Khái quát về dự án đường Hồ Núi Cốc

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác bồi thường giải phóng mặt bằng và tác động đến đời sống người dân trong dự án đường hồ núi cốc đoạn qua xã phúc xuân, thành phố thái nguyên (Trang 44 - 48)

Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Khái quát dự án, khu vực dự án và yêu cầu đối với giải phóng mặt bằng, thu hồ

4.1.1. Khái quát về dự án đường Hồ Núi Cốc

- Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội khu vực dự án:

Phúc Xuân là một xã thuộc thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên, Việt Nam. Xã có diện tích 18,92 km², dân số năm 1999 là 4364 người,mật độ dân số đạt 231 người/km². Đây là xã ở phía tây bắc của thành phố Thái Nguyên. Xã nằm ven tỉnh lộ 253 từ trung tâm thành phố đến thị trấn Đại Từ. Xã tiếp giáp với Hồ Núi Cốc ở phía tây nam và cách không xa khu du lịch trên hồ. Xã Phúc Xuân giáp với xã Cù Vân và An Khánh của huyện Đại Từ ở phía bắc.

Xã Phúc Hà, Quyết Thắng thuộc thành phố Thái Nguyên về phía đông. Xã Phúc Trìu giáp với ranh giới phía đông và nam của xã. Phía tây Phúc Xuân là xã Tân Thái thuộc huyện Đại Từ và đối diện với Phúc Xuân qua Hồ Núi Cốc là xã Phúc Tân thuộc huyện Phổ Yên. Ngoài ra, một số hòn đảo trên Hồ Núi Cốc cũng thuộc địa giới hành chính của xã.

- Mô tả dự án

Dự án đường Hồ Núi Cốc là một trong những dự án trọng điểm, có ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên. Dự án được UBND tỉnh Thái Nguyên quyết định phê duyệt đầu tư với tổng chiều dài 9,5km nối từ ĐT 261 đến Đền Gàn.

Mục tiêu của Dự án này hoàn thành sẽ là cầu nối giao thông huyết mạch giữa thành phố Thái Nguyên với khu du lịch Quốc gia Hồ núi Cốc - một trong những khu du lịch trọng điểm của tỉnh Thái Nguyên và mở ra cho thành phố có thêm một diện mạo mới với những khu dân cư cũng như các khu trung

tâm thương mại sầm uất đầy triển vọng. Điểm đầu giao với đường Lương Ngọc Quyến, điểm cuối xóm Cao Trãng, xã Phúc Xuân, thành phố Thái Nguyên.

Dự án được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh; sự vào cuộc của các sở, ngành chức năng của tỉnh đã và đang hết sức nỗ lực tìm phương án tối ưu để đẩy nhanh tiến độ dự án nhất là trong công tác đền bù giải phóng mặt bằng, bố trí tái định cư khẩn trương tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các nhà thầu triển khai và sớm hoàn thành dự án.

Điều này được thể hiện rất rõ tại những văn bản của các cơ quan, ban ngành tỉnh Thái Nguyên. Cụ thể: Tại thông báo của Thường trực Tỉnh ủy Thái Nguyên - Thông báo số 616-TB/TU ngày 11/11/2016 về việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện đầu tư xây dựng đường vào dự án khu du lịch Hồ Núi Cốc. Thường trực Tỉnh ủy đã họp, thống nhất chỉ đạo: “Giao UBND tỉnh chỉ đạo Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Kho bạc Nhà nước Thái Nguyên và các đơn vị liên quan khẩn trương hoàn thiện thủ tục đề nghị Bộ Tài chính cho vay vốn nhàn rỗi của Kho bạc Nhà nước với số tiền 500 tỷ đồng để có nguồn phục vụ công tác bồi thường giải phóng mặt bằng để thi công tuyến đường trên...

Xã Phúc Xuân nằm trong vùng quy hoạch của dự án vì vậy chịu tác động trực tiếp của dự án, việc này mang lại nhiều sự thay đổi về mục đích sử dụng đất đai cũng như thay đổi toàn bộ diện mạo khu dân cư khu vực dự án. Bảng 4.1 dưới đây nêu rõ hiện trạng sử dụng đất đai của xã Phúc Xuân trước khi triển khai dự án.

Bảng 4.1. Hiện trạng sử dụng đất của khu vực dự án trước khi triển khai dự án năm 2015 và sau dự án năm 2017

(ĐVT: ha) STT Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2017 Diện tích (ha) cấu (%) Diện tích (ha) cấu (%) TỔNG DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN 1.835,88 100,00 1.835,88 100,00 1 Đất nông nghiệp NNP 1.368,22 74,53 943,15 51,37 Trong đó: 1.1 Đất trồng lúa LUA 250,77 13,66 214,25 11,67 1.1. 1

