Chính sách hỗ trợ, tái định cư

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác bồi thường giải phóng mặt bằng và tác động đến đời sống người dân trong dự án đường hồ núi cốc đoạn qua xã phúc xuân, thành phố thái nguyên (Trang 55 - 57)

Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.2. Đánh giá kết quả công tác bồi thường giải phóng mặt bằng của Dự án đường Hồ

4.2.4. Chính sách hỗ trợ, tái định cư

Bảng 4.8. Hỗ trợ cho người dân có đất bị thu hồi về chuyển đổi nghề nghiệp và đào tạo việc làm, hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất đối với đất nông nghiệp

(ĐVT: đồng)

Vùng Ổn định sản

xuất Chuyển đổi nghề

Ổn định đời

sống Khác

1 175.000.000 230.000.000 1.033.004.000 226.000.000

2 70.000.000 260.000.000 487.036.000 530.000.000

Tổng 245.000.000 490.000.000 1.520.040.000 756.000.000

( Nguồn: Trung tâm phát triển quỹ đất)

Tổng số tiền hỗ trợ cho người dân có đất bị thu hồi về chuyển đổi nghề nghiệp và đào tạo việc làm, hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất đối với đất nông nghiệp là 3.011.040.000 chiếm khoảng 0,74% tổng chi phí bồi thường của dự án , bao gồm các chi phí như ổn định sản xuất, chuyển đổi nghề, ổn định đời sống

và các cho phí phát sinh khác đối với 2 khu vực là phần đường và khu dân cư hai bên đường.

Việc hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp để hỗ trợ cho việc ổn dịnh đời sống của người dân đã thể hiện sự quan tâm của nhà nước, chủ đầu tư tới những người dân bị thu hồi đất giúp ổn định đời sống sản xuất của mình. Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp khi bị thu hồi đất nông nghiệp mà không có đất để bồi thường, thìngoài việc được hỗ trợ bằng tiền, còn được hỗ trợ chuyển đổi nghề và tạo việc làm

- Hỗ trợ ổn định đời sống : Hộ gia đình cá nhân khi nhà nước thu hồi đất phải di chuyển chỗ ở được hỗ trợ chi phí di chuyển chỗ ở, mức hỗ trợ cụ thể do ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định. Hỗ trợ tiền thuê nhà ở cho hộ gia đình, cá nhân được bồi thường toàn bộ nhà ở phải xây dựng nhà ở mới, được hỗ trợ tiền thuê nhà ở trong thời gian xây nhà mới. Cụ thể số tiền này cho khu vực xã Phúc Xuân nằm trong dự án là 1.520.040.000 nghìn đồng.

- Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm: Lao động và việc làm là hai yếu tố quyết định đến thu nhập của người dân. Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án thì phương thức được thực hiện là bồi thường bằng tiền và hỗ trợ cũng vậy. Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp khi bị thu hồi đất nông nghiệp mà không có đất để bồi thường, thì ngoài việc được hỗ trợ bằng tiền, còn được hỗ trợ chuyển đổi nghề và tạo việc làm. Cụ thể số tiền này cho khu vực xã Phúc Xuân nằm trong dự án là 490.000.000 nghìn đồng.

- Hỗ trợ khác : Hộ gia đình, cá nhân đang trực tiếp sản xuất nông nghiệp có diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi nhỏ hơn 30% diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng thì được hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất theo diện tích thực tế bị thu hồi nhân với (x) đơn giá hỗ trợ của từng loại đất nhưng tổng mức hỗ trợ không quá 2.000.000 đồng/nhân khẩu. Hỗ trợ ổn định đời sống cho hộ gia đình, cá nhân phải phá dỡ nhà ở khi Nhà nước thu hồi đất di

chuyển đến nơi ở mới không thuộc xã, xã đặc biệt khó khăn. Cụ thể số tiền này cho khu vực xã Phúc Xuân nằm trong dự án là 756.000.000nghìn đồng. Qua trên ta thấy, Nhà nước luôn chú trọng tới đời sống của người dân. Khi tiến hành bồi thường GPMB, hội đồng bồi thường GPMB đã đưa ra các chính sách hỗ trợ đối với chủ sử dụng đất để người dân ổn định đời sống trong thời gian đầu. Nhìn chung công tác hỗ trợ đối với người dân có đất bị thu hồi là tương đối nhanh chóng, kịp thời để người dân ổn định đời sống trước mắt. Hội đồng bồi thường hỗ trợ TĐC đã thực hiện tốt chính sách với các hộ dân, áp dụng các quy định hiện hành, giải thích rõ cho người dân hiểu thêm về quyền lợi và trách nhiệm của người dân.

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác bồi thường giải phóng mặt bằng và tác động đến đời sống người dân trong dự án đường hồ núi cốc đoạn qua xã phúc xuân, thành phố thái nguyên (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)