(ĐVT: đồng)
Khu vực
BT sản lượng BT tài sản kiến
trúc BT cây cối
1 5.767.890.000 25.658.320.000 380.005.000
2 4.167.887.000 11.559.771.000 366.127.000
Tổng 9.935.777.000 37.218.091.000 746.132.000
( Nguồn: Trung tâm phát triển quỹ đất)
Qua bảng trên ta thấy khoản bồi thường về tài sản kiến trúc là lớn nhất, khoản này bao gồm tiền bồi thường cho các nhà ở gắn liền với đất được cấp Giấy chứng nhận ; vật kiến trúc khác bao gồm: Các công trình phụ gắn với nhà như: nhà bếp, nhà tắm, nhà vệ sinh, giếng nước, nhà để ô tô, nhà thờ họ, tường xây làm hàng rào bảo vệ nhà...; các công trình được xây dựng trên đất được giao để sử dụng vào mục đích sản xuất, kinh doanh như nhà xưởng, kho tàng, hệ thống tưới tiêu, chuồng trại chăn nuôi...
Đối với bồi thường về sản lượng trên đất tại địa bàn xã Phúc Xuân, mức phí bồi thường chủ yếu dành cho các sản phẩm lương thực như lúa, ngô,vì đây còn là một xã nông nghiệp với diện tích đất trồng lúa khá lớn … Điều 90 - Luật Đất đai cũng xác định, khi Nhà nước thu hồi đất mà gây thiệt hại đối với cây trồng thì việc bồi thường thực hiện theo quy định: Đối với cây
hàng năm, mức bồi thường được tính bằng giá trị sản lượng của vụ thu hoạch.Giá trị sản lượng của vụ thu hoạch được tính theo năng suất của vụ cao nhất trong 3 năm trước liền kề của cây trồng chính tại địa phương và giá trung bình tại thời điểm thu hồi đất. Đối với cây lâu năm, mức bồi thường được tính bằng giá trị hiện có của vườn cây theo giá ở địa phương tại thời điểm thu hồi đất mà không bao gồm giá trị quyền sử dụng đất. Trên thực tế, trong công tác giải phóng mặt bằng đối với tài sản là cây cối, hoa màu có chủ và không có tranh chấp mà một số hộ gia đình tăng gia sản xuất trước thời điểm thực hiện kê khai giải phóng mặt bằng thì tổ công tác và Hội đồng giải phóng mặt bằng dự án đều xem xét bồi thường hỗ trợ, nhưng mức bồi thường thường không nhiều.
Tổng chi phí bồi thường tài sản gắn liền với đất là 47.900.000.000 đồng cho cả 3 loại tài sản gắn liền với đất chiếm 11,75% tổng chi phí bồi thường của dự án .
4.2.4. Chính sách hỗ trợ, tái định cư
Bảng 4.8. Hỗ trợ cho người dân có đất bị thu hồi về chuyển đổi nghề nghiệp và đào tạo việc làm, hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất đối với đất nông nghiệp
(ĐVT: đồng)
Vùng Ổn định sản
xuất Chuyển đổi nghề
Ổn định đời
sống Khác
1 175.000.000 230.000.000 1.033.004.000 226.000.000
2 70.000.000 260.000.000 487.036.000 530.000.000
Tổng 245.000.000 490.000.000 1.520.040.000 756.000.000
( Nguồn: Trung tâm phát triển quỹ đất)
Tổng số tiền hỗ trợ cho người dân có đất bị thu hồi về chuyển đổi nghề nghiệp và đào tạo việc làm, hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất đối với đất nông nghiệp là 3.011.040.000 chiếm khoảng 0,74% tổng chi phí bồi thường của dự án , bao gồm các chi phí như ổn định sản xuất, chuyển đổi nghề, ổn định đời sống
và các cho phí phát sinh khác đối với 2 khu vực là phần đường và khu dân cư hai bên đường.
Việc hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp để hỗ trợ cho việc ổn dịnh đời sống của người dân đã thể hiện sự quan tâm của nhà nước, chủ đầu tư tới những người dân bị thu hồi đất giúp ổn định đời sống sản xuất của mình. Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp khi bị thu hồi đất nông nghiệp mà không có đất để bồi thường, thìngoài việc được hỗ trợ bằng tiền, còn được hỗ trợ chuyển đổi nghề và tạo việc làm
- Hỗ trợ ổn định đời sống : Hộ gia đình cá nhân khi nhà nước thu hồi đất phải di chuyển chỗ ở được hỗ trợ chi phí di chuyển chỗ ở, mức hỗ trợ cụ thể do ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định. Hỗ trợ tiền thuê nhà ở cho hộ gia đình, cá nhân được bồi thường toàn bộ nhà ở phải xây dựng nhà ở mới, được hỗ trợ tiền thuê nhà ở trong thời gian xây nhà mới. Cụ thể số tiền này cho khu vực xã Phúc Xuân nằm trong dự án là 1.520.040.000 nghìn đồng.
- Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm: Lao động và việc làm là hai yếu tố quyết định đến thu nhập của người dân. Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án thì phương thức được thực hiện là bồi thường bằng tiền và hỗ trợ cũng vậy. Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp khi bị thu hồi đất nông nghiệp mà không có đất để bồi thường, thì ngoài việc được hỗ trợ bằng tiền, còn được hỗ trợ chuyển đổi nghề và tạo việc làm. Cụ thể số tiền này cho khu vực xã Phúc Xuân nằm trong dự án là 490.000.000 nghìn đồng.
- Hỗ trợ khác : Hộ gia đình, cá nhân đang trực tiếp sản xuất nông nghiệp có diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi nhỏ hơn 30% diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng thì được hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất theo diện tích thực tế bị thu hồi nhân với (x) đơn giá hỗ trợ của từng loại đất nhưng tổng mức hỗ trợ không quá 2.000.000 đồng/nhân khẩu. Hỗ trợ ổn định đời sống cho hộ gia đình, cá nhân phải phá dỡ nhà ở khi Nhà nước thu hồi đất di
chuyển đến nơi ở mới không thuộc xã, xã đặc biệt khó khăn. Cụ thể số tiền này cho khu vực xã Phúc Xuân nằm trong dự án là 756.000.000nghìn đồng. Qua trên ta thấy, Nhà nước luôn chú trọng tới đời sống của người dân. Khi tiến hành bồi thường GPMB, hội đồng bồi thường GPMB đã đưa ra các chính sách hỗ trợ đối với chủ sử dụng đất để người dân ổn định đời sống trong thời gian đầu. Nhìn chung công tác hỗ trợ đối với người dân có đất bị thu hồi là tương đối nhanh chóng, kịp thời để người dân ổn định đời sống trước mắt. Hội đồng bồi thường hỗ trợ TĐC đã thực hiện tốt chính sách với các hộ dân, áp dụng các quy định hiện hành, giải thích rõ cho người dân hiểu thêm về quyền lợi và trách nhiệm của người dân.
4.2.5. Tổng hợp kinh phí giải phóng mặt bằng
Bảng 4.9. Bảng tổng hợp kinh phí bồi thường giải phóng mặt bằng dự án
TT Hạng mục bồi thường Số tiền (nghìn đồng) Tỷ lệ
(%)
1 Bồi thường về đất 351.500.000.000 86,22
2 Bồi thường về tài sản , sản lượng, kiến trúc, cây cối, bồi thường khác
47.900.000.000 11,75
3 Hỗ trợ đất nông nghiệp 2.166.760.000 0,53
4 Hỗ trợ đất dự án 3.054.200.000 0,76
3 Hỗ trợ chuyển đổi nghề và tạo việc làm, hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất đối với đất nông nghiệp
390.000.000 0,098
4 Hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất. hỗ trợ giống và dịch vụ sản xuất đối với hỗ trợ di chuyễn chỗ ở
345.000.000 0,085
5
Hỗ trợ gia đình chính sách, tự lo tái định cư, hộ nghèo, chủ hộ phụ nữ, nhà <50m2, thuê nhà ở tạm
756.000.000 0,19
6 Hỗ trợ ổn định đời sống (thổ cư) 1.520.040.000 0,35
7
Thưởng di chuyển trước thời hạn đối với trường hợp di chuyển chỗ ở, bàn giao mặt bằng trước thời hạn đối với đất nông nghiệp
68.000.000 0,017
Tổng 407.700.000.000 100
( Nguồn: Trung tâm phát triển quỹ đất)
Kết quả trên cho thấy, kinh phí bồi thường cho đất là lớn nhất trong tổng kinh phí bồi thường. Do diện tích thu hồi lớn làm ảnh hưởng đến nhiều các công trình trên đất của người dân trên địa bàn.
Do đây là một dự án quan trọng nhằm đáp ứng yêu cầu cần thêm cán bộ ngành Luật cho các tỉnh thuộc khu vực miền núi phía Bắc. Nên nguồn kinh phí để thực hiện cho công tác bồi thườngvà GPMB rất được quan tâm và quản lý đúng mức, đảm bảo đủ kinh phí để thực hiện đúng tiến độ công tác bồi thường, hỗ trợ cho các hộ gia đình,cá nhân, tổ chức bị ảnh hưởng của dự án. Dự án đường Bắc Sơn kéo dài là một dự án quan trọng với mức đầu tư lên tới 1500 tỉ đồng nên khâu giải phóng mặt bằng phải yêu cầu sát sao, chặt chẽ đồng thời đảy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng để thực hiện dự án theo đúng tiến độ đề ra.
