Chính sách về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác bồi thường giải phóng mặt bằng và tác động đến đời sống người dân trong dự án đường hồ núi cốc đoạn qua xã phúc xuân, thành phố thái nguyên (Trang 28 - 35)

Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

b, Sự phát triển kinh tế xã hội

2.3. Cơ sở thực tiễn

2.3.3. Chính sách về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên

đất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

a, Công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, GPMB - Về công tác lãnh đạo, chỉ đạo

Được sự quan tâm lãnh đạo của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh và sự phối hợp của sở, ban, ngành chuyên môn, UBND các huyện, thành phố, thị xã trong công tác tổ chức GPMB thực hiện các dự án. UBND tỉnh đã tập trung chỉ đạo kiên quyết công tác bồi thường, GPMB; bám sát chủ đề chỉ đạo năm. Sự chỉ đạo, phối hợp giữa các ngành, cấp uỷ, HĐND, UBND các huyện, thành phố thị xã đã có nhiều giải pháp thích hợp, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc tồn đọng, có nhiều đề xuất giải pháp phù hợp đáp ứng yêu cầu của các nhà đầu tư: hướng dẫn, thực hiện các chế độ, chính sách, quy định của pháp luật về đất đai, quy hoạch; động viên các đoàn thể chính trị xã hội ở địa phương tích cực tham gia, tạo được sự đồng thuận của cả hệ thống chính trị và tầng lớp nhân dân góp phần thúc đẩy tiến độ thực hiện GPMB các công trình, dự án. Tỉnh ủy ban hành Chỉ thị số 22 – CT/TU; UBND tỉnh ban hành Chỉ thị số 13/CT-UBND; UBND các huyện, thành phố, thị xã cùng ban hành các văn bản tập trung chỉ đạo.

Thường trực Ban chỉ đạo GPMB tỉnh phối hợp với các sở, ban, ngành tổ chức lớp bồi dưỡng cho cán bộ làm công tác GPMB trên toàn tỉnh với nội dung các văn bản chế độ chính sách và các quy định liên quan đến bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, GPMB đồng thời giải đáp các vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện.

- Công tác chỉ đạo kiểm tra, giám sát giải quyết vướng mắc

Lãnh đạo UBND tỉnh và Thường trực Ban chỉ đạo công tác GPMB cùng các ngành của tỉnh tiến hành nhiều cuộc làm việc trực tiếp với các địa phương, doanh nghiệp tại cơ sở có vướng mắc, chỉ đạo xử lý dứt điểm các tồn tại, tháo gỡ khó khăn đẩy nhanh tiến độ bồi thường, GPMB cho các dự án; giải quyết kịp thời những kiến nghị, đề nghị của các chủ dự án như: xây dựng Quốc lộ 3 mới Hà Nội - Thái Nguyên; nâng cấp cải tạo Quốc lộ 3 cũ; xây dựng nhà máy điện tử Sam sung –khu công nghiệp Yên Bình; khai thác và chế biến khoáng sản Núi Pháo; Đường Việt Bắc, mở rộng sản xuất giai đoạn II công ty Gang thép Thái Nguyên; Bến tàu du lịch Hồ Núi Cốc; xây dựng trường đại học Việt Bắc; nhà hát Ca Múa Nhạc dân gian Việt Bắc; đường Bắc Sơn Minh Cầu kéo dài; Đại học Thái Nguyên; khu dân cư số 5 phường Phan Đình Phùng….