Trong đó: Đất chuyên trồng lúa

nước LUC 133,31 7,26 128,28 6,99

1.2 Đất trồng cây hàng năm còn lại HNC 51,83 2,82 11,95 0,65 1.3 Đất trồng cây lâu năm CLN 276,13 15,04 128,63 7,01 1.4 Đất rừng sản xuất RSX 3,09 0,17 16,43 0,89 1.5 Đất rừng phòng hộ RPH 760,67 41,43 547,85 29,84 1.6 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 25,73 1,40 24,04 1,31

2 Đất phi nông nghiệp PNN 422,75 23,03 876,53 47,74

Trong đó:

2.1 Đất trụ sở cơ quan, CT sự

nghiệp CTS 1,85 0,10 1,85 0,10

2.2 Đất quốc phòng CQP 148,60 8,09

2.3 Đất an ninh CAN 0,20 0,01

2.4 Đất khu công nghiệp SKK 73,00 3,98 2.5 Đất cơ sở sản xuất, kinh doanh SKC 11,83 0,64 38,76 2,11 2.6 Đất cho hoạt động khoáng sản SKS

STT Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2017 Diện tích (ha) cấu (%) Diện tích (ha) cấu (%) 2.7 Đất sản xuất vật liệu XD, gốm sứ SKX 0,07 0,00 0,07 0,00

2.8 Đất bãi thải, xử lý chất thải DRA 0,74 0,04 2.9 Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN 0,36 0,02 0,36 0,02 2.10 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 2,70 0,15 2,70 0,15 2.11 Đất có mặt nước chuyên dung SMN 237,44 12,93 230,41 12,55 2.12 Đất sông suối SON 6,91 0,38 5,33 0,29 2.13 Đất phát triển hạ tầng DHT 106,56 5,80 143,03 7,79

Trong đó:

Đất cơ sở văn hóa DVH 1,40 0,08 1,40 0,08 Đất cơ sở y tế DYT 0,37 0,02 2,47 0,13 Đất cơ sở giáo dục - đào tạo DGD 4,70 0,26 11,43 0,62 Đất cơ sở thể dục - thể thao DTT 5,01 0,27 17,31 0,94 2.14 Đất ở tại nông thôn ONT 52,21 2,84 74,29 4,05 2.15 Đất phi nông nghiệp khác PNK 2,82 0,15 157,19 8,56

3 Đất chưa sử dụng CSD 47,34 2.58 47,34 2,58

Đất chưa sử dụng còn lại 44,91 2,45 16,20 0,88

Đất chưa sử dụng đưa vào sử

dụng 2,43 31,14

4 Đất khu dân cư nông thôn DNT 1.835,88 100,00 1.835,88 100,00

(Nguồn :Bảng tổng hợp số liệu xã Phúc Xuân....)

Qua bảng số liệu trên ta thấy rằng tổng diện tích đất tự nhiên của xã năm 2015 là 1835,88 ha. Trong đó:

nhiên. Có thể thấy nhóm đất nông nghiệp là nhóm đất chiếm tỷ lệ cao nhất trong 3 loại đất, trong đó đất được sử dụng chủ yếu là đất trồng lúa và đất trồng cây lâu năm.

- Nhóm đất phi nông nghiệp: 379,39 ha, chiếm 20,67% diện tích đất tự nhiên. Có thể thấy nhóm đất nông nghiệp là nhóm đất chiếm tỷ lệ diện tích lớn thứ 2. Tuy nhiên qua các năm diện tích đất phi nông nghiệp ngày càng tăng lên do nhu cầu phát triển hạ tầng cơ sở trên địa bàn xã.

- Nhóm đất chưa sử dụng: 47,34 ha, chiếm 2,58% diện tích đất tự nhiên. Có thể thấy diện tích đất để tróng của xã không còn nhiều, các loại đất đã có mục đích sử dụng cụ thể do địa phương đã có những quy hoạch cụ thể cho việc sử dụng đất.

Cho đến năm 2017 thì tổng diện tích đất tự nhiên của xã đã có thay về cơ cấu như sau :

- Nhóm đất nông nghiệp: 943,15ha, chiếm 51,37 % diện tích đất tự nhiên, đã giảm đáng kể so với năm 2015. Tuy nhiên, có thể thấy nhóm đất nông nghiệp vẫn là nhóm đất chiếm tỷ lệ cao nhất trong 3 loại đất, trong đó đất được sử dụng chủ yếu là đất trồng lúa và đất trồng cây lâu năm.

- Nhóm đất phi nông nghiệp: 876,53 ha, chiếm 47,74% diện tích đất tự nhiên, tăng khá nhiều do quy hoạch dự án và chuyển đổi mục đích sử dụng đất, do nhu cầu phát triển hạ tầng cơ sở trên địa bàn xã.

- Nhóm đất chưa sử dụng: 47,34 ha, chiếm 2,58% diện tích đất tự nhiên. Có thể thấy diện tích đất để tróng của xã không còn nhiều, các loại đất đã có mục đích sử dụng cụ thể do địa phương đã có những quy hoạch cụ thể cho việc sử dụng đất.

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác bồi thường giải phóng mặt bằng và tác động đến đời sống người dân trong dự án đường hồ núi cốc đoạn qua xã phúc xuân, thành phố thái nguyên (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)