4.2.6. Đánh giá của nhà quản lý, cán bộ kỹ thuật và người dân về công tác giải phóng mặt bằng.
a,Tình hình chung
Để thực hiện tốt công tác GPMB,UBND tỉnh Thái Nguyên đã ra những văn bản, những Quyết định cụ thể chi tiết hướng dẫn trong công tác quản lý sử dụng đất, bồi thường hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất, thể hiện đúng tinh thần đổi mới của Đảng và Nhà nước, phù hợp với Luật đất đai và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan của Chính phủ.
b,Công tác BT&GPMB tại thành phố Thái Nguyên - Tỉnh Thái Nguyên. `- Công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng trên địa bàn thành phố đã được triển khai thực hiện đúng trình tự thủ tục, đảm bảo công khai dân chủ và nhận được sự ủng hộ của nhân dân.
- Công tác giải quyết các đơn kiến nghị, khiếu nại về Trung tâm phát triển quỹ đất thành phố cơ bản đã được giải quyết kịp thời, đúng trình tự, thủ tục đúng pháp luật các nội dung khiếu nại tố cáo của công dân góp phần thực hiện có hiệu quả các dự án trên địa bàn.
- Về công tác tuyên truyền: Phối hợp chặt chẽ với các tổ chức đoàn thể, Mặt trận tổ quốc thành phố, phường(xã) và tổ dân phố nơi có dự án. Thực hiện tốt công tác tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân về ý nghĩa, mục
đích, hiệu quả dự án, các chính sách, đơn giá bồi thường theo quy định hiện hành. Bên cạnh những kết quả đạt được còn những tồn tại sau:
- Vẫn còn những dự án còn chậm tiến độ .
- Việc thống kê kiểm đếm còn sai sót nhiều, phải bổ sung điều chỉnh nhiều lần.
- Chế độ chính sách không ổn định thường xuyên thay đổi, nhiều dự án thực hiện trong thời gian dài gây bức xúc cho người dân trong khu vực dự án. - Đơn giá ban hành hàng năm của UBND tỉnh không sát với giá thực tế nên khi bồi thường gặp nhiều vướng mắc.
- Công tác trích đo bản đồ địa chính, chỉnh lý bản đồ chất lượng cao phải chỉnh sửa nhiều lần dẫn đến công tác thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng chậm so với tiến độ.
- Việc bố trí tái định cư cho các hộ di chuyển còn chậm và chưa hoàn thiện xong cơ sở hạ tầng, nên gây khó khăn trong việc triển khai thực hiện, ảnh hưởng đến tiến độ giải phóng mặt bằng của dự án.
Về nhận thức của người dân: Một bộ phần người dân chưa nhận thức đúng chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về chính sách bồi thường, gây khó khăn trong việc giải phóng mặt bằng.
* Tóm lại:
Thái Nguyên đang trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa nên đặt ra rất nhiều những yêu cầu về nâng cấp cơ sở hạ tầng, đường xá,... Hiện nay Thái Nguyên đang triển khai những dự án lớn và trọng điểm, và công tác giải phóng mặt bằng của những dự án này còn gặp nhiều khó khăn nhất định. Bên cạnh đó, không thể phủ nhận đi được những thành công mà công tác giải phóng mặt bằng đã gặt hái được, đó là xây dựng được những công trình cơ sở hạ tầng trọng điểm cho cả tỉnh.
Tuy nhiên trong khi thực hiện vẫn còn rất nhiều những khó khăn và tồn tại khác nhau gây ảnh hưởng đến tiến độ của các dự án.
Để thành phố Thái Nguyên phát triển hơn nữa còn đòi hỏi công tác nâng cấp cơ sở hạ tầng ngày càng phải tăng lên, chính vì thế phải có nhiều dự án cần được tiến hành, các hộ dân sẽ phải di chuyển chỗ ở và thay đổi nghề nghiệp mà họ đang làm. Do đó cần chú trọng đến công tác đền bù hỗ trợ tái định cư hơn nữa làm cơ sở ổn định lâu dài cho nhân dân sau khi di chuyển.
