.Đánh giá chung về tình trạng cuộc sống hiện tại so với trước khi có dự án

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác bồi thường giải phóng mặt bằng và tác động đến đời sống người dân trong dự án đường hồ núi cốc đoạn qua xã phúc xuân, thành phố thái nguyên (Trang 64 - 67)

Số lao động Tỉ lệ % Số lao động Tỉ lệ % I Số hộ điều tra 40 100 40 100

II Số người trong độ tuổi lao động 80 100 80 100

2 Lao động nông nghiệp 33 41,25 20 25

3 Buôn bán 13 16,25 16 20

4 Làm thuê 16 20 21 26,25

5 Công nhân trong các nhà máy 8 10 13 16,25

6 Công nhân viên chức, cán bộ 4 5 4 5

7 Hưu trí, không còn khả năng lao động

6 7,5 6 7,5

(Nguồn: Số liệu điều tra)

Nhìn chung, cả trước và sau dự án thì số lao động nông nghiệp vẫn chiếm nhiều nhất lần lượt là 41,25% và 25% tuy nhiên so với trước khi triển khai dự án thì sau dự án thì số lao động này đã giảm xuống đáng kể, cụ thể là gần 1 nửa số lao động nông nghiệp đã giảm và phân bổ sang các ngành nghề khác như buôn bán, công nhân trong các nhà máy hay làm thuê. Số công nhân viên chức, cán bộ và hưu trí không chịu nhiều về sự ảnh hưởng trực tiếp tới nghề nghiệp của dự án nên không có sự thay đổi.

4.3.2.Đánh giá chung về tình trạng cuộc sống hiện tại so với trước khi có dự án dự án

Bảng 4.14. Đánh giá chung về tình trạng cuộc sống hiện tại so với trước khi có dự án

STT Mức thu nhập Số lượng (hộ) Tỷ lệ

(%)

1 Có thu nhập tốt hơn trước 4 10

2 Có thu nhập như cũ 18 45

3 Có thu nhập kém đi 18 45

Tổng 40 100

(Nguồn: Số liệu điều tra)

Qua bảng 4.14 ta thấy được số hộ đánh giá về mức thu nhập kém đi khá cao, những hộ này chủ yếu là nông hộ và thu nhập chủ yếu từ nông nghiệp, chiếm 45% số phiếu.

Bằng với số phiếu đánh giá thu nhập kém đi là 18 phiếu, số hộ có thu nhập như cũ là số hộ có nghề nghiệp ít lien quan đến nông nghiệp hoặc có thể là nông hộ đã tìm được việc làm khắc tốt hơn.

Số hộ có mức thu nhập tốt hơn khá ít với 4 phiếu chiếm tỉ lệ 10%.

Đối với khu vực thực hiện dự án phần đất bị thu hồi, phần lớn người dân đã có cuộc sống khá hơn trước. Tuy nhiên, có một số ít bộ phận người dân gặp khó khăn khi mất đất sản xuất nông nghiệp, hoặc sự ảnh hưởng của thị trường, giá cả của các loại hàng hoá tăng ảnh hưởng đến cuộc sống của họ, không có kinh nghiệm trong công việc mới. Đây cũng là một vấn đề quan trọng cần được giải quyết.

Vấn đề thu nhập và cuộc sống của người dân rất đáng quan tâm, do chủ yếu hộ dân ở đây đều sinh sống chủ yếu bằng nghề nông. Tiền bồi thường chỉ tạm thời giải quyết được trong một thời gian. Về mặt lâu dài, người dân cảm thấy lo sợ vì phần lớn đất canh tác đã bị thu hồi, có thể bị tái nghèo trở lại…

Vì vậy, ngoài việc bồi thường hỗ trợ bằng tiền, Nhà nước cần phải giúp người dân chuyển đổi nghề nghiệp để cho người dân có thể tạo ra thu nhập

khi họ bị mất đất sản xuất để tạo lòng tin, sự hưởng ứng của người dân khi Nhà nước thực hiện công tác bồi thường GPMB.

4.3.3.Tác động đến việc phát triển các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội

Bảng 4.15. Đánh giá về tình hình tiếp cận cơ sở hạ tầng, phúc lợi xã hội của các hộ dân sau khi bị thu hồi đất

STT Chỉ tiêu Kết quả

Tổng số (hộ) Tỷ lệ (%)

1 Số hộ đánh giá tốt hơn 18 45

2 Số hộ đánh giá không thay đổi 9 22,5

3 Số hộ đánh giá kém đi 13 32,5

Tổng số hộ đánh giá 40 100

(Nguồn: Số liệu điều tra)

Đa số các hộ đều đánh giá tốt việc thực hiện dự án và ảnh hưởng của nó tới cuộc sống hiện tại chiếm 45%, những hộ này cảm thấy được đền bù thỏa đáng và được nhà nước hỗ trợ tốt.

Số hộ đánh giá không thay đổi là những hộ chỉ bị thu hồi đất 1 phần và không có ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống hàng ngày, chiếm 9 phiếu với 22,5%.

Số hộ đánh giá kém đi cảm thấy không được đền bù thỏa đáng, những hộ dân mất hết đất và chưa tìm được chỗ ở chiếm 13 phiếu với 20%.

Trên thực tế công tác xây dựng nhà tái định cư còn đang gặp nhiều vướng mắc và tốc độ triển khai chưa cao nên người dân mất đất phải đi thuê nhà để ở khá nhiều.

4.3.4.Tác động đến sự phát triển và điều kiện trong gia đình

Bảng 4.16. Đánh giá về tác động của dự án đến sự phát triển và điều kiện trong gia đình của các hộ dân sau khi bị thu hồi đất

STT Chỉ tiêu Kết quả

Tổng số (hộ) Tỷ lệ (%)

1 Số hộ đánh giá tốt hơn 23 57,5

2 Số hộ đánh giá không thay đổi 11 27,5

3 Số hộ đánh giá kém đi 6 15

Tổng số hộ đánh giá 40 100

(Nguồn: Số liệu điều tra)

Qua bảng 4.16 ta thấy được số hộ đánh giá tốt hơn chiếm đa số, tiếp theo là không thay đổi và kém đi với tỉ lệ phần trăm lần lượt là 57,5%, 27,5% và 15%. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi mối quan hện trong gia đình có thể là do thay đổi chỗ ở, thay đổi mức chi phí sinh hoạt, thay đổi về thu nhập,…

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác bồi thường giải phóng mặt bằng và tác động đến đời sống người dân trong dự án đường hồ núi cốc đoạn qua xã phúc xuân, thành phố thái nguyên (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)