Để đẩy nhanh tiến độ, giải quyết các tồn tại, vướng mắc, 3 năm 2011- 2013 Thường trực Ban chỉ đạo đã ban hành 250 văn bản chỉ đạo, 80 Thông báo, tổ chức tham gia trên 170 cuộc họp kiểm điểm tiến độ, giải quyết các vướng mắc (trong đó 120 cuộc do Thường trực BCĐ chủ trì), chủ động phối hợp với các sở, ban, ngành làm việc trực tiếp với các địa phương, tới từng dự án hướng dẫn chỉ đạo các chủ dự án tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc phát sinh trong công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư; phối hợp tổ chức các cuộc đối thoại trực tiếp với các hộ dân trong vùng dự án nhằm giải đáp các thắc mắc, kiến nghị của người dân, giảm đơn thư khiếu nại về việc bồi thường giải phóng mặt bằng ngay từ cơ sở như dự án: Khai thác và Chế biến khoáng sản Núi Pháo; Xây dựng nhà máy điện tử Sam Sung; Bến tầu du lịch Hồ Núi Cốc; Nâng cấp cải tạo đường Quốc lộ 3 cũ (khu vực thị xã Sông Công); Quốc lộ 3 mới; Khai thác mỏ quặng sắt tầng sâu núi quặng thị trấn Trại Cau Đồng Hỷ…

Công tác tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, phát huy hiệu quả. MTTQ và các

Đoàn thể cùng tham gia phối hợp, nắm bắt tình hình, tâm tư nguyện vọng của nhân dân từ đó có hình thức vận động phù hợp, đổi mới phương pháp (tuyên truyền trên các phương tiện thông tin, tham gia các buổi đối thoại, đến từng hộ…).

Nhiều địa phương chủ động ban hành Chỉ thị về công tác lãnh đạo chỉ đạo thực hiện GPMB, có cách làm sáng tạo đã phân công cán bộ lãnh đạo chủ chốt trực tiếp chỉ đạo công tác GPMB ở những nơi khó khăn nhất để xử lý dứt điểm các vướng mắc. Trực tiếp đối thoại với nhân dân, giải quyết vướng mắc ngay tại cơ sở. Các địa phương đã và đang kiện toàn tổ chức thực hiện công tác bồi thường để nâng cao năng lực công tác chuyên môn. Tuy nhiên, công tác GPMB vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc cần phải chỉ đạo kiên quyết hơn nữa để đáp ứng tiến độ.

b, Về công tác tổ chức bộ máy cán bộ làm công tác giải phóng mặt bằng

Tổ chức bộ máy làm công tác GPMB đã được xây dựng chuyên môn hoá: ở cấp tỉnh có Ban chỉ đạo công tác bồi thường GPMB, Trung tâm phát triển quỹ nhà đất và Đầu tư XDHT kỹ thuật; Trung tâm phát triển quỹ đất thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường; ở cấp huyện có Ban bồi thường GPMB hoặc Trung tâm phát triển quỹ đất (có 8/9 huyện, thành, thị đã thành lập tổ chức làm công tác BT GPMB, trong đó có 3 Trung tâm phát triển quỹ đất và 5 Ban Bồi thường GPMB cấp huyện; Riêng huyện Võ Nhai chưa có Ban bồi thường GPMB đang xây dựng đề án thành lập Trung tâm phát triển quỹ đất theo Thông tư liên tịch số 01/2010/TTLT-BTNMT-BNV-BTC ngày 08/01/2010 của Bộ Tài nguyên và Môi trường - Bộ Nội vụ - Bộ Tài chính).

Chế độ đối với cán bộ chuyên trách làm công tác GPMB chưa phù hợp nên thường xuyên có sự thay đổi. Mặt khác tuổi đời, kinh nghiêm và trình độ của một số cán bộ còn hạn chế trong việc thực hiện nhiệm vụ, tạo nên không ít khó khăn trong quá trình giải quyết công việc.

Tỷ lệ cán bộ có trình độ chuyên môn quản lý đất đai, xây dựng còn thấp, độ tuổi lại trẻ, chưa có kinh nghiệm thực tế, nhận thức về chuyên môn còn hạn chế nên khi triển khai thực hiện GPMB còn sai sót.

Cán bộ làm công tác GPMB chủ yếu thuộc diện hợp đồng, tư tưởng chưa yên tâm công tác; một số cán bộ có trình độ, kinh nghiệm làm việc tốt được điều, hoặc xin chuyển đi các đơn vị khác.