4.3. Đánh giá tác động của công tác bồi thường giải phóng mặt bằng đến đời sống của những người dân trong khu vực giải phóng mặt bằng đời sống của những người dân trong khu vực giải phóng mặt bằng
Sau khi thực hiện công tác bồi thường GPMB, cuộc sống của người dân bị ảnh hưởng bởi dự án có nhiều thay đổi. Hầu hết các hộ gia đình đều có cuộc sống khá hơn, ổn định hơn. Tuy vậy vấn đề thu nhập và cuộc sống của người dân lại đáng quan tâm hơn, do chủ yếu hộ dân ở đây đều sinh sống chủ yếu bằng nghề nông. Tiền bồi thường chỉ tạm thời giải quyết được trong một thời gian. Về mặt lâu dài, người dân cảm thấy lo sợ vì phần lớn đất canh tác đã bị thu hồi, có thể bị tái nghèo trở lại… Vì vậy, ngoài việc bồi thường hỗ trợ bằng tiền, Nhà nước cần phải giúp người dân chuyển đổi nghề nghiệp để có thể tạo ra thu nhập cho người dân khi họ bị mất đất sản xuất để tạo lòng tin, sự hưởng ứng của người dân khi Nhà nước thực hiện công tác bồi thường GPMB.
4.3.1.Tình hình lao động và việc làm của các hộ dân sau khi thực hiện dự án
Tiến hành điều tra khảo sát đối với 40 hộ ngẫu nhiên trên khu vực địa bàn xã Phúc Xuân trong đó tập trung vào các hộ dân bị mất đất và chịu ảnh hưởng của dự án. Các hộ được tiến hành điều tra bao gồm: 8 hộ không bị mất đất nhưng chịu ảnh hưởng của dự án, 12 hộ mất 50-70% đất, 20 hộ mất toàn bộ đất. Tổng số người trong độ tuổi lao động của 40 hộ này là 80 người được phân bố theo các ngành nghề và có sự thay đổi sau dự án theo như bảng 4.10, 4.11 và 4.12 như sau:
Bảng 4.10. Tình hình lao động và việc làm của các hộ dân không bị mất đất nhưng chịu ảnh hưởng của dự án
TT Chỉ tiêu điều tra
Trước thu hồi
đất Sau thu hồi đất Tổng số Tỷ lệ % Tổng số Tỷ lệ % I Số hộ điều tra 8 100 8 100
II Số người trong độ tuổi lao động 16 100 16 100
1 Lao động nông nghiệp 6 37,5 5 31,25
2 Buôn bán 3 18,75 4 25
3 Làm thuê 3 18,75 3 18,75
4 Công nhân trong các nhà máy 2 12,5 2 12,5
5 Cán bộ, công nhân viên chức 1 6,25 1 6,25
6 Hưu trí, không còn khả năng lao
động 1 6,25 1 6,25
(Nguồn: Số liệu điều tra)
Số hộ dân không bị mất đất nhưng chịu ảnh hưởng của dự án là 8 hộ trên tổng số 40 hộ điều tra chiếm 20% . Trước khi có dự án,tổng số người trong độ tuổi lao động là 16 , trong đó số lao động nông nghiệp chiếm nhiều nhất là 6 người tương ứng với 37,5%, tiếp theo là số lao động buôn bán, làm thuê với cùng tỉ lệ là 18,75%. Các thành phần còn lại chiếm không đáng kể. Sau dự án số lao động nông nghiệp từ 6 giảm xuống 5, người này chuyển sang buôn bán, còn lại các thành phần khác không có gì thay đổi.
Bảng 4.11. Tình hình lao động và việc làm của các hộ dân mất 50 - 70% đất
STT Chỉ tiêu điều tra
Trước thu hồi
đất Sau thu hồi đất Tổng số Tỷ lệ % Tổng số Tỷ lệ % I Số hộ điều tra 12 100 12 100
II Số người trong độ tuổi lao động 18 100 18 100
1 Lao động nông nghiệp 5 27,78 2 11,11
2 Buôn bán 3 16,67 3 16,67
3 Làm thuê 5 27,78 8 44,44
4 Công nhân trong các nhà máy 2 11,11 2 11,11
5 Cán bộ, công nhân viên chức 1 5,56 1 5,56
6 Hưu trí, không còn khả năng lao
động 2 11,11 2 11,11
(Nguồn: Số liệu điều tra)
Tổng số các hộ dân mất 50 - 70% đất điều tra được trong 40 hộ tiến hành điều tra là 12 chiếm 30%. Trước dự án,số người trong độ tuổi lao động của các hộ dân này là 18 người , trong đó nhiều nhất là lao động nông nghiệp với làm thuê bằng nhau là 5 người ứng với tỉ lệ phần trăm là 27,78%. Tiếp