- Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động để nhân dân hiểu rõ chính sách, chế độ bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất. Tiếp tục

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác bồi thường giải phóng mặt bằng và tác động đến đời sống người dân trong dự án đường hồ núi cốc đoạn qua xã phúc xuân, thành phố thái nguyên (Trang 64 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)