Trong thời gian qua công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, GPMB đã đạt được kết quả nhất định, đáp ứng yêu cầu đầu tư của tỉnh đồng thời đã làm thay đổi diện mạo, phát triển cơ sở hạ tầng của đô thị, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương: một số công trình, dự án đã thực hiện cơ bản xong công tác giải phóng mặt bằng đủ điều kiện đã khởi công như:

- Dự án Khu công nghiệp Yên Bình: Đây là một trong những dự án đầu tư vốn nước ngoài (FDI) lớn nhất vào tỉnh trong thời gian qua và cũng là dự án có tiến độ GPMB nhanh nhất trong toàn tỉnh. Việc giao mặt bằng đúng tiến độ cho dự án của Công ty Điện tử SamSung sẽ tạo điều kiện thu hút các dự án đầu tư nước ngoài vào tỉnh tăng lên nhanh chóng trong thời gian tiếp theo, tạo điều kiện phát triển kinh tế cũng như việc làm của người lao động.

- Tập trung giải quyết dứt điểm Dự án nhà hát Ca Múa Nhạc dân gian Việt Bắc đủ điều kiện để khởi công xây dựng. Hiện đang tiến hành thi công công trình. - Bàn giao mặt bằng thi công xây dựng, hoàn thành theo tiến độ như Dự án xây dựng Quốc lộ 3 mới Hà Nội - Thái Nguyên, thông xe kỹ thuật tại địa bàn tỉnh Thái Nguyên vào dịp 30/6/2013, đã thông xe toàn tuyến vào ngày 18/1/2014. Dự kiến kết thúc dự án vào 30/6/2014.

- Các dự án đã bàn giao mặt bằng thi công như: Dự án nâng cấp cải tạo Quốc lộ 3 cũ (giai đoạn 2) đang tiến thành thi công, dự kiến hoàn thành trước ngày 30/4/2014.

- Đối với các dự án khác đang được triển khai công tác thu hồi đất, bồi thường GPMB và thi công cơ bản theo tiến độ.

- Đối với người dân sau khi bị thu hồi đất được giao đất tái định cư, khi di chuyển đến khu tái định cư có hạ tầng bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ với giá tái định cư không cao hơn giá bồi thường đất ở.

Ngoài các dự án phải thực hiện công tác thu hồi đất, bồi thường GPMB còn một số các dự án như: xây dựng đường giao thông, xây dựng nông thôn mới…do làm tốt công tác tuyên truyền, vận động và nhận được sự đồng thuận cao của nhân dân, tự nguyện hiến đất bàn giao mặt bằng với số lượng và giá trị lớn.

Giao đất, thu hồi đất, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là biện pháp quan trọng để Nhà nước chủ động trong việc phân bổ lại tài nguyên Quốc gia. Chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư là khâu then chốt để giao đất, thu hồi đất, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được thực hiện trên thực tế, làm cho đất đai sử dụng ngày càng có hiệu qủa, đây là việc làm lâu dài và liên tục của quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước.

Khi tiến hành thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư luôn tồn tại 3 mối quan hệ: Nhà nước, người bị thu hồi đất, nhà đầu tư. Tuy cùng lúc, cùng địa điểm nhưng quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm và lợi ích lại khác nhau; chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư phải phù hợp với mối quan hệ phức tạp này, đó là chính sách liên quan đến lợi ích các bên.

Thu hồi đất mang tính chất cưỡng chế hành chính (không đồng ý vẫn thu hồi) nhưng chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư phải có nhiều tính toán chi li về kinh tế đó là: Bồi thường đất đai, tài sản, vật kiến trúc, hỗ trợ cho người bị thu hồi đất, công bằng xã hội, dân chủ từ cơ sở, văn minh xã hội, kỷ cương phép nước, đảm bảo ổn định tình hình kinh tế – chính trị của đất nước nói chung và của địa phương nói riêng. Đây là hoạt động không chỉ nặng về quản lý Nhà nước mà còn phụ thuộc vào nền kinh tế thị trường, nhất là thị trường bất động sản hoạt động theo luật định.

Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư là vấn đề kinh tế xã hội tổng hợp liên quan đến nhiều mặt kinh tế xã hội, phụ thuộc vào nhiều văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước như: Luật dân sự, Luật Lao động, Luật Đất đai, Luật Ngân sách, Luật Khiếu nại, Tố cáo, Luật Xây dựng... và các Nghị định, Thông tư hướng dẫn thực hiện. Yêu cầu đặt ra để thực hiện công tác này là hết sức to lớn và nặng nề như: tổ chức bộ máy, điều kiện làm việc, bố trí con người làm công tác này còn hạn chế chưa ngang tầm với công việc khó khăn và phức tạp như trên.

c, Những thuận lợi, khó khăn

Được sự quan tâm chỉ đạo điều hành của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh, sự phối hợp chặt chẽ của các sở, ban, ngành và các địa phương trong tỉnh, công tác GPMB đã có nhưng thuận lợi và khó khăn như sau:

- Thuận lợi

Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh luôn xác định công tác bồi thường GPMB là nhiệm vụ trọng tâm của các cấp, các ngành; khâu then chốt thu hút đầu tư, nên đã tập trung sát sao chỉ đạo thực hiện.

+ Tổ chức bộ máy làm công tác bồi thường đã được xây dựng chuyên môn hoá (Ban chỉ đạo công tác bồi thường, hỗ trợ và TĐC, GPMB tỉnh; huyện, thành phố, thị xã: Trung tâm phát triển quỹ đất; Ban bồi thường GPMB)

+ Chính sách bồi thường đã được ban hành cơ bản thông thoáng, theo chiều hướng có lợi cho người bị thu hồi đất và sát thực tế hơn.

Được sự ủng hộ của đa số nhân dân về chủ trương thực hiện dự án với những thuận lợi, hiệu quả mà dự án mang lại. Nhiều hộ dân đã tự nguyện hiến đất để GPMB xây dựng các dự án công trình hạ tầng cơ sở, phục vụ phát triển kinh tế xã hội trong điều kiện nguồn kinh phí đầu tư còn khó khăn.

Công tác thông tin tuyên truyền về chủ trương chính sách giải phóng mặt bằng đến với người dân kịp thời, được nhân dân tin tưởng, phối hợp, tạo điều kiện cho công tác GPMB.

- Khó khăn

Trước tình hình khó khăn chung của thế giới và trong nước; Thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu, tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô bảo đảm an sinh xã hội có ảnh hưởng đến việc đầu tư các dự án.

+ Cơ chế chính sách về bồi thường, hỗ trợ thường xuyên luôn có sự thay đổi, có chỗ còn chưa phù hợp gây khó khăn cho công tác bồi thường GPMB.

+ Một số dự án chuyển tiếp trước đây việc bố trí kinh phí bồi thường GPMB không kịp thời, chưa bố trí kế hoạch tái định cư, khi chính sách thay đổi phải trình duyệt lại; kéo dài tiến độ thực hiện dự án; gây bức xúc nhiều cho người dân trong vùng quy hoạch dự án.

+ Công tác bồi thường khó khăn nhạy cảm nhưng còn một bộ phận cán bộ của một số đơn vị chưa quan tâm đúng mức. Bên cạnh đa số các hộ dân ủng hộ chính sách bồi thường vẫn còn một số hộ chây ì, lợi dụng kẽ hở chính sách gây khó khăn cho công tác bồi thường GPMB.

+ Cán bộ làm công tác GPMB thường xuyên có sự thay đổi, trình độ của một số cán bộ còn hạn chế trong thực hiện nhiệm vụ bồi thường GPMB tạo nên khó khăn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác bồi thường giải phóng mặt bằng và tác động đến đời sống người dân trong dự án đường hồ núi cốc đoạn qua xã phúc xuân, thành phố thái nguyên (Trang 28